Rút giấy phép Trường Melior
Liên quan đến việc Trường Melior (MBS) đột ngột đóng cửa, sáng nay 13.11, ông Nguyễn Thành Hiệp – Trưởng phòng Dạy nghề, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM, cho biết trong buổi chiều nay, Sở sẽ có quyết định rút giấy phép hoạt động đào tạo của đơn vị này.
Sở là nơi cấp phép hoạt động đào tạo nghề ngắn hạn cho Melior thì sẽ dễ dàng rút giấy phép.
Học viên, phụ huynh, giáo viên nước ngoài đều bất ngờ trước việc Trường Melior biến mất vào ngày 12.11 – Ảnh: Đ.Nguyên
Trong ngày 13.11, trụ sở tại số 97 Nguyễn Văn Trỗi (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) của Melior trước kia đã hoàn toàn ngưng hoạt động. Chủ sở hữu tòa nhà là Công ty Hà Liêm đã khóa cửa bên trong và dán thông báo cho thuê mới. Công ty này cũng in thẳng email của lãnh đạo Melior gửi cho mình để mọi người cùng đọc và có địa chỉ liên lạc.
Cụ thể, email thông báo được gửi ngày 10.11 cho biết: “Rất tiếc khi phải thông báo rằng MBS chúng tôi chính thức ngừng hoạt động từ ngày hôm nay và tất cả các nhân viên của chúng tôi đã bị chấm dứt hợp đồng. Chúng tôi sẽ chấm dứt việc thuê tòa nhà Intan của quý công ty ngay lập tức. Tất cả các nhân viên đã rời khỏi tòa nhà và tất cả các cánh cửa ngoài khóa để giữ lại tài sản của tòa nhà”.
Theo các sở, ban ngành tại TP.HCM, cách để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho học viên là bắt buộc lãnh đạo Trường Melior Việt Nam trả lại học phí. Trong các phương án Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM trình lên UBND TP.HCM, việc tạm dừng xuất cảnh, phong tỏa tài khoản, triệu tập đại diện Công ty Melior Việt Nam, thông báo tình hình cho Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Singapore đề nghị hợp tác giải quyết… cũng là để bảo vệ quyền lợi cho học viên. Nếu những người đại diện công ty đã xuất cảnh, sẽ có các biện pháp khác để tác động với chính phủ Singapore giải quyết vụ việc này, đảm bảo quyền lợi cho người học của Việt Nam.
Công an phường 12, quận Phú Nhuận cũng đã thông báo đến phụ huynh gửi đơn kiến nghị để có thể giải quyết tốt nhất vụ việc.
Video đang HOT
Theo TNO
Mái ấm của những mảnh đời bất hạnh
Gần 10 năm nay, căn nhà nhỏ của chị Nguyễn Thị Liền (Tổ 51 Phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) là mái ấm của nhiều trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
Chị Liền tình nguyện đứng ra dạy nghề tranh thêu, tạo việc làm cho những mảnh đời bất hạnh với mong muốn các em có được một cái nghề để có thể tự nuôi sống bản thân, để trở thành người có ích cho xã hội.
"Mối lương duyên" với trẻ em khuyết tật
Những năm 1978 - 1979, thị trường hàng xuất khẩu sa-tanh thêu, chăn gối thêu phát triển mạnh, chị Nguyễn Thị Liền lúc đó mới 16 tuổi đã bộc lộ niềm đam mê với dòng sản phẩm thêu đang "ăn nên làm ra" này nên đã xin vào làm trong HTX thủ công mỹ nghệ Tự Cường. Được sự chỉ dẫn của chị Lê Thị Thu Trang trong những đường kim mũi chỉ đầu tiên của nghề thêu tranh, chỉ trong vòng 1 năm chị Liền đã có thể tạo ra những bức tranh thêu với độ phức tạp và tính thẩm mỹ cao.
