Rút tiền ATM nội mạng chính thức bị thu phí
Kể từ ngày 1/3/2013, các ngân hàng chính thức thu phí giao dịch ATM nội mạng với mức phí tối đa là 1.000 đồng/giao dịch. Ngoài ra, các ngân hàng còn được thu phí chuyển khoản với mức tối đa 15.000 đồng/giao dịch.
Ngày 28/12, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 35 quy định về phí thẻ ghi nợ nội địa (ATM).
Theo thông tư của Ngân hàng Nhà nước, phí rút tiền nội mạng áp dụng cho năm 2013 tối đa là 1.000 đồng/giao dịch. 1/1/2014, mức phí này sẽ tăng lên 2.000 đồng/giao dịch và từ 1/1/2015 sẽ là 3.000 đồng/giao dịch, bằng với mức phí rút tiền ngoại mạng hiện nay.
Ngoài ra, thông tư còn cho phép các ngân hàng được thu phí chuyển khoản với mức tối đa 15.000 đồng/giao dịch, phí in sao kê, phí thường niên và một số mức phí khác do tổ chức phát hành thẻ quy định.
Cũng trong ngày hôm qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông thông tư quy định về trang bị, quản lý, vận hành các máy giao dịch ATM.
Video đang HOT
Với thông tư này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 2 triệu đồng nhằm tránh việc các ngân hàng đặt hạn mức cho một lần rút tiền quá thấp, khiến khách hàng bị tính phí rút tiền nhiều lần.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn quy định về yêu cầu, thủ tục và trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trang bị ATM và các đơn vị có liên quan đến việc trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của các ATM. Thông tư này còn quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng ATM, về biên lai giao dịch ATM và nhật ký giao dịch ATM.
Trên thực tế, theo phản ánh của nhiều bạn đọc gửi tới báo Dân trí, không chỉ vào thời điểm cận tết và trong tết, mà thời gian qua, mà thời gian qua, nhiều máy ATM của nhiều ngân hàng liên tục trục trặc, báo lỗi, gây phiền hà cho người sử dụng thẻ. Nhiều máy báo lỗi kỹ thuật nhưng trên thực chất là máy hết tiền.
Theo Dantri
"Mặt trái" từ thu phí ATM nội mạng
Việc thu phí rút tiền ATM nội mạng sẽ giúp các ngân hàng có thêm nguồn thu nhập không nhỏ, nhưng bên cạnh đó, những mặt trái không mong muốn cũng có thể phát sinh. Dưới đây là ý kiến của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:
Ngân hàng Nhà nước vừa có dự thảo thông tư quy định về phí rút tiền mặt qua ATM cho giao dịch nội mạng sẽ áp dụng từ tháng 3/2013, với hy vọng giúp các ngân hàng thuơng mại có thêm nguồn thu nhập không nhỏ để đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ ATM của mình.
Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi thực hiện việc này, vì thực tiễn ngày càng cho thấy dịch vụ ATM mang lại lợi ích cho tất cả các bên có liên quan, từ người cung cấp, đến người thụ huởng và Nhà nước. Còn về nguyên tắc trong kinh tế thị truờng, những người huởng lợi đều phải trả tiền cho mọi dịch vụ thương mại trong sự hài hoà lợi ích chung, giảm thiểu tác động mặt trái có thể phát sinh.
Đối với ngân hàng, với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ ATM, thì họ được hưởng lợi từ những khoản thu trực tiếp phí duy trì dịch vụ và từ lợi nhuận danh nghĩa do chênh lệch lãi suất không thời hạn với có thời hạn cho tổng các khoản tiền lưu ký tối thiểu phải gửi 50.000đ/thẻ và các khoản tiền thường xuyên kết dư trên ATM...
Theo một ước tính nhanh, với con số do NHNN và Hiệp hội thẻ Việt Nam công bố, thì với khoảng 37,7 triệu tài khoản ATM cá nhân, trong đó trên 90% là thẻ thanh toán nội địa và tổng số tiền kết dư gần 70.000 tỷ đồng (thời điểm cuối tháng 6/2012) chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn 2%/năm so với mức có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên tối thiểu 9%/năm, đã mang lại cho các ngân hàng phát hành ATM tới trên 4.900 tỷ đồng/năm; tức bình quân mỗi trong số 13.920 cây ATM hiện có thu về trên 350 triệu đồng/năm.
