Rút ống thở để chuẩn bị hậu sự, bé 10 tuổi bất ngờ hồi sinh
Huyệt đã đào, hòm đã mua, chỉ còn Ban hộ niệm gồm các nhà sư và Phật tử tụng niệm cầu nguyện những điều an lành, chờ phút rút ống thở. Đúng lúc ống thở vừa được rút ra, bé Hạnh bất ngờ mở cặp mắt ngơ ngác nhìn.
Bé Mỹ Hạnh đã hồi phục 80% sức khỏe.
Năm 10 tuổi, bé bất ngờ ngất xỉu. Sau 21 ngày hôn mê trong bệnh viện, bác sĩ thở dài: “Người ta nói “còn nước còn tát” nhưng cháu còn chút nước nào nữa mà tát. Chỉ có trời phật mới cứu được. Nên đưa về chuẩn bị hậu sự”.
Ba tuần sụt 27kg
Lương y Phan Văn Sang (SN 1954, ngụ quận Bình Thạnh, thành viên Hội Đông y TP. HCM), người chứng kiến toàn bộ hành trình “tái sinh” của cô bé đã dẫn chúng tôi đến nhà để tìm hiểu câu chuyện.
Đón khách với nụ cười tươi tắn, bé Nguyễn Ngọc Mỹ Hạnh (SN 2000, TP.HCM) nói: “Cháu ngồi trên đệm tiếp chuyện nha cô”. Anh Bùi Ngọc Châu (SN 1968) nhìn con gái, cười âu yếm: “Nhìn bề ngoài cháu đã bình thường, thần kinh ổn định, nhưng thực chất sức khỏe chỉ mới phục hồi khoảng 80%, việc đi lại còn gặp khó khăn do chân yếu, một bên tay khớp còn cứng”. Tuy nhiên để được như vậy, với anh Châu, đã là một “phép màu của trời Phật ban tặng”.
Vợ chồng anh Châu có ba người con đều khỏe mạnh bình thường. Trước khi bị bệnh, Hạnh là cô bé học lớp 3 lanh lợi, khỏe mạnh, nặng gần 40kg, nhưng chỉ 3 tuần sau khi nhập viện chỉ còn 13kg. Khoảng 23h ngày 8/9/20010, cả nhà đang quây quần xem vô tuyến thì bé Hạnh bỗng lăn ra ngất xỉu. Mọi người cuống cuồng hô hấp, chuờm nước, Hạnh vẫn không hồi tỉnh, liền chở lên Bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu. Bệnh viện chẩn đoán cháu bị viêm não nhật Bản, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm với trẻ em. Bệnh có tỷ lệ tử vong vô cùng cao, ai may mắn thoát chết thì khó có khả năng hồi phục, đa phần là tàn phế. Lời giải thích của bác sĩ khiến cha mẹ bé ngã quỵ.
Tình hình sức khỏe bé chuyển biến ngày càng xấu, được chuyển gấp lên Bệnh viện Nhi Đồng tiếp tục theo dõi chữa trị. Bé hôn mê sâu, rồi rơi vào trạng thái bất động. Sau 21 ngày sống thực vật, cơ thể bé chỉ còn da bọc xương. Bác sĩ lắc đầu, thông báo bệnh cháu quá nặng, không thể cứu chữa. Vị trưởng khoa bất lực: “Người ta bảo còn nước còn tát, nhưng cháu còn chút nước nào nữa mà tát. Chỉ có trời Phật may ra mới cứu được. Gia đình nên đưa cháu về lo hậu sự”.
“Phép màu” giữa đời thường
Huyệt đã đào, hương án, hòm đã chuẩn bị xong, chỉ chờ rút ống thở ô xy ra để cháu sang thế giới khác. “Vẫn hi vọng tỉ lệ một phần triệu con sẽ sống lại. Song nhìn con thoi thóp thở trong đau đớn, tim tôi đau thắt như có hàng vạn mũi kim châm, lại muốn chạy tới rút ngay ống thở để giải thoát cho con. Vậy mà nhiều lần giơ tay lên, tôi lại không thể nào làm được”, người cha nhớ lại. Hàng xóm chứng kiến cảnh người cha đau đớn, tự hành hạ mình bằng cách đập đầu vào tường kêu khóc đến ngất xỉu. Mọi người chỉ biết câm lặng. Không ai dám khuyên cha mẹ cháu phải mạnh mẽ lên để “giải thoát” con mình. Đúng lúc ấy lương y Sang xuất hiện.
Video đang HOT
Ông Sang nhớ lại: “Đi làm về, nghe tin cháu Hạnh bị bệnh viện trả về, tôi tất tả chạy sang thăm. Lật bàn tay cháu lên kiểm tra thì thấy lằn chỉ đang chạy gần hết hết lóng giữa (khí quan) sắp lên đến lóng cuối (mệnh quan). Theo Đông y, một khi lằn chỉ chạy hết mệnh quan thì bệnh nhân sẽ chết. Cháu đang chết dần từng phút”. Thấy lương y lắc đầu, người cha nghẹn ngào kể chuyện bác sĩ cũng bất lực nói “chỉ có trời Phật mới cứu được” nên không ai còn hi vọng gì nữa. Ông Sang bừng tỉnh, buột miệng hỏi “ sao không mời Ban hộ niệm ở chùa về niệm Phật cầu an?”.
Dù không phải là Phật tử, cũng chưa từng tin vào những phép màu, nhưng anh Châu vẫn đồng ý ngay. Các tăng sư Phật tử lập tức dựng bàn thờ trợ niệm. Bài tụng “Kinh Sám hối” và niệm “Phật hồi hướng” vang lên. Nhiều giờ trôi qua, đưa trẻ vẫn bất động. Hết hi vọng. Chỉ còn một điều an ủi, đứa trẻ được “ra đi” trong không khí huyền ảo Phật pháp.
Nén đau thương, người mẹ tiến lại bên giường, rút ống thở. Tiếng tụng kinh vẫn trầm bổng. Ống thở buông lơi. Mọi người một phút nhắm mắt, lệ lăn dài. Đứa bé khẽ cựa quậy, hé đôi mắt yếu ớt. Mọi người hiểu rằng đây là khoảnh khắc tỉnh táo cuối cùng của cuộc đời mỗi người, rồi sẽ trút hơi thở cuối cùng. Cha mẹ đứa bé ôm chặt đứa con khóc òa, sự đau đớn càng bóp thắt trái tim những người chứng kiến.
Nhưng có điều gì đó bất thường với bé gái “hấp hối” này. Đôi mắt bé không nhắm nữa, mà đã mở ra ngơ ngác nhìn quanh. Bé đã “hồi sinh” thật sự. Thông tin truyền đi khắp xóm. Trong khi tiếng tụng kinh vẫn trầm ấm vang lên, lương y Sang lao tới châm cứu khai thông kinh mạch qua các đại huyệt bách hội, ấn đường, tứ thần thông, thông lý, hợp cốc…. Hàng trăm Phật tử, tăng sư khắp nơi tình nguyện đến thay nhau trợ niệm liên tục suốt mấy ngày đêm. Bà con lối xóm bất kể theo đạo Phật hay không đều thành tâm chắp tay cầu nguyện. Một tuần sau Mỹ Hạnh đã tỉnh táo hơn, cử động được tay chân, đã biết mỉm cười đáp lại lời thăm hỏi của mọi người.
Hạnh phúc giản đơn
Ngày 4/11/2010, anh Châu quay lại bệnh viện, xin hồ sơ bệnh án. Gặp anh, các bác sĩ nắm chặt tay… chia buồn. Biết cháu tỉnh, các bác sĩ lắc lắc đầu kinh ngạc tưởng mình nghe nhầm, phải hỏi đi hỏi lại mấy lần. Chẳng ai có thể lý giải được nguyên nhân của “phép màu”.
Hơn một tháng điều trị ở nơi mới, Mỹ Hạnh hồi phục, được chuyển về nhà điều trị, kết hợp giữa y học cổ truyền và Tây y. Hàng ngày, lương y Sang đều đặn sang châm cứu khai thông huyệt đạo mạch, gia đình giúp cháu vận động phục hồi những chức năng đã bị tê liệt do di chứng bệnh viêm não Nhật Bản để lại.
Người cha chia sẻ, cứu được mạng sống của con, nhưng như bác sĩ đã nói, di chứng để lại của bệnh này là vô cùng nặng nề, phần lớn chịu tàn phế suốt đời. Thực tế anh tìm hiểu, những người mắc bệnh này, nếu sống sót, đều trở nên ngây dại, nằm liệt một chỗ. Vậy nhưng may mắn vẫn tiếp tục đến với bé Hạnh. Sau 4 năm điều trị theo phác đồ bệnh viện kết hợp đông y, vật lý trị liệu, cháu đã phục hồi được 80% sức khỏe. Bác sĩ cho biết, theo dõi tình hình tiến triển, dự đoán không lâu nữa sức khỏe bé sẽ phục hồi hoàn toàn. “Điều này không chỉ gia đình tôi, hàng xóm, mà các bác sĩ chuyên khoa cũng vô cùng kinh ngạc, không thể lý giải được. Hay niềm tin gửi qua những lời niệm Phật thành tâm đã thấu trời xanh, nên cháu mới gặp may mắn?”, người cha nói.
Từ khi con gái thoát chết, tâm tính người cha cũng thay đổi, hướng thiện. Anh Châu chia sẻ, trước đây mình sống bất cần, tai tiếng khu Sở Thùng với hỗn danh Châu “điên” bảo kê, đâm thuê chém mướn, gây vô vàn tai tiếng. Nhưng ngày con gái ở giữa ranh giới sự sống và cái chết, những ngày hàng trăm người anh không quen biết, hoặc anh đã từng gây hại cho họ, nhưng vẫn tình nguyện cầu nguyện giúp con gái gặp may mắn “hồi sinh”, anh đã thay đổi, cũng như hồi sinh thành người khác.
Ngày con gái được chuyển về nhà điều trị chờ hồi phục, anh vào chùa quy y tam bảo, ăn chay, ngày đêm niệm Phật. Cuộc sống hoàn lương không ngờ lại vui vẻ, tự tại an nhiên lạ thường. Hàng ngày anh đi làm xe rác, chiều về chăm con và gia đình, tối tối cả nhà quây quần vui vẻ mà không phải lo rình rập đâm chém hay bị kẻ khác trả thù. Hạnh phúc không phải kiếm tìm đâu xa, người đàn ông qua nhiều biến cố cuộc đời mới cảm được tình yêu thương của vợ và các con. Bé Mỹ Hạnh bỗng dụi đầu vào lòng cha nũng nịu: “Ba thương con nhất, con cũng thương ba Châu nhất nhà”. Khoảng khắc ấy, ánh mắt người cha long lanh, sáng ngời hạnh phúc.
Theo Pháp Luật
Tỉ lệ tiêm chủng giảm, lo bùng phát dịch bệnh
Ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, cho biết đến cuối tháng 7-2014, Hà Nội có trên 20 ca viêm não Nhật Bản B, trong đó một bé tử vong.
Phụ huynh đưa con đi tiêm chủng dịch vụ tại phòng tiêm chủng của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư - Ảnh: Việt Dũng
Theo ông Cảm, hầu hết trẻ mắc bệnh được theo dõi đều chưa tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ ba mũi văcxin viêm não Nhật Bản.
Không chỉ có viêm não Nhật Bản, năm 2013 có nhiều loại văcxin bị giảm tỉ lệ trẻ tiêm ngừa và có nguy cơ xảy ra dịch bệnh thời gian tới.
Có dịch cũng không chịu đi tiêm
"Sáu tháng đầu năm 2014, tỉ lệ tiêm ngừa mũi văcxin viêm gan B sơ sinh giảm chỉ còn 20% trên phạm vi toàn quốc, thậm chí một số địa phương tỉ lệ này giảm còn dưới 10%, có nơi tỉ lệ tiêm mũi văcxin viêm gan B sơ sinh chỉ đạt... 3%!"
GS.TS NGUYỄN TRẦN HIỂN
Cách đây ba tuần, em N.M.T., con ông Nguyễn Trọng Hùng ở Hà Đông, Hà Nội, được chuyển đến Bệnh viện Nhi T.Ư cấp cứu từ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và được chẩn đoán mắc viêm não Nhật Bản. Em T. 14 tuổi, vốn khỏe mạnh và học giỏi, chỉ một ngày sau khi sốt cao và đau đầu dữ dội, bệnh chuyển nặng và khi đến điều trị tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi T.Ư, em đã ở trong tình trạng hôn mê.
Theo ông Hùng, con ông chưa được tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản. "Điều chúng tôi đau xót nhất là con đang khỏe mạnh đột ngột thành ra bất tỉnh như thế này chỉ sau một ngày" - ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Nhật Cảm cho hay chỉ tiêu tiêm ngừa mũi văcxin viêm não Nhật Bản B ở Hà Nội là 95%, nhưng có những năm tỉ lệ này chỉ đạt 84%. Thậm chí cách đây hai năm, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội rà đi soát lại, tổ chức tiêm tới mấy lần nhưng cũng chỉ đạt 85% trẻ trong độ tuổi đi tiêm văcxin viêm não Nhật Bản.
Còn theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển - trưởng ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, sau các tai biến sau tiêm năm 2013, đặc biệt là tai biến liên quan đến văcxin Quinvaxem và văcxin ngừa viêm gan B làm cả người dân và cán bộ y tế đều "ngại", hậu quả là tỉ lệ tiêm một số văcxin trong năm 2013 giảm đáng kể so với năm 2012.
Cụ thể, văcxin ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib (văcxin Quinvaxem) giảm từ 96% xuống 56%, văcxin sởi mũi 2 giảm từ 98% năm 2010 xuống 86%, văcxin ngừa viêm gan B mũi sơ sinh giảm từ 75,6% xuống còn 56%. Sáu tháng đầu năm 2014, tỉ lệ tiêm ngừa mũi văcxin viêm gan B sơ sinh giảm chỉ còn 20% trên phạm vi toàn quốc, thậm chí một số địa phương tỉ lệ này giảm còn dưới 10%, có nơi tỉ lệ tiêm mũi văcxin viêm gan B sơ sinh chỉ đạt... 3%!
Có nguy cơ bùng dịch?
Theo ông Nguyễn Trần Hiển, các địa phương báo cáo có số ca mắc viêm não Nhật Bản cao trong sáu tháng đầu năm là Hà Nội, Sơn La, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, Bạc Liêu... Phần lớn các ca mắc bệnh viêm não Nhật Bản đều chưa tiêm văcxin trước đó. Đây cũng là điều thường gặp trong vụ dịch sởi vừa qua.
Ông Nguyễn Nhật Cảm nhận định giai đoạn 2009-2013, với tỉ lệ tiêm chủng sởi của Hà Nội, mỗi năm Hà Nội còn khoảng 11.000 trẻ chưa có miễn dịch với bệnh sởi, nếu gặp nguồn lây là 100% trẻ sẽ mắc bệnh. Trong khi đó, với tỉ lệ hiện nay mỗi năm Hà Nội cũng còn khoảng 7.000 trẻ chưa được ngừa viêm não Nhật Bản B.
Với văcxin viêm gan B liều sơ sinh, ông Nguyễn Trần Hiển cho rằng nếu không triển khai tiêm văcxin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh thì hằng năm ước tính ở VN có thêm khoảng 54.600 trẻ nhiễm virút viêm gan B mãn tính, sẽ là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng. Đó là chưa nói đến nguy cơ khoảng 20-30% số trẻ này (tương đương 11.000-16.000 trẻ) tiến triển thành xơ gan và ung thư gan sau này, chi phí điều trị rất tốn kém, trong khi đó giá thành chi cho một liều văcxin chỉ 8.300 đồng.
Thời gian qua, truyền thông luôn nóng với câu chuyện khan hiếm và thiếu văcxin. Những dòng người xếp hàng từ 5g sáng chờ tiêm văcxin 5 trong 1, 6 trong 1 và thủy đậu dịch vụ cho trẻ giữa tháng 7 vừa qua, trong khi văcxin đã hết sạch. Tháng 4-2014, khi mùa dịch sởi đang là cao điểm nóng bỏng thì thị trường cũng hết sạch văcxin 3 trong 1 sởi - quai bị - rubella dịch vụ. Người dân khốn khổ, nhà cung cấp văcxin cũng khốn khổ, còn ngành y tế thì bị chỉ trích vì không đáp ứng đủ văcxin dịch vụ theo yêu cầu.
Vì sao văcxin tiêm chủng mở rộng luôn phục vụ miễn phí mà người ta không tiêm, sẵn sàng dành cả ngày chờ đợi và bỏ tiền cho trẻ tiêm văcxin dịch vụ? Điều đó cho thấy người dân có nhu cầu phòng bệnh, nhưng họ vẫn đang rất lo chất lượng của dịch vụ tiêm chủng và lo ngại tai biến sau tiêm. Theo bác sĩ Trần Tuấn - giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, việc Bộ Y tế không tổ chức điều tra khách quan, độc lập về các vụ lùm xùm tai tiếng liên quan đến văcxin đã dẫn đến không giải tỏa được nỗi ám ảnh về văcxin, người dân chỉ đổ xô đưa trẻ đi tiêm khi dịch đã bùng phát.
Ngành y tế luôn khuyến cáo việc phòng bệnh bằng văcxin và thực tế đúng là như thế. "Để đảm bảo miễn dịch chủ động, chúng tôi khuyến cáo việc tiêm văcxin phải được thực hiện trước khi mùa dịch xảy ra, chứ không phải có dịch mới đi tiêm văcxin, vì phải cần thời gian một tháng sau khi tiêm đủ mũi văcxin cơ thể mới có đủ miễn dịch để có thể bảo đảm về phòng bệnh" - ông Hiển nói. Tuy nhiên, vấn đề còn là giải tỏa nỗi ám ảnh văcxin của người dân, chỉ có chất lượng tiêm chủng mới có thể trả lời được.
Theo Tuổi Trẻ
Cẩn trọng với biểu hiện của trẻ trong "mùa" viêm não Nhật Bản Ngày 4.7, trao đổi với phóng viên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết thời điểm hiện nay đang là "mùa" của bệnh viêm não Nhật Bản. Khi có dấu hiệu nghi ngờ đưa trẻ đi khám bệnh ngay Mặc dù bệnh này xảy không nhiều như các bệnh truyền nhiễm tay chân miệng,...