Năm 1999, chị Liền xin vào làm ở công ty XQ. Vừa làm, vừa học hỏi, tay nghề của chị ngày càng lên cao và giành được sự tín nhiệm của ban giám đốc công ty. Trong thời gian ở công ty, chị tham gia vào rất nhiều phong trào tình nguyện của công đoàn nên được giới thiệu vào dạy thêu tranh cho các em học sinh khuyết tật làng trẻ em Hy Vọng. Và "mối lương duyên" của chị với những trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt cũng bắt đầu từ đó.
"Trong thời gian dạy thêu tranh cho các em khuyết tật ở đây, tôi có dịp được tiếp xúc, gần gũi với các em nên hiểu rất rõ tâm tư, nguyện vọng của các em. Nhìn những ánh mắt sáng, ý chí ham học của các em nhỏ tuy bị khuyết tật nhưng giàu nghị lực đã thôi thúc tôi phải cố gắng đào tạo các em thành nghề, tự nuôi sống bản thân mình, giúp ích cho xã hội" - chị Liền nhớ lại.
Chị Nguyễn Thị Liền vừa làm mẫu vừa phải ghi ra giấy chỉ dạy cho một em khuyết tật vì em bị câm điếc bẩm sinh.
Một kỷ niệm rất cảm động của chị và các em nhỏ ở làng trẻ em Hy Vọng vào đêm Noel năm 2007 mà chị còn nhớ như in và khi kể lại, chị không cầm được những giọt nước mắt. Đêm hôm đó, chị đưa 100 nghìn đồng cho một em nhỏ bảo đi mua thiệp giáng sinh về tặng cho các em nhỏ nhân dịp Noel. Biết chuyện, những em nhỏ của làng Hy Vọng đến vây quanh chị và đưa cho chị một gói xôi. "Cô ơi, những bữa cơm ở trường, bọn em được ăn cơm gà, còn cô thì ăn cơm chay, chúng em mua xôi cho cô nè. Cô không cần phải tặng gì cả, vì cô chính là món quà quý nhất mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng em rồi"- một em nhỏ đứng lên nói, tay quệt vào khóe mắt và đưa tờ 100 nghìn cho chị Liền. Đám học trò và cô giáo ôm nhau khóc giữa đêm đông.
Với mục đích tạo công ăn việc làm cho các em, chị Liền đã vay vốn tín dụng 70 triệu đồng và nhờ sự giúp đỡ của người thân mở công ty TNHH một thành viên dạy nghề Thanh Ngọc Minh dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.
Mái ấm của những hoàn cảnh đặc biệt
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, chị Liền được mua một lô đất ở Lô 09 - D5 đường Bùi Dương Lịch (quận Sơn Trà) với giá ưu đãi để mở công ty vào năm 2011. Công ty của chị Liền làm giám đốc hiện tại đang đào tạo nghề cho 8 em nhỏ khuyết tật và đã đào tạo hàng chục em thành nghề, có em giờ đã thành đạt. Lúc mới mở công ty, chị gặp phải vô vàn khó khăn về chi phí đầu ra, nhiều lúc chị phải tự bỏ tiền túi ra lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các em ngay tại công ty của mình.
"Khu vực này chủ yếu là người thu nhập thấp, không có điều kiện tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, vị trí của công ty lại không phải là khu vực du lịch nên sản phẩm không có được đầu ra. Nhiều người đến gửi con, xin học nghề nhưng do không có điều kiện kinh phí nên tôi không thể nhận" - chị Liền bày tỏ. Khó khăn là vậy, nhưng niềm vui lớn nhất của chị đó là thấy được sự tiến bộ của các em từng ngày qua những đường kim mũi chỉ. Thêu tranh với người bình thường đã khó, với người khuyết tật thì càng khó gấp bội. Nghề thêu tranh đòi hỏi phải có đức tính kiên trì, chính xác, tỉ mỉ và quan trọng nhất là phải biết cách phối màu, cân bằng sáng tối trong bức tranh. Tