Rút ngắn con đường trả án cho phạm nhân
Tại Hội nghị, các phạm nhân có dịp chia sẻ tâm tư, tình cảm, đề xuất nguyện vọng và tin tưởng hơn vào ngày trở về, hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời. Thân nhân các phạm nhân cũng tin tưởng gửi gắm con em mình bởi nơi đây đã trở thành môi trường cải tạo, giúp đỡ người phạm tội vượt qua lỗi lầm.
Ngày 13/8, Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gia đình phạm nhân năm 2018. Hội nghị được tổ chức 2 năm một lần với sự tham dự của 55 phạm nhân đang chấp hành án tại đây và thân nhân của họ. Đây là dịp gặp gỡ giữa Trại tạm giam, gia đình và các phạm nhân nhằm chia sẻ, trao đổi về những vấn đề xung quanh công tác quản lý, giáo dục, dạy nghề và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân.
Trung tá Đinh Trọng Dung – Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An phát biểu tại Hội nghị gia đình phạm nhân
Trong thời gian qua, công tác giam giữ, quản lý, giáo dục phạm nhân được Trại thực hiện tốt. Trại cũng đã tổ chức cho phạm nhân lao động, học tập và thực tập nghề; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho các phạm nhân.
Công tác giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cán bộ, chiến sĩ Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An. Đặc thù của trại là nơi quản lý, giam giữ, cải tạo các phạm nhân có mức án dưới 5 năm. Mặc dù mức án không dài nhưng nếu không có phương pháp giáo dục, không tạo được sự tin tưởng đối với các phạm nhân dễ dẫn tới tình trạng chán nản, chống đối, ảnh hưởng đến kết quả chấp hành án.
Phạm nhân Nguyễn Minh Thi chia sẻ: “Thời gian đầu vào đây tôi có tâm lý chán nản, sợ hãi và mất phương hướng, hi vọng về tương lai. Các cán bộ quản giáo động viên, tâm tình, phân tích cho tôi điều hơn lẽ thiệt, điều hay lẽ phải, xốc lại tinh thần cho tôi. Tôi còn bố mẹ, còn gia đình, tôi có sự quan tâm của người thân, của bạn bè. Đặc biệt có tình cảm quan tâm chân thành, động viên từ Ban giám thị, từ các cán bộ quản giáo… tôi bắt đầu suy nghĩ tích cực hơn. Tôi không còn tâm lý chán nản, buông xuôi mà xác định mục tiêu rõ ràng hơn cho mình. Ai cũng có thể mắc lỗi lầm, điều cốt yếu là biết nhìn nhận lỗi lầm để sửa chữa, để đứng lên và bước tiếp”.
Phạm nhân Nguyễn Minh Thi phát biểu tại Hội nghị
Để hỗ trợ người chấp hành án tái hòa nhập cộng đồng, trong thời gian qua, Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức 5 lớp giáo dục kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng cho 202 người sắp chấp hành xong hình phạt tù. Nhiều người mãn hạn tù, trở về đời thường và trở thành những điển hình trong làm kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ an ninh trật tự khu dân cư nơi mình sinh sống.
Video đang HOT
Tại Hội nghị, Ban giám thị đã mời một số điển hình hoàn lương tới chia sẻ kinh nghiệm với các phạm nhân. Từ một người cán bộ không giữ được mình, ông Đặng Xuân B. (Quỳ Hợp) phạm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” và chấp hành hình phạt tù tại Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An.
Từ một người lầm lỡ, ông Đặng Xuân B. đã dũng cảm đứng lên, làm lại cuộc đời. Bằng kinh nghiệm bản thân mình, ông B. mong các phạm nhân đang thi hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An yên tâm cải tạo và tin tưởng vào ngày về.
“Tôi nhận ra cái sai của mình và tự hứa phải sửa sai. Được gia đình, cán bộ quản giáo động viên, giúp đỡ và nỗ lực của bản thân, tôi được giảm án 2 lần. Nhưng ngày trở về mới là điều khiến tôi sợ hãi. Mình phải đối diện như thế nào với những người xung quanh, với đồng nghiệp cũ – những người đã từng tin tưởng mình? Hôm được ra tù, tôi không dám trở về buổi ngày mà đợi đêm xuống mới dám nhờ vợ chở về. Về gặp lại người thân xong định khoác ba lô vào miền Nam vì không đủ dũng khí để ở lại. Nhưng rồi vợ con, gia đình, người thân, bạn bè… đã nắm tay kéo tôi ở lại. Tình nghĩa của mọi người dành cho tôi quá lớn, khiến tôi không cho phép mình buông xuôi, gục ngã. Ở trong trại giam tôi được bố trí lao động ở Đội trồng trọt nên với kiến thức đã có, tôi quyết định làm lại cuộc đời từ việc trồng cây ăn quả và đã có những thành công nhất định”, ông Bình tâm sự.
