Rút kinh nghiệm vụ cả 2 cấp sơ thẩm, phúc thẩm bỏ lọt tội phạm
Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ra thông báo rút kinh nghiệm vụ án “ Giết người”, “ Cố ý gây thương tích” và “ Che giấu tội phạm” xảy ra trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Đáng chú ý, trong vụ án này, cả 2 cấp xét xử đều bỏ lọt tội phạm.
Toà xử phạt không tương ứng với tính chất vụ án
Cụ thể, Vụ Thực hành quyền công tố và xét xử hình sự (Vụ 7, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (KSNDTC)) vừa ra thông báo rút kinh nghiệm vụ án Trịnh Bá Tuấn cùng đồng phạm bị xét xử về tội “Giết người”, “Cố ý gây thương tích” và “Che giấu tội phạm” xảy ra ở TP.Hồ Chí Minh.
Theo nội dung vụ án, khoảng 1 giờ sáng ngày 28/4/2015, Trịnh Bá Tuấn cùng Phan Nhật An, Lê Long Trường cùng một số người nữa đến quán karaoke Jet thuộc ấp H (xã T.A.H, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh) để hát karaoke và uống bia tại phòng số 3.
Lúc này, tại phòng số 4, có Trần Minh Hải và một số thanh niên khác. Tại phòng số 5, có Lê Phương Tùng, Liêu Quốc Phụng, Phan Hồng Tâm, Cao Thị Cát Phượng và một số người nữa.
Khoảng 3 giờ sáng cùng ngày, Phụng đi ra ghế đá trước dãy phòng số 4, 5 ngồi thì thấy Hải và An đang đứng nói chuyện.
An thấy trên người Phụng có hình xăm nên đến gây sự với Phụng. Phụng bỏ đi vào phòng và nói với Tùng là có người gây sự rồi kêu Tùng đi vào nhà vệ sinh nói chuyện.
Lúc này, Hải qua phòng số 3 kêu An và nhóm bạn của An ra tìm Phụng nói chuyện. Khi Tùng và Phụng đi từ nhà vệ sinh ra thì An, Hải, Trường và một số người nữa chặn lại và gây sự (trong đó có Tuấn).
Trường dùng tay giật tóc của Phụng, An dùng tay đánh vào đầu của Tùng. Lúc này, Tuấn lấy dao trong túi quần ra đâm một nhát vào vùng bụng trái của Tùng và đâm một nhát vào đùi trái, mào chậu trái của Phụng.
Viện KSNDTC nhận định, toà phúc thẩm đã xử phạt Trịnh Bá Tuấn không tương xứng với hành vi phạm tội và hậu quả vụ án. (Ảnh minh hoạ)
Hải vào phòng số 4 lấy hai vỏ chai bia để đánh Tùng, Phụng nhưng do chủ quán là Hà Kim Tuyến can ngăn đuổi nhóm hát phòng số 3 và số 4 ra ngoài nên An, Hải, Trường, Tuấn bỏ đi.
Tùng và Phụng vào phòng số 5 thì Tùng ngất xỉu trong phòng và được đưa đi cấp cứu. Đến 9h30 phút cùng ngày, anh Tùng tử vong tại bệnh viện.
Ngày 29/4/2015, Tuấn đến Công an phường D.A, tỉnh Bình Dương đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội nêu trên.
Video đang HOT
Theo Viện KSNDTC, tại Bản kết luận giám định pháp y số 381 ngày 29/5/2015 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an TP.HCM kết luận Lê Phương Tùng chết do sốc mất máu không hồi phục bởi vết thương đâm thấu bụng trái, thủng rách đại tràng và các mạch máu vùng hố chậu trái.
Ngày 28/4/2015, Liêu Quốc Phụng có đơn yêu cầu khởi tố Tuấn về hành vi cố ý gây thương tích. Kết luận giám định pháp y ngày 24/8/2015 của Trung tâm Pháp y, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh kết luận Liêu Quốc Phụng có tỷ lệ tổn thương hiện tại là 9%.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 153 ngày 27/4/2017, TAND TP.Hồ Chí Minh áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; điểm a, i khoản 1 Điều 104; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 1 Điều 50 BLHS, xử phạt Trịnh Bá Tuấn tù chung thân về tội “Giết người”, 1 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Tổng hợp hình phạt 2 tội, buộc bị cáo chấp hành hình phạt là tù chung thân.
Ngày 28/4/2017, Trịnh Bá Tuấn có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 03/8/2017, ông Lê Văn Lào, bố của bị hại Lê Phương Tùng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 497 ngày 20/9/2018, TAND cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh chấp nhận kháng cáo của bị cáo, sửa một phần Bản án hình sự sơ thẩm, áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; điểm a, i khoản 1 Điều 104; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 34; khoản 1 Điều 50 BLHS, tuyên phạt bị cáo Trịnh Bá Tuấn 20 năm tù về tội “Giết người”, 01 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Tổng hợp hình phạt hai tội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 21 năm tù.
Viện KSNDTC nhận thấy, trong vụ án này, các cơ quan có liên quan đã có nhiều vấn đề cần phải rút kinh nghiệm.
Cụ thể, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định và xử phạt bị cáo Trịnh Bá Tuấn mức án 20 năm tù về tội “Giết người”, 1 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích” là không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm.
Vì Trịnh Bá Tuấn và phía bị hại không có quan hệ, không mâu thuẫn gì với nhau nhưng Tuấn đã sử dụng dao mang sẵn trong người đâm chết anh Tùng và gây thương tích cho anh Phụng.
Bị cáo này phạm nhiều tội cùng một lúc, giết người với tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất côn đồ” quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS và cố ý gây thương tích với hai tình tiết định khung “dùng hung khí nguy hiểm” và “có tính chất côn đồ” quy định tại điểm n, i Điều 104 BLHS.
Hơn nữa, bị cáo Tuấn đã có một bản án kết tội vào năm 2012. Mặc dù gia đình bị hại có đơn xin giảm nhẹ cho bị cáo, gia đình bị cáo đã bồi thường một phần thiệt hại nhưng so với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, không đủ căn cứ để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Cả 2 cấp sơ thẩm, phúc thẩm đều bỏ lọt tội phạm
Viện KSNDTC xác định, các cơ quan tư pháp tố tụng cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm không khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Nhật An, Trần Minh Hải, Lê Long Trường về hành vi gây rối trật tự công cộng là bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Theo đó, hành vi của An, Hải, Trường đủ yếu tố cấu thành tội “Gây rối trật tự công cộng” vì địa điểm xảy ra vụ án là nơi sinh hoạt đông người; hành vi khách quan của An, Hải (trong 02 giai đoạn), Trường (giai đoạn sau) là rất tích cực, gây hỗn loạn, mất trật tự trong khu vực và chỉ dừng lại khi chủ quán là anh Hà Kim Tuyến dùng dao đến can ngăn đuổi đi.
Ngoài ra, hành vi của An, Hải, Trường là nguyên nhân dẫn đến sự việc đánh nhau, trong đó có hành vi giết người, cố ý gây thương tích của Trịnh Bá Tuấn (cụ thể An gây sự với anh Phụng, dùng tay đánh anh Tùng; Hải là người rủ nhóm của An, Trường, Tuấn đánh anh Tùng và anh Phụng; Trường dùng tay giật tóc anh Phụng) và dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là làm chết một người và gây thương tích cho người khác.
Trong vụ án trên, Viện KSNDTC xác định, cả 2 cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Các bị cáo Nguyễn Hà Minh Quân và Phạm Ngọc Thuận có hành vi ít nguy hiểm hơn và xảy ra sau so với hành vi của các đối tượng An, Hải, Trường và không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ án nhưng cũng đã bị xét xử về tội “Che giấu tội phạm”, do đó, việc không xử lý hình sự An, Hải, Trường là không công bằng, không nghiêm minh.
Viện KSNDTC nhận định, hành vi của Trịnh Bá Tuấn và hành vi của An, Hải, Trường có liên quan chặt chẽ với nhau.
Việc các cơ quan tư pháp tố tụng hai cấp không khởi tố để điều tra đối với An, Hải, Trường về hành vi gây rối trật tự công cộng tại phiên tòa theo khoản 1 Điều 104 BLTTHS để xét xử đồng thời với hành vi giết người, cố ý gây thương tích của Trịnh Bá Tuấn và hành vi che giấu tội phạm của Nguyễn Hà Minh Quân và Phạm Ngọc Thuẫn đã làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan, toàn diện và triệt để;
bỏ lọt tội phạm, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh tội phạm trong các vụ án đánh nhau đông người tại nơi công cộng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hiện nay.
Ngày 26/8/2019, Viện trưởng VKSND tối cao đã quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hủy phần Bản án hình sự sơ thẩm và Bản án hình sự phúc thẩm về trách nhiệm hình sự của Trịnh Bá Tuấn để điều tra lại và xem xét trách nhiệm hình sự đối với Phan Nhật An, Trần Minh Hải, Lê Long Trường về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Theo danviet.vn
Nhắc nhở hát karaoke gây ồn, anh chồng bị em dâu vác gậy đánh trọng thương
Chỉ vì một phút thiếu kiềm chế mà anh em giơ tay đánh nhau khiến người thì trọng thương, người thì phải vướng vòng tù tội.
