Rút khỏi Hiệp ước INF – Món quà Hoa Kỳ tặng Nga?
Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Khủng hoảng Hạt nhân Jon Wolfsthal, cựu trợ lý đặc biệt của tổng thống Barack Obama cho rằng, việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung INF sẽ gây ảnh hưởng tới tính thống nhất cho NATO, tạo cớ cho Nga giữ lại các vũ khí đã phát triển trái phép và làm cho rủi ro xung đột hạt nhân tăng cao.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton là người ủng hộ cho chính sách rút khỏi Hiệp ước INF.
Với thông báo Hoa Kỳ đang đình chỉ tuân theo và sẽ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết năm 1987, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã làm dấy lên tranh luận về tương lai của việc kiểm soát vũ khí. Hiệp ước INF là trung tâm của chế độ kiểm soát vũ khí mới được chính quyền Reagan tạo ra, đã giúp dẫn tới sự kết thúc của Chiến Tranh Lạnh. Hiện tại, với sự thiếu suy nghĩ của những quan chức trong chính quyền Trump khi quyết định kết liễu Hiệp ước INF, có thể gây tổn hại hơn là thúc đẩy an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh.
Hoa Kỳ đã tuyên bố kể từ năm 2013 – và đồng minh NATO, sau khi được Washington cung cấp các bằng chứng, đã tán thành rằng Nga đã thử trái phép tên lửa hành trình mặt đất với tầm bắn 500km. Có thể cả tổng thống Vladimir Putin và các quan chức cấp cao của Nga đều không hiểu hay không tin rằng việc thử một tên lửa hành trình sẽ là sự vi phạm một thỏa thuận như vậy – Nhưng những thông báo về việc hiện tại Nga đã đưa ít nhất 4 tiểu đoàn hệ thống tên lửa này vào hoạt động dù việc này không có mức độ quan trọng nhưng cũng bị coi là vi phạm hiệp ước – ít nhất là từ quan điểm của Washington.
Cần phải lưu ý, quân đội Hoa Kỳ không tuyên bố rằng việc triển khai hệ thống như vậy khiến họ bất lợi hơn về mặt chiến lược so với Nga hay việc triển khai này đòi hỏi Hoa Kỳ phải theo đuổi một năng lực tương xứng. Như vào năm 2016, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng mọi lợi ích về mặt quân sự Nga có từ một hệ thống như vậy có thể được hiểu theo một ý nghĩa khác và Washington không cần phải theo đuổi một hệ thống như vậy hay rút khỏi INF để chuẩn bị chế tạo bất cứ một tên lửa hạt nhân tầm trung nào. Nhưng giờ những tuyên bố đó đã không được thực hiện.
Nếu quyết định rút khỏi Hiệp ước INF không dựa trên tính thiết yếu về mặt quân sự thì cần cấp thiết tổ chức một cuộc thảo luận về việc tại sao đây là thời điểm thích hợp để hủy bỏ thỏa thuận và liệu Hoa Kỳ có hành động thích đáng? Nếu mục tiêu của Hoa Kỳ là vừa giữ áp lực với Nga bởi những hành vi của đất nước này, duy trì sự thống nhất với đồng minh khi đang đối mặt với những thách thức mới và để bảo đảm rằng Nga phải được coi là một bên đang có trách nhiệm với việc phá hoại INF, đồng thời gây ra rủi ro xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang mới – Thì rõ ràng quyết định rút khỏi INF của chính quyền tổng thống Trump là một sai lầm cơ bản.
Video đang HOT
Chừng nào INF còn hiệu lực, Hoa Kỳ có thể sử dụng nó để tập hợp các hành động quốc tế và hỗ trợ để chống lại sự vi phạm hiệp ước của Moscow. Hiệp ước INF cũng cung cấp cơ sở để Hoa Kỳ áp dụng các lệnh trừng phạt về kinh tế và chính trị với Nga. Việc hủy bỏ hiệp ước này có nghĩa rằng cả 2 đòn bẩy trên đều bị gạt bỏ. Theo nhiều mặt, việc Hoa Kỳ rút hỏi hiệp ước là cho Nga một tấm vé miễn phí để thoát khỏi xiềng xích vì điều này sẽ xóa đi những yếu tố cơ bản cho phép Hoa Kỳ tuyên bố rằng Nga đang không thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận của mình.