Nhân dịp này, Ban giám thị Trại tạm giam trao các phần thưởng cho 1 tập thể và 7 cá nhân thực hiện tốt việc chấp hành án phạt tù
Với kinh nghiệm của một người đi trước, ông B. nhắn nhủ các phạm nhân yên tâm cải tạo và phải có lòng tin vào tương lai, thậm chí phải chấp nhận cả thất bại để làm lại cuộc đời, trở thành người công dân có ích.
Đại diện cho thân nhân các phạm nhân, bà Nguyễn Thị Thu rất vui mừng trước sự tiến bộ của con mình. Theo bà Thu, bất cứ người làm cha, làm mẹ nào cũng mong muốn con mình ngoan ngoãn, thành đạt nhưng có những khi thiếu uốn nắn nghiêm khắc, thiếu sự quan tâm sát sao của cha mẹ và sự sa ngã của con đã khiến con vướng vào vòng tù tội.
Trước sự vấp ngã của con, bà Thu cũng như nhiều ông bố, bà mẹ khác đã không bỏ mặc mà luôn kết hợp chặt chẽ với Ban giám thị trại giam, cán bộ quản giáo để động viên, khích lệ kịp thời, giúp con vượt qua cú sốc, yên tâm lao động, cải tạo, chuẩn bị tâm thế và các điều kiện khác để tái hòa nhập, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội và cho chính bản thân.
Việc gặp gỡ các thân nhân trong thời gian chấp hành án là nguồn động viên để các phạm nhân yên tâm lao động cải tạo tốt hơn
Với những phạm nhân cải tạo tốt, được bố trí thăm gặp người thân 2 lần/ tháng. Đây cũng là phần thưởng khích lệ các phạm nhân thi đua, cố gắng nỗ lực trong quá trình cải tạo
Trung tá Đinh Trọng Dung – Giám thị Trại tạm Công an tỉnh Nghệ An ghi nhận các ý kiến đóng góp của các phạm nhân, thân nhân các phạm nhân và hứa với những việc trong tầm giải quyết của Ban giám thị trại sẽ được xem xét, giải quyết. Những kiến nghị vượt quá chức năng của Trại sẽ được báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục điều chỉnh nhằm tạo cho các phạm nhân một môi trường lao động cải tạo tốt hơn.
Lãnh đạo Trại tạm giam mong muốn các gia đình phát huy vai trò, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với trại, cán bộ quản giáo trong việc nắm bắt tâm tư, tình cảm, động viên tinh thần, hỗ trợ vật chất và các nghĩa vụ pháp lý khác, luôn đồng hành với công các quản lý của trại đối với con em mình để các phạm nhân nhận thức được sai lầm, kiên quyết đoạn tuyệt với quá khứ để nỗ lực phấn đấu lao động, cải tạo, sớm trở về với đời thường.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Phạm nhân làm việc ở "biệt phủ" sông Kinh Thầy: Lãnh đạo Tổng cục VIII nói gì?
Trả lời về việc phạm nhân làm việc tại "biệt phủ" sông Kinh Thầy, lãnh đạo Tổng cục VIII cho biết do một số trại giam quá tải thì được phép đưa phạm nhân ra cơ sở sản xuất ngoài trại.
Trong quá trình tìm hiểu vụ việc "biệt phủ" sông Kinh Thầy thách thức dư luận nhiều năm qua, Kiến Thức đã phát hiện việc Trại giam Hoàng Tiến đưa khoảng 100 phạm nhân đến ở, lao động tại cơ sở sản xuất hương - một trong những công trình được cho là vi phạm Luật đê điều, Pháp lệnh phòng chống lụt bão tại thôn Cậy Sơn (xã Hoành Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).
Dư luận đặt ra câu hỏi, vì sao Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Tổng Cục VIII - Bộ Công an) lại có Quyết định số 04/C81-C85 cho phép trại giam Hoàng Tiến tổ chức giam giữ, quản lý lao động, dạy nghề cho phạm nhân tại cơ sở tư sản xuất tư nhân ngoài trại giam?
