Rút ngắn quãng đường dài giúp người dân đi lại thuận tiện hơn
Nằm trong hạng mục đường Đại lộ Thăng Long, cầu vượt Phú Đô thuộc địa phận thôn Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội, được đưa vào sử dụng từ lâu, tuy nhiên sau khi thông tuyến đã nảy sinh bất tiện cho người dân tham gia giao thông.
Do là tuyến đường thông từ đường Lê Quang Đạo ra Đại lộ Thăng Long thế nên lưu lượng phương tiện qua đường này rất đông. Có vấn đề nảy sinh sau khi tuyến đường Châu Văn Liêm đi vào sử dụng và đặc biệt một số vụ tai nạn giao thông đã xảy ra. Sở dĩ như vậy là do tuyến đường chạy qua làng Phú Đô nhưng không có hầm chui hay lối sang để người dân di chuyển. Muốn đi về đường Lê Quang Đạo thì người dân chỉ còn cách đi khoảng 6 km từ phía làng Phú Đô ra Đại lộ Thăng Long mới có thể vòng xe quay lại được. Trong khi đó, nếu có một nhánh rẽ dưới gầm cầu vượt Phú Đô tại đường gom này thì người dân chỉ phải đi 400m, rất thuận lợi lại rất an toàn.
Trước đây từ làng Phú Đô, hoặc cùng hướng, nếu muốn di chuyển về đường Lê Quang Đạo thì phải đi mất khoảng 6km
Những bất tiện đã được người tham gia giao thông, đặc biệt là bà con thôn Phú Đô kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết. Tại buổi tiếp xúc với cử tri xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội, trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, đại diện cử tri huyện Từ Liêm, ông Trần Ngọc Nam, xã Mễ Trì đã phản ánh với Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc CATP Hà Nội, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội về bất cập nói trên.
Ngay sau khi tiếp nhận ý kiến phản ánh của cử tri, với tư cách là Đại biểu Quốc hội, Giám đốc CATP Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã có văn bản đề nghị Sở GTVT kiểm tra, giải quyết. Giám đốc CATP Hà Nội cũng chỉ đạo Phòng CSGT đường bộ – đường sắt, CAH Từ Liêm phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện Từ Liêm và Sở GTVT kiểm tra, khảo sát, đề xuất phương án cải tạo, tổ chức lại giao thông tại khu vực trước cổng làng Phú Đô, phục vụ hiệu quả, an toàn cho việc đi lại của người dân nơi đây.
Nhánh rẽ chui qua gầm cầu vượt Phú Đô mới được thông xe sau khi có ý kiến cử tri
Sau khi nhận được văn bản đề nghị của Giám đốc CATP Hà Nội, Sở GTVT đã khẩn trương thiết kế, thẩm định và quyết định triển khai như kiến nghị của CATP Hà Nội. Việc tổ chức thi công được Sở GTVT giao cho Công ty CP Công trình Giao thông 2. Chỉ sau một thời gian ngắn, phương án cải tạo và tổ chức lại giao thông tại khu vực trước cổng làng Phú Đô, đi qua gầm cầu vượt Châu Văn Liêm đã hoàn thành.
Video đang HOT
Lối mở qua gầm cầu vượt tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia giao thông
Chiều 24 – 10, PV ANTĐ đã ghi nhận thực tế tại điểm nút giao thông này. Anh Nguyễn Xuân Phi, lái xe taxi hãng Mỹ Đình cho biết: “Tôi thấy mở làn đường chui qua gầm cầu vượt như thế này rất hợp lý. Làm như vậy không chỉ rút ngắn quãng đường mà còn hạn chế được tai nạn giao thông”. Ông Trần Văn Chức, xóm 3 làng Phú Đô cho hay: “Trước đây, bà con chúng tôi muốn đi vào trong khu vực SVĐ Mỹ Đình hay đường Lê Quang Đạo phải đi vòng ra mãi Đại lộ Thăng Long, xa lắm. Nhiều người ngại xa họ liều mạng đi ngược chiều rất nguy hiểm. Từ khi các đơn vị chức năng tổ chức lại giao thông mở nhánh rẽ dưới gầm cầu vượt này, thuận tiện lắm”.
Ánh Nguyệt
Theo ANTD
"Thanh tra 804 cuộc, chỉ phát hiện 1 vụ tham nhũng nhỏ"
"Có một số địa phương trong hơn 2 năm thực hiện 804 cuộc thanh tra nhưng chỉ phát hiện được 1 đến 2 vụ tham nhũng nhỏ và kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính..." - báo cáo thẩm tra của Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng nêu rõ.
Ngày 22/10, Chính phủ đã có báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013. Theo báo cáo, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, kết hợp với hiệu ứng tích cực có được từ đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã có tác dụng răn đe tham nhũng.
Theo đó, một số lĩnh vực, qua khảo sát, tình hình tham nhũng đã có xu hướng giảm so với kết quả khảo sát trước đó như thuế, hải quan, truyền thông, dịch vụ đăng ký và cấp phép. Tuy nhiên, Chính phủ nhận định, tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra ở một số lĩnh vực. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản tại một số doanh nghiệp nhà nước đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong xã hội
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình bày báo cáo thẩm tra
Thanh tra nhiều, phát hiện gần như không
Báo cáo Thẩm tra do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thực hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Hiện trình bày sáng 22/10 cho thấy, việc phát hiện tham nhũng và kiến nghị xử lý về hình sự thông qua công tác thanh tra, kiểm toán tăng cả về số vụ và số đối tượng. Tuy nhiên, việc phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn yếu và đây là hạn chế đã kéo dài nhiều năm nhưng việc khắc phục rất chậm.
Hầu hết các địa phương mà Đoàn của Ủy ban Tư pháp tiến hành giám sát, khảo sát đều cho rằng, số vụ việc phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra; số tiền, tài sản sai phạm có liên quan đến tham nhũng phát hiện được qua công tác thanh tra, kiểm toán là rất lớn, nhưng kiến nghị thu hồi khoảng trên 40%, số thu hồi được còn thấp hơn nữa (đạt dưới 50% số tiền, tài sản kiến nghị thu hồi).
Đặc biệt, tại các địa phương, Cơ quan thanh tra tiến hành rất nhiều cuộc thanh tra nhưng lại phát hiện được rất ít tham nhũng. "Có một số địa phương trong hơn 2 năm thực hiện 804 cuộc thanh tra nhưng chỉ phát hiện được 01 đến 02 vụ tham nhũng nhỏ và kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính..." - báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp dẫn chứng.
Ngoài ra, việc xử lý sai phạm, thực hiện kiến nghị sau kết luận của Thanh tra, Kiểm toán thực hiện còn hạn chế.
"Qua nhiều năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng thì công tác tự phát hiện tham nhũng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị là rất yếu. Đây là hạn chế đã được nêu ra nhiều lần trong báo cáo của Chính phủ, Quốc hội nhưng tiến triển chậm, mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và xử lý cán bộ, công chức, viên chức" - báo cáo nêu rõ.
Trước đó, theo Báo cáo của Chính phủ thì chỉ có Ngân hàng nhà nước tự phát hiện được 45 vụ việc vi phạm pháp luật với số tiền sai phạm là 917,161 tỷ đồng, đã thu hồi được 23,48 tỷ đồng, đạt 2,5% số tiền phải thu hồi.
Nguyên nhân chủ yếu là do suy thoái đạo đức
Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến tình hình tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp như hiện nay, Ủy ban Tư pháp cho rằng chủ yếu là tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, trong đó có lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bên cạnh đó là bệnh quan liêu, thành tích vẫn còn nặng nề nên không ít người đứng đầu vẫn còn bao che, dung túng cho hành vi tham nhũng của cán bộ do mình quản lý.
Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Tư pháp do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Hiện trình bày cũng cho rằng, vẫn còn có biểu hiện xử lý không nghiêm minh, nương nhẹ và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm như lợi dụng kẽ hở của pháp luật để xử lý hành vi tham nhũng bằng biện pháp kỷ luật, hành chính; hoặc chưa xem xét toàn diện loại vụ việc đã khởi tố nhưng do đã khắc phục hậu quả, trả lại tiền, tài sản tham nhũng nên đình chỉ điều tra bị can.
Ngoài ra, khi xét xử thì áp dụng nhiều lần tình tiết giảm nhẹ để xử dưới khung hình phạt và cho hưởng án treo hoặc phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ;...
Ủy ban Tư pháp kiến nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng cường chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra tự phát hiện tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; ban hành tiêu chí cụ thể để xác định và xử lý được trách nhiệm của người đứng đầu, tránh trường hợp người đứng đầu tích cực phát hiện được nhiều tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình thì lại bị coi là nơi để xảy ra nhiều hành vi tham nhũng phát sinh; tăng cường chỉ đạo công tác phân tích, thống kê thông tin, số liệu về phòng chống tham nhũng.
Kết quả khảo sát xã hội học với phương pháp đo lường từ trải nghiệm thực tiễn của người dân (chỉ số PAPI - chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2012) cho thấy tình trạng tham nhũng vặt và hối lộ trong khu vực công vẫn diễn ra phổ biến, nghiêm trọng; tỷ lệ người dân tin vào quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương không cao; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cải cách thủ tục hành chính công...còn hạn chế và không có nhiều chuyển biến so với năm trước. Tổ chức minh bạch thế giới xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt nam (CPI năm 2012) đứng thứ 123/176 nước (chỉ đạt 31 điểm trên thang điểm 100).
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
In hình lãnh đạo có công lên tiền VN: Hay, lạ nhưng... chưa phải lúc?! Đề xuất Nhà nước xem xét in hình các vị lãnh đạo có công với nước qua các thời kỳ trên các đồng tiền còn lại, bên cạnh in hình Bác Hồ ở tờ tiền có mệnh giá lớn đã nhận được nhiều ý kiến tranh luận trái chiều... Ở nước ta, việc lựa chọn, quyết định hình ảnh được in trên đồng...