Vậy tại sao lại chấm dứt văn kiện quan trọng thời Chiến Tranh Lạnh này? Những nhân vật liên quan đã đưa ra vài manh mối. Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton là người đã chống lại Hiệp ước INF trong nhiều thập kỷ. Nếu Nga được đưa ra một cơ hội để quay lại tuân theo hiệp ước, các thỏa thuận kiểm soát vũ khí có thể sẽ chứng minh giá trị của chúng. Nhưng việc hủy bỏ hiệp ước trong khi Nga đang vi phạm có nghĩa rằng Kremlin sẽ luôn luôn bị coi là một đối tác không đáng tin cậy, và điều này sẽ hủy hoại bất kỳ thỏa thuận kiểm soát vũ khí nào trong tương lai. Trong mắt của Bolton, INF không đáng giữ lại vì việc duy trì nó sẽ hủy hoại tầm nhìn của ông ta về một thế giới nơi Hoa Kỳ không bị kiềm chế bởi sự hão huyền trong những thỏa thuận về hạt nhân.
Với tổng thống Trump, việc rút khỏi INF là một thắng lợi kép – nó cho phép ông có vẻ cứng rắn với Nga nhưng thực tế cùng lúc đã ban cho Moscow và tổng thống Putin một đặc ân. Moscow về cơ bản sẽ được miễn trách cho 8 năm vi phạm hiệp ước. Điều này dẫn đến Nga có thể giữ lại tên lửa và có thể sản xuất thêm nếu muốn – đồng thời còn có thể cười nhạo Washington vì đã vứt bỏ hiệp ước.
Đội ngũ của ông Trump xứng đáng được khen bởi sự hiệu quả trong việc tập hợp NATO nhằm ủng hộ đánh giá rằng Nga đã vi phạm hiệp ước. Dưới thời chính quyền Obama, việc thuyết phục NATO về các hành động của Nga bị ngăn trở bởi quyết định không giải mật thông tin về sự vi phạm. Chính quyền Trump đã tìm được cách để làm điều này (nhưng một phần cũng có thể bởi vì chính quyền ít lo lắng hơn về việc cộng đồng tình báo nghĩ gì về những hoạt động của mình). Và kết quả là, NATO đã đưa ra một loạt các tuyên bố rõ ràng ủng hộ hành đọng của Hoa Kỳ bao gồm cả việc đe dọa sẽ rút khỏi hiệp ước INF.
Nhưng cũng rõ ràng, ít nhất có một số đồng minh NATO làm vậy bởi họ muốn thấy Washington sử dụng tính thống nhất của NATO để xử lý vấn đề tuân theo hiệp ước và mang Nga quay trở lại với hiệp ước này. Không ai tin, đặc biệt là Nhà Trắng rằng tối hậu thư của Hoa Kỳ: “Nga phải ngay lập tức công nhận mình vi phạm và phải phá hủy toàn bộ các hệ thống phòng thủ” sẽ có một kết quả tốt. Vì thế nên ông Trump đã đưa ra những yêu cầu của mình một cách vô điều kiện.
Về phần mình, Nga trong thời gian 1 năm đã công nhận sự tồn tại của tên lửa 9m729 mà trước đây họ phủ nhận và cho phép các nhân viên điều tra Hoa Kỳ nhìn thấy chúng. Biện pháp này tuy chỉ là một phương thức tạm thời trong một giải pháp toàn diện – Nhưng nó thể hiện lý do nên theo đuổi và gây ấn tượng rằng Nga đang muốn cứu hiệp ước còn Hoa Kỳ thì từ chối làm điều tương tự. Không chắc điều này là một bước đi thành thật của Nga để từ bỏ hệ thống tên lửa, nhưng ít nhất cũng có thể nói Triều Tiên đang chuẩn bị từ bỏ vũ khí hạt nhân của họ [nhắc đến Tiều Tiên ám chỉ Hoa Kỳ nên tiếp tục đàm phán để có triển vọng tiếp theo với Nga]. Hoàn toàn từ bỏ hiệp ước cho phép Nga bước đi một bước xa hơn và có vẻ như là phe nắm lý.
Kết quả cũng có thể gây chia rẽ trong NATO về quyết định rút khỏi hiệp ước và hoài nghi về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Trong khi chưa có gì mới với vị tổng thống đã có nhiều hành động để “phá hoại” NATO trong hầu hết mọi nước đi, thì vẫn còn đó cả vấn đề và sự nguy hiểm. Có đồng thuận rộng rãi rằng Hoa Kỳ cần có những bước đi hiệu quả và nhất quán để ngăn chặn mối đe dọa từ Nga – cả về mặt thực chất và chính trị – Và sự thống nhất của NATO như trong 2 thế hệ vừa qua là con đường tốt nhất để làm vậy. Tất cả những gì ảnh hưởng đến tính thống nhất đó sẽ là một món quà cho Nga và gây tổn hại cho an ninh của Hoa Kỳ.
Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Vẫn chưa rõ ràng việc Hoa Kỳ sẽ sản xuất và triển khai tên lửa hành trình mặt đất hay tên lửa đạn đạo mới khi Hiệp ước INF ra đi mãi mãi. Cũng không có đồng minh nào của Hoa Kỳ tại châu Âu hay Đông Á muốn chứa một hệ thống như vậy. Thêm nữa, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ Adam Smith đã bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về quyết định từ bỏ Hiệp ước INF và có vẻ không chắc về việc tìm một hệ thống mới mà không có cơ sở về mặt quân sự hay đã có sở hữu chúng. Vì thế, Nga sẽ giữ lại hệ thống của mình, Hoa Kỳ thì mất đi khả năng gây áp lực về sự vi phạm của Nga, đồng thời Hoa Kỳ cùng đồng minh cũng không có hệ thống vũ khí INF tương đương trong kho vũ khí của họ.
Điều Hoa Kỳ nhận được là giảm khả năng kiểm soát cạnh tranh quân sự với Nga, và mất đi một trong những phương tiện tốt nhất để làm dịu đi mối nguy leo thang khủng hoảng với Moscow. Hiệp ước INF được sinh ra bởi cả Moscow lẫn các đồng minh NATO đều không tin rằng sở hữu nhưng tên lửa có thể đánh vào thủ đô của một nước trong 10 phút hay ít hơn là một sự vững vàng, ổn định hay một tình huống được mong đợi. Họ đã đúng. Tên lửa của Nga, và những hành động đáp trả mà Hoa Kỳ có thể thực hiện bao gồm cả việc đặt tên lửa trong tầm bắn vào Moscow sẽ gây ra áp lực và khủng hoảng nhiều hơn cho các nhà lãnh đạo. Mối nguy hiểm của một cuộc xung đột hạt nhân đang tăng cao hơn.
Theo VietTimes
Mỹ quay lại Trung Âu, cạnh tranh với Nga và Trung Quốc
Nỗi e ngại của Mỹ về tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc ở Trung Âu sẽ là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi ông đến khu vực này.
Ngoại trưởng Pompeo đã lên đường hôm 10-2 thực hiện chuyến viếng thăm 5 nước châu Âu, bắt đầu ở Hungary và Slovakia.
Ở Budapest và Bratislava hôm 11 và 12-2, ông Pompeo sẽ chỉ ra các vấn đề liên quan đến sự phụ thuộc của Trung Âu vào năng lượng Nga và sự hiện dện của Công ty công nghệ cao Trung Quốc Huawei, đặc biệt là ở Hungary.
(Từ trái qua) Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng hôm 7-2. Ảnh: AP
Một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết ông Pompeo sẽ nêu lên mối quan ngại như kể trên cũng như tầm quan trọng của việc thúc đẩy dân chủ và quy định pháp luật nhằm đương đầu với nỗ lực của Bắc Kinh và Moscow để lôi kéo các quốc gia này xa rời phương Tây và gieo rắc sự chia rẽ trong Liên minh châu Âu và NATO.
Trọng tâm của chuyến đi sẽ là hội nghị về tương lai Trung Đông ở Ba Lan hôm 13 và 14-2. Hội nghị này dự kiến tập trung vào Iran và có sự tham dự của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và đội ngũ về hòa bình Trung Đông của Tổng thống Donald Trump do cố vấn cấp cao Jared Kushner dẫn đầu, cùng với đặc phái viên về thương thuyết quốc tế Jason Greenblatt.
Giới chức Mỹ cho biết Ngoại trưởng Pompeo hy vọng sẽ đảo ngược điều họ gọi là một thập kỷ Mỹ "từ hôn" ở Trung Âu, tạo ra khoảng trống khiến Nga và Trung Quốc lợi dụng.
Sau hội nghị ở Warsaw, ông Pompeo sẽ kết thúc chuyến đi với các chặng dừng chân ở Brussels - Bỉ và Rekjaivik - Iceland hôm 15-2.
Theo Hoài Vy
Người lao động
Mỹ chính thức công bố thời hạn "ép" Triều Tiên phi hạt nhân hóa Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có kế hoạch thúc đẩy tháo dỡ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trong vòng 1 năm. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 9.5.2018 tại Bình Nhưỡng. Ông Pompeo dự kiến tiếp tục đến Triều Tiên...