Rút ống thông tiểu “bị bỏ quên” 4 năm trong niệu quản cụ bà 80 tuổi
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận sáng 27/9 cho biết, sau ca phẫu thuật cấp cứu và điều trị tích cực, sức khỏe nữ bệnh nhân Tr.T.Đ (SN 1943, trú ở xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đã hồi phục ổn định và đang được tiếp tục chăm sóc y tế.
Trước đó vào ngày 20/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận tiếp nhận ca cấp cứu nữ bệnh nhân nêu trên trong tình trạng đau ở vùng hông lưng, kèm triệu chứng sốt âm ỉ nhiều ngày tại nhà. Tại thời điểm nhập viện cấp cứu, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, nhịp thở nhanh, thở dốc, tri giác giảm dần.
Từ kết quả chỉ định chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp chụp CT scanner, các y – bác sĩ phát hiện ống thông tiểu (sonde JJ) nằm trong niệu quản trái, hai đầu sonde JJ có sỏi bám, sỏi khúc nối bể thận phải, ứ nước độ 1 ở hai bên thận.
Phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân. Ảnh: BVĐKNT.
Các y – bác sĩ Khoa Ngoại tiết niệu khẩn trương can thiệp hồi sức chống sốc, vừa phẫu thuật nội soi bàng quan để rút sonde JJ ở niệu quản trái, đặt sonde JJ vào niệu quản phải để giải áp tắc nghẽn cho bệnh nhân có sỏi thận.
Video đang HOT
Người thân của bệnh nhân cho biết, năm 2019, bà Tr.T.Đ có nội soi tán sỏi và đặt sonde JJ ở niệu quản trái, nhưng 4 năm qua bệnh nhân không tái khám để rút ống thông tiểu này ra.
Sonde JJ được lấy ra từ niệu quản trái của bệnh nhân sau 4 năm bị bỏ quên. Ảnh: BVĐKNT
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, sonde JJ là ống thông được đặt trong niệu quản bệnh nhân sau khi can thiệp những bệnh lý về đường tiết niệu. Sonde JJ được lưu lại bên trong niệu quản bệnh nhân khoảng 1 tháng, riêng những trường hợp điều trị hẹp niệu quản có thể để 1 năm đối với sonde JJ có chất liệu silicon.
Khi sonde JJ bị bỏ quên trong niệu quản sẽ khiến cho sỏi bám đầy vào thành ống, khiến cho việc rút sonde JJ rất khó khăn, có khi phải mổ hở bằng nhiều đường mổ phức tạp mới lấy ra. Do đó sau khi được đặt sonde JJ, bệnh nhân phải theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế, tái khám đúng thời gian quy định, tránh bỏ quên sonde JJ trong đường niệu.
Nhiều người nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người", Bộ Y tế ra khuyến cáo
Tại Việt Nam, bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore xuất hiện rải rác. Các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong
Vừa qua, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin về bệnh nhi 15 tuổi nhiễm bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore, ở huyện Quảng Xương (Thanh Hoá), tử vong ngày 19-9 dù được tích cực điều trị.
Ngày 22-9, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cộng đồng phòng chống bệnh Whitmore. Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore (tên gọi khác là Melioidosis ) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra.
Tổn thương do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore. Ảnh: Internet
Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên năm 1925, sau đó xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ...) có nguy cơ cao mắc bệnh.
Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp dự phòng chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín...
Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Tình hình Covid-19 tại TP.HCM ngày 6.5: 1 ca tử vong do Covid-19 nặng Số ca mắc Covid-19 được xác định tại TP.HCM trong ngày 5.5 tăng gấp 2 - 3 lần so với các ngày trước đó. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 16 giờ ngày 4.5 đến 16 giờ ngày 5.5, TP.HCM ghi nhận 301 ca mắc mới Covid-19, trong đó có 87 ca nhập viện. Trong...