Rwanda tuyên bố kết thúc đợt bùng phát virus Marburg
Ngày 20/12, Bộ trưởng Y tế Rwanda, ông Sabin Nsanzimana, tuyên bố kết thúc đợt bùng phát bệnh do virus Marburg tại quốc gia Đông Phi từ ngày 27/9 vừa qua.
Bệnh nhân nhiễm virus Marburg được điều trị tại bệnh viện. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, phát biểu với báo giới ở thủ đô Kigali, ông Nsanzimana cho biết dịch bệnh chính thức kết thúc sau 42 ngày liên tiếp không có ca bệnh mới, sau khi bệnh nhân cuối cùng được xác nhận xuất viện, đáp ứng các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Rwanda ghi nhận ca bệnh cuối cùng vào ngày 30/10 và ca tử vong cuối cùng liên quan đến Marburg vào ngày 14/10.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nsanzimana cho biết Rwanda đã xác định thành công nguồn gốc của loại virus này và đang tiếp tục tăng cường hệ thống giám sát.
Theo Bộ Y tế Rwanda, đợt bùng phát bắt đầu vào giữa tháng 9 năm nay, làm 66 người mắc bệnh, trong đó có 15 người tử vong. Trong số các bệnh nhân hồi phục có 2 trường hợp được rút nội khí quản sau khi chăm sóc đặc biệt, đánh dấu một thành tựu đáng kể trong công tác quản lý lâm sàng.
Mặc dù dịch bệnh đã kết thúc, Bộ trưởng Nsanzimana nhấn mạnh rằng các biện pháp phòng ngừa vẫn sẽ được duy trì. Rwanda có kế hoạch sử dụng công nghệ GPS để theo dõi loài dơi, vật chủ chính của virus Marburg, nhằm giám sát chuyển động và môi trường sống của chúng.
Trước đó, ngay từ khi dịch bùng phát, Rwanda đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó.
Theo Bộ Y tế Rwanda, một sở chỉ huy trực 24/7 đã được thành lập để giám sát công tác ngăn chặn dịch bệnh, bao gồm giám sát, xét nghiệm, quản lý ca bệnh, tiêm chủng…
Virus Marburg, một tác nhân gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao với tỷ lệ tử vong lên tới 88%, gây ra bệnh sốt xuất huyết. Các triệu chứng, bao gồm sốt cao và đau đầu dữ dội, thường xuất hiện trong vòng một tuần sau khi tiếp xúc. Theo WHO, loại virus này thuộc cùng họ với virus Ebola.
Mỹ ban hành cảnh báo đi lại tới Rwanda do dịch Marburg
Ngày 7/10, Mỹ cảnh báo công dân nước này nên xem xét lại kế hoạch đến Rwanda, do đợt bùng phát virus Marburg nguy hiểm tại quốc gia châu Phi này.
Bệnh nhân nhiễm virus Marburg được điều trị tại bệnh viện. Ảnh tư liệu (minh họa): AFP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết cảnh báo đi lại đến Rwanda đã được nâng lên cấp 3, đồng nghĩa rằng công dân Mỹ "nên xem xét lại việc đến Rwanda". Mức 4 là cảnh báo cao nhất, kêu gọi công dân hoàn toàn không nên đi đến một quốc gia nào đó.
Kể từ khi dịch Marburg bùng phát vào cuối tháng trước, Bộ Y tế Rwanda đã xác nhận 41 trường hợp mắc bệnh. Quốc gia Đông Phi này đã ghi nhận 12 trường hợp tử vong liên quan đến căn bệnh này, chủ yếu là nhân viên y tế. Để ngăn dịch lây lan, ngày 6/10, Rwanda đã áp dụng các biện kiểm soát pháp đi lại gồm kiểm tra thân nhiệt, lập bảng câu hỏi dành cho hành khách và trạm khử trùng tay tại các điểm khởi hành, đồng thời kêu gọi hành khách tự theo dõi các triệu chứng như sốt. Rwanda cũng đã khởi động chiến dịch thử nghiệm vaccine với ưu tiên cho những người lao động tuyến đầu.
Marburg là loại virus gây xuất huyết nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong lên tới 88%. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), loại virus này cùng họ với virus Ebola. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt cao, đau đầu dữ dội và khó chịu, thường phát triển trong vòng 7 ngày sau khi nhiễm trùng.
Báo động diễn biến bệnh đậu mùa khỉ tại châu Phi Dịch bệnh do virus Marburg gây chết người ở Rwanda đang có dấu hiệu lắng xuống sau khi những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm cả nhân viên y tế, được tiêm vaccine. Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ khám chữa bệnh tại trung tâm y tế ở tỉnh Nam Kivu, CHDC Congo ngày 31/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN Tuy nhiên, các trường...