Chuyên gia kinh tế, T.S Nguyễn Minh Phong
Ngoài ra, các ngân hàng đang được thu tới 3.300 đồng /lượt rút tiền và thu 1.650 đồng /lượt kiểm tra thông tin và in sao kê các khoản phí từ tổng số 130 triệu giao dịch thanh toán liên mạng, với tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 200.000 tỷ đồng mà các chủ thẻ ATM trên đã thực hiện hàng năm. Trong khi đó, chi phí đầu tư toàn diện cho một cây ATM chỉ vào khoảng trên dưới 500 triệu tới 1 tỷ đồng. Tức thời hạn khấu hao của đầu tư một máy ATM hiện chỉ từ 2-3 năm thì quả là đáng ao ước đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong bối cảnh "người khôn, của khó" trên phạm vi toàn quốc và toàn cầu hiện nay.
Việc thu phí nội mạng về lý thuyết có thể tạo nguồn thu mới, nhưng cũng có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng vì làm giảm thiểu các giao dịch trên ATM và hao kiệt nhanh chóng lượng tiền kết dư trên các tài khoản ATM, do nguời dùng ATM rút toàn bộ tiền mặt khỏi tài khoản để mang về nhà cất giữ, nhằm giảm số lần và giảm phí giao dịch rút tiền qua ATM...
Đối với người sử dụng thẻ ATM, dù được hưởng một phần tiện ích của ATM với tư cách là "chiếc ví điện tử", khá tiện lợi và an toàn, thì cũng cần thấy rằng, đa số họ, nhất là người lao động làm công ăn lương, đều có thu nhập trung bình và thấp, rất tằn tiện trong chi tiêu; hơn nữa, việc họ và các chủ lao động trả lương cho họ sử dụng thẻ hiện nay chủ yếu là theo áp đặt quản lý Nhà nước về tiền mặt để phục vụ lợi ích chung trong đời sống kinh tế-xã hội.
Ngoài ra, người sử dụng thẻ ATM còn đang bị cảnh ngân hàng cung cấp dịch vụ ATM đơn phương khống chế số lần và hạn mức rút tiền/giao dịch, cũng như chất lượng dịch vụ ATM còn nhiều điều đáng phàn nàn. Việc thu tiền nội mạng có thể khiến họ thiệt hại hơn do các ngân hàng tiếp tục hạ hạn mức rút tiền/giao dịch xuống để buộc chủ ATM phải thực hiện nhiều lần giao dịch hơn và do đó sẽ phải mất nhiều tiền phí giao dịch nội mạng hơn.
Đối với quản lý Nhà nước, việc phổ biến dùng ATM là trực tiếp góp phần giảm tải thanh toán qua tiền mặt trong xã hội, do đó giảm bớt các chi phí và hệ quả tiêu cực của tình trạng này, có lợi chung cho quản lý Nhà nước và văn minh toàn xã hội. Nếu thu phí giao dịch nội mạng ATM kéo theo hệ quả giảm sử dụng giao dịch ATM và tăng lượng tiền mặt kết đọng trong dân như phân tích ở trên, thì chắc chắn làm giảm và mất đi hiệu quả mục tiêu quan trọng nhất này.
Số tiền phí 1.000-3.000 đồng/lần rút tiền giao dịch nội mạng ATM có thể không lớn đối với nhiều người có nhu cầu thực sự dùng ATM và thu nhập cao, nhưng NHNN cần cân nhắc thời điểm, mức thu, các điều kiện, cũng như trách nhiệm xã hội của các bên có liên quan để bảo đảm sự hài hoà lợi ích quản lý Nhà nước, phát triển phương thức thanh toán chi tiêu không dùng tiền mặt trong thời gian tới.
Theo 24h
1 đơn vị được cấp phép mua bán vàng miếng Ngày 28.12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã cấp phép cho 17 tổ chức tín dụng (TCTD) và 14 doanh nghiệp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với mạng lưới 2.456 điểm giao dịch mua, bán vàng miếng ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trước đó, NHNN cũng có quy định kể từ ngày 10.1.2013, các...