Rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm, Bộ Y tế cho địa phương ‘tự quyết định’
Sở Y tế TP.HCM và UBND tỉnh Long An đã có đề xuất rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca và tiêm kết hợp giữa AstraZeneca và Pfizer, Bộ Y tế vừa có văn bản trả lời: UBND tỉnh thành quyết định việc này.
Theo văn bản ban hành hôm nay 20-9, Bộ Y tế cho biết đã nhận được văn bản của Sở Y tế TP.HCM và UBND tỉnh Long An đề nghị rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện tại là 8 – 12 tuần.
Bộ Y tế cho biết theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất AstraZeneca, sau tiêm mũi 1 từ ngày thứ 22, hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau tiêm mũi 2, dưới 6 tuần hiệu lực bảo vệ đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7%, sau 12 tuần đạt 80%. Nhà sản xuất hướng dẫn mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 4-12 tuần.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin này từ 8-12 tuần, Bộ Y tế hướng dẫn khoảng cách giữa 2 mũi AstraZeneca hoặc AstraZeneca mũi 1, Pfizer mũi 2 là 8-12 tuần.
Video đang HOT
Căn cứ vào hướng dẫn của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực bảo vệ của vắc xin khi tiêm mũi 2 các vắc xin kể trên, Bộ Y tế khuyến cáo các tỉnh thành áp dụng hướng dẫn đã ban hành.
Tuy nhiên do nhu cầu phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế cho biết UBND tỉnh thành có thể quyết định rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm.
Sở Y tế hướng dẫn cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch, lên danh sách đối tượng tiêm chủng, thông tin đầy đủ cho người tiêm về tính an toàn, hiệu quả của việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm để người dân biết và tham gia nếu người dân đồng thuận.
Việc rút ngắn khoảng cách tiêm chủng cũng phải báo cáo về Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.
5 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc COVID-19 ở cộng đồng
Sáng 23/3, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam không ghi nhận thêm ca COVID-19 mới, số người được chữa khỏi bệnh đang là 2.235.
Bản tin 6h sáng 23/3 của Bộ Y tế cho biết, từ 18h ngày 22/3 đến 6h ngày 23/3, Việt Nam không có ca COVID-19 mới. Như vậy, 5 ngày liên tiếp chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 ở cộng đồng.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện Việt Nam chữa khỏi cho 2.235 bệnh nhân mắc COVID-19.
Tổng số người cách ly tính đến sáng 23/3.
Trong số những trường hợp mắc bệnh đang điều trị tại nước ta, 36 người có kết quả âm tính lần 1. Ngoài ra, 17 người âm tính lần 2 và 35 bệnh nhân âm tính lần 3 với SARS-CoV-2.
Số ca tử vong vì COVID-19 ở nước ta đến nay là 35, gồm 31 người tại Đà Nẵng, 3 người ở Quảng Nam và 1 người ở Quảng Trị.
Phần lớn trong số họ là người cao tuổi, có bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, tiểu đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Về tình hình tiêm chủng vaccine, theo thong tin từ Chuong trinh Tiem chung Mo rong quoc gia (TCMR), tinh đen 18h ngay 22/3, Việt Nam đã tiem vaccine phong COVID-19 cho tổng cộng 33.891 nguoi la can bo, nhan vien y te đang truc tiep đieu tri benh nhan COVID-19, cac nhan vien y te thuc hien cac nhiem vu nhu lay mau benh pham, xet nghiem, truy vet, thanh vien cac to COVID-19 cong đong va Ban Chi đao phong chong dich.
Bo Y te khuyen cao sau khi tiem vaccine COVID-19 van can tiep tuc thuc hien đay đu thong điep 5K phong, chong dich COVID-19.
Việt Nam có thể có vaccine COVID-19 đầu tiên vào cuối quý 3 Bộ Y tế hy vọng vào cuối quý 3/2021, sẽ có vaccine đầu tiên do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và sản xuất để phòng, chống dịch COVID-19. Ngày 22/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo về tình hình, tiến độ...