Trao đổi với PV việc phạm nhân làm việc tại "biệt phủ" sông Kinh Thầy, Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng - Tổng cục trưởng -Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Bộ Công an), việc trại giam Hoàng Tiến đưa một số phạm nhân đến học tập, lao động sản xuất tại cơ sở sản xuất hương đã được Tổng cục cho phép.
Một phần khuôn viên "biệt phủ" nằm trên hành lang thoát lũ sông Kinh Thầy.
"Một số trại giam quá tải, ví dụ như một m2 mà 2 phạm nhân quá tải thì được cho phép đưa phạm nhân ra cơ sở sản xuất ngoài trại giam. Tuy nhiên, tinh thần là ra học nghề và lao động với điều kiện cơ sở ấy phải xây dựng khu giam giữ như trại giam", Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng cho hay.
Khi PV đề cập đến việc, Đại tá Nguyễn Hữu Ấm - Giám thị trại giam Hoàng Tiến cho biết, hiện Tổng cục VIII khoán cho trại giam Hoàng Tiến một năm phải phải nộp một số tiền. Nếu không hoàn thành là không được thi đua nên dù cao vẫn phải phấn đấu. Bởi vậy, trại giam Hoàng Tiến có phương châm, bất biết ai thuê, mang hàng đến là làm hết, nếu đưa phạm nhân ra ngoài làm thì phải xin ý kiến Tổng cục, Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng nói rằng: " Không phải như thế mà đây thực ra là tổ chức lao động, dạy nghề ở điểm đó. Đó là việc liên doanh giữa trại giam với công ty".
Trước đó, đại tá Nguyễn Hữu Ấm - Giám thị Trại giam Hoàng Tiến khi làm việc với Kiến Thức cho biết, việc đưa các phạm nhân đang thụ án tại Trại giam Hoàng Tiến xuống làm việc tại cơ sở sản xuất hương đã được Tổng cục VIII (Bộ Công an) cho phép. Trại giam Hoàng Tiến cũng đã có hợp đồng với Công ty TNHH Phương Thúy để đưa phạm nhân xuống làm việc tại cơ sở sản xuất hương này.
Theo những văn bản và tài liệu PV được Giám thị trại giam Hoàng Tiến cho tiếp cận thể hiện, ngày 16/5/2015, Trưởng khu sản xuất tại Kinh Môn thuộc Trại giam Hoàng Tiến đã có giấy đề xuất. Ngày 25/12/2015, Trại giam Hoàng Tiến có công văn đề nghị Tổng cục VIII cho tổ chức phạm nhân lao động tại điểm lẻ ngoài trại giam.
Ngày 4/1/2016, Tổng cục VIII có Quyết định số 04/C81-C85 cho phép trại giam Hoàng Tiến tổ chức giam giữ, quản lý lao động, dạy nghề cho phạm nhân tại cơ sở Phương Thúy (theo lời đại tá Ấm thì công ty Phương Thúy với Công ty Sơn Nga tuy 2 mà 1 - PV).
Đại tá Nguyễn Hữu Ấm cũng cho hay: "Trước đây, chúng tôi cho phạm nhân đi làm thuê tại toàn bộ các khu lò vôi, than dọc bến sông đó. Tuy nhiên, đến năm 2010, 2011 nhận thấy công việc đó nguy hiểm, vất vả nên chúng tôi không cho đi làm than, làm vôi thuê nữa mà cho các phạm nhân làm trong nhà xưởng. Do vậy, chúng tôi vận động các công ty, cơ sở sản xuất ai có hàng thì mang đến cho phạm nhân làm thuê hoặc ai có nhà xưởng thì chúng tôi đưa phạm nhân đi làm thuê".
Theo ông Ấm, đơn vị hiện có hơn 100 hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Trong đó có hợp đồng đưa phạm nhân đến làm tại cơ sở sản xuất hương, vàng mã tại cơ sở tại thôn Cậy Sơn (xã Hoành Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) - nơi tồn tại "biệt phủ" trên hành lang thoát lũ sông Kinh Thầy.
Nhóm PV
Theo kienthuc
Từ 29-3: Phạm nhân được ăn cơm riêng với 3 người nhà Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 07/2018 quy định việc phạm nhân thăm gặp thân nhân, gửi, nhận thư, tiền, đồ vật ... với người thân, có hiệu lực từ ngày 29-3. Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam, thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện phải tổ chức cho phạm nhân gặp...