Rút ngắn tuổi thọ khi ăn thực phẩm nấm mốc lâu ngày vì “tiếc của”
Vi khuẩn phát triển cùng nấm mốc khiến ăn thực phẩm bị mốc dễ dẫn đến nhiễm trùng. Vì thế hãy chú ý phân biệt thực phẩm ăn thật kĩ trước khi ăn.
Thực phẩm ăn được
Xúc xích salami khô và đùi lợn muối
Salami khô (xúc xích dạng khối được làm từ thịt động vật lên men và sấy khô) và đùi lợn muối thường có nấm mốc Penicillium, Aspergillus bên ngoài. Những loại này không gây hại cho sức khỏe mà ngược lại bảo vệ thực phẩm. Theo bác sĩ Wynn Huynh Tran, nhà sáng lập tổ chức y khoa phi lợi nhuận VietMD, nhìn chung, các loại nấm mốc mọc bên ngoài salami và đùi lợn muối sau khi gạt bỏ phần mốc thì an toàn để ăn.
Ảnh minh họa
Lưu ý, nếu salami khô và đùi lợn muối xuất hiện mùi khó chịu, nổi mốc nâu/đen hoặc mốc nằm bên trong thịt thì bạn nên vứt bỏ.
Các loại rau củ quả cứng, độ ẩm thấp
Nấm mốc cần thời gian phát triển ở các loại rau củ quả như cà rốt, bắp cải, ớt chuông. Bạn chỉ cần cắt bỏ ít nhất 3 cm xung quanh chỗ bị mốc là dùng tiếp được. Nên rửa dao sạch sau khi cắt để tránh nấm mốc lây chéo cho thực phẩm khác.
Chỉ cần cắt bỏ khu vực mốc là ăn bình thường. Nên gói phô mai bằng giấy sạch sẽ.
Video đang HOT
Phô mai lên men
Có nhiều loại phô mai lên men như Roquefort, Blue, Gorgonzola, Stilton ăn rất ngon. Riêng phô mai mềm như Brie hay Camembert không ăn nếu thấy bị mốc. Với phô mai cứng hơn, bỏ ít nhất 3 cm xung quanh phần bị mốc là có thể ăn được.
Sạch nấm mốc, không sạch độc tố
Đối với thực phẩm khô như lạc, đậu hay gạo bị mốc, nhiều người thường chủ quan chà sạch mốc, vo rửa kỹ hoặc đem phơi, sấy khô để dùng lại. Các chuyên gia cảnh báo đây là thói quen vô cùng nguy hiểm. Các biện pháp vo rửa, chà sát hay phơi sấy chỉ giúp làm sạch nấm mốc, nhưng một khi độc tố Aflatoxin từ nấm mốc đã ngấm vào thực phẩm thì những cách làm này không giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm độc. Việc trông đã sạch nấm mốc không đồng nghĩa với việc thực phẩm đã hết độc.
Theo tài liệu của Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm FDA Hoa Kỳ, độc tố aflatoxin rất bền với nhiệt. Khi đem lạc mốc rang lên, dù ở nhiệt độ rất cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Aflatoxin không chỉ độc vì có nhiều trong thực phẩm khô, gây nên bệnh ung thư gan mà còn độc ở sự tồn tại dai dẳng của nó. Các nghiên cứu đã khẳng định Aflatoxin không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nóng hay thậm chí là nhiệt độ sôi.
Cụ thể, rang lạc ở 150 độ C trong 30 phút thì Aflatoxin B1 giảm trung bình 80% và Aflatoxin B2 giảm 60%. Aflatoxin B 1, B2được sản sinh bởi chủng nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus, trong đó Aflatoxin B1 được coi là dạng độc nhất .
Như vậy đậu, lạc, gạo mốc dù được rửa sạch nấm mốc và nấu chín ở nhiệt độ cao thì ăn vào vẫn có thể gây nguy hiểm. Việc chế biến ở nhiệt độ cao cũng chỉ giúp hạn chế một phần nào chứ không loại bỏ được hoàn toàn độc chất này.
Hủy bỏ ngay thực phẩm khi chớm mốc
Các nghiên cứu cho thấy hai chủng nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus chủ yếu xâm nhập khi hạt lạc còn chứa 15-20% hàm lượng nước, nếu dưới 9% nước thì loại nấm mốc này không thể nào phát triển được. Với gạo thì hàm lượng nước dưới 12%, mốc sẽ không phát triển được.
Vì vậy, theo các chuyên gia, muốn bảo quản và dự trữ lạc, chúng ta cần phải phơi khô, loại bỏ hết những hạt giập vỡ, hạt nhăn nheo, hạt nghi mốc. Bởi trong quá trình bảo quản nếu có những hạt chớm mốc thì những bào tử mốc sẽ nhanh chóng lây lan sang những hạt lành.