Sau phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt bà Nguyễn Thị Tám (SN 1968, trú thôn Văn Hòa, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) mức án 3 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích, cả hai gia đình bị can và nạn nhân đều có tâm trạng trĩu nặng.
Được biết, bà Tám chính là em dâu của nạn nhân, ông Đặng Văn Phương (SN 1954), ngụ cùng thôn, nhà ngay cạnh nhau.
Ông Phương đứng ngoài cùng bên trái. Ảnh: Báo giao thông
Vào khoảng 22h30 ngày 16/9/2018, gia đình ông Đức (em trai ông Phương) hát karaoke ồn ào làm ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu, nên ông Phương sang nhắc nhở. Ai ngờ hành động này gây mẫu thuẫn, hai bên lời qua tiếng lại.
Cuối cùng, hai bên xảy ra xô xát. Theo lời ông Phương, các con bà Tám đã khoá tay ông làm gậy gỗ ông cầm rơi xuống. Bà Tám bèn nhặt gậy gỗ này và đánh nhiều nhát vào lưng, mặt và vùng đầu của ông Phương khiến ông bị thương.
Được đưa đi bệnh viện cấp cứu, ông Phương phải nằm viện điều trị do chấn thương. Gia đình ông Phương đã có đơn kiện đến Công an huyện Kiến Thụy để yêu cầu giải quyết vụ việc.
Sau khi có đơn kiện, cơ quan chức năng đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, cấm bà Tám đi khỏi nơi cư trú từ ngày 15/11/2018.
Ngày 23/1/2019, viện Pháp y Quốc gia kết luận: Ông Phương bị thương tích gãy xương cung gò má trái 8%, sẹo nhỏ vùng gò má trái 2%; tụ máu dưới màng cứng đã điều trị hiện không có di chứng thần kinh 21%; tổng tỷ lệ thương tích cơ thể là 29%. Kết luận cũng nêu rõ, thương tích do vật tày gây ra với lực mạnh.
Tại phiên xét xử sơ thẩm, Viện Kiểm sát đã luận tội đưa ra mức án với bà Tám 3 năm tù giam về tội "Cố gây thương tích". Với sự hòa giải của luật sư, gia đình ông Đức cũng đã xin lỗi và bồi thường cho ông Phương 250 triệu đồng tiền thuốc men, chi phí tổn thất tinh thần và ông Phương cũng đã chấp thuận xử lý mức án thấp nhất.
"Bà Tám là em dâu mà đánh tôi như vậy, tôi rất tức giận. Nhưng nghĩ đi thì cũng nghĩ lại, tôi lúc ấy cũng có chửi bới và quan trọng là dù sao, đấy cũng là gia đình em trai tôi", ông Phương nói và cho biết, sẽ có đơn xin giảm án ở mức thấp nhất cho bà Tám.
Những năm gần đây, người dân liên tiếp chứng kiến nhiều vụ hành hung gây thương tích, thậm chí án mạng từ những người thân ruột thịt, hàng xóm lâu năm chỉ vì việc hát karaoke gây ồn.
Là phương tiện giải trí, hát karaoke cũng là nguyên nhân dẫn phát nhiều vụ xô xát, án mạng.
Tối 7/10/2018, khi nhà hàng xóm hát karaoke với âm thanh quá lớn làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh, anh Nguyễn Văn Phước (ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) đã sang đề nghị họ bớt gây ồn. Những thanh niên đang hát đã tức giận mang dao ra truy sát.
Tháng 2/2018, tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, ông Lộc không thể ngủ trưa vì bị nhà hàng xóm tổ chức hát karaoke quá ồn, nên đã sang nhắc nhở. Người đang hát không chịu tiếp thu, mà còn thách thức bằng cách hát to hơn nữa. Bực tức, ông Lộc đã vác dao sang đâm chết người gây ồn.
Đây cũng là một thực trạng đáng buồn, mọi người cần rút kinh nghiệm trong việc ứng xử. Sự việc lẽ ra rất nhỏ, chỉ là mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cuối cùng đã dẫn đến việc vi phạm pháp luật.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Thanh niên mất mạng khi đi đòi món nợ 3 triệu đồng Đã được can ngăn đi về nhưng 5 phút sau, anh Phương cầm mã tấu quay lại nhà con nợ và bị đâm chết. Ngày 21-11, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Phạm Minh Dũng (SN 1991) chín năm tù về tội giết người. Tối 11-1, anh Lê Phương (còn gọi là Cu lửa) đến nhà Dũng tại tổ 6, ấp...