Không chỉ riêng lạc, đậu hay gạo, mà với lương thực, thực phẩm nói chung, khi sử dụng cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc rẻ để dùng.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, tốt nhất nên bảo quản lương thực, thực phẩm tránh không để bị nấm mốc. Hãy bảo quản bằng cách giữ khô, thoáng mát, không bị các đồ nhiễm mốc lây lan tới. Vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm như hiện nay thì tốt nhất nên bảo quản thực phẩm khô trong hộp kín, lọ thủy tinh có nắp, hoặc cho vào túi nilon buộc kín, để nơi thoáng mát.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
5 thực phẩm ăn vào buổi sáng tốt cho gan hơn cả uống thuốc bổ gấp trăm lần
Muốn bảo vệ sức khỏe của gan, ngoài việc tránh những tác động không tốt từ môi trường bên ngoài, thì việc bổ sung những thực phẩm có lợi cho gan cũng giúp gan khỏe mạnh.
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người. Trong tất cả các cơ quan, gan cũng là tuyến tiêu hóa lớn nhất. Thông thường, gan có trách nhiệm giải độc cơ thể và lưu trữ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, mọi người luôn làm tổn thương gan. Thường xuyên tiếp xúc với rượu, thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm bị mốc, đều là những yếu tố nguy cơ được công nhận gây hại cho gan. Do đó, nuôi dưỡng gan hàng ngày đối với cơ thể là một việc làm rất quan trọng.
Người xưa có câu: "Muốn gan tốt, bữa sáng cũng phải tốt", nuôi dưỡng gan sớm, chúng ta có thể bổ sung thông qua chế độ ăn uống và 5 loại thực phẩm dưới đây ăn vào buổi sáng rất có lợi cho gan.
1. Rau lá xanh
Ảnh minh họa.
Theo tiêu chuẩn sức khỏe của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, lượng rau lá xanh mỗi người mỗi ngày nên ăn từ 150g đến 250g. Nếu chúng ta có thể bổ sung thêm một số loại rau lá xanh vào bữa sáng, nó có thể đáp ứng tốt nhu cầu và lượng thức ăn mà cơ thể cần. Hơn nữa, ăn rau lá xanh có tác dụng bảo vệ gan và phù hợp với những người có gan kém. Bông cải xanh, cải bắp, bắp cải... giúp gan tạo ra các enzyme để loại bỏ độc tố. Rau cải củ, cải bó xôi, rau diếp xoăn tăng hiệu quả của gan, tạo ra các chất dinh dưỡng.
2. Bí ngô
Bí ngô cũng là lựa chọn tốt cho bữa sáng, vì mỗi 100 gram bí ngô chứa 5,3g carbohydrate, mọi người đều có thể ăn bí ngô như một thực phẩm chính trong bữa sáng. Mặt khác, bí ngô cũng giàu vitamin A và carotene, gan có liên quan chặt chẽ với vitamin A. Gan có thể lưu trữ một lượng lớn vitamin A, và việc lưu trữ vitamin A có thể đạt tới 95%. Đối với những người bị gan kém, bổ sung vitamin A với lượng thích hợp cũng có thể giúp gan nhanh chóng sửa chữa, hồi phục.
3. Trứng
Trong trứng có chứa protein, vitamin A và 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, trứng còn có một loại vitamin B rất quan trọng đối với gan, đặc biệt lòng đỏ trứng rất giàu vitamin B, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm gánh nặng cho gan. Lòng trắng trứngchứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Như vậy, người bệnh về gan có thể bổ sung vào bữa sáng một quả trứng luộc, cứ cách 1 ngày ăn trứng 1 lần.
4. Củ cải đường và cà rốt
Cả hai loại rau củ trên đều chứa hàm lượng cao flavonoid thực vật và beta-carotene, giúp kích thích và cải thiện chức năng gan. Trong củ cải và cà rốt chứa hàm lượng cao chất pectin một chất có tác dụng thải độc cực kì hiệu quả. Bữa sáng ăn củ cải đường hoặc cà rốt nấu cũng có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe của gan.
5. Bưởi
Một trong những loại trái câyđược liệt kê cho danh sách "Ăn gì tốt cho gan?" chính là bưởi. Thế thì tại sao bưởi lại tốt cho gan? Do bưởi chứa rất nhiều các vitamin và chất chống oxy hóa giúp thanh lọc và tống khứ các chất độc ra khỏi gan. Trong số đó, có những độc tố và chất gây ung thư thường gặp từ môi trường, thực phẩm bên ngoài. Bữa sáng có thể tráng miệng bằng bưởi, vừa có tác dụng làm đẹp da, giảm cân, còn giúp gan khỏe mạnh.
Theo Hà Vũ/Khám phá
Vô tình ăn đồ ăn bị mốc? Đây là những gì xảy ra với cơ thể mà bạn không ngờ đến Dưới đây là cách cơ thể bạn phản ứng với thức ăn bị mốc. Đừng lo lắng, ăn thức ăn bị mốc không làm tổn thương cơ thể. Những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ không nhận thấy bất cứ điều gì nếu họ vô tình ăn thức ăn bị mốc. Vì vậy, ăn 2 miếng bánh sandwich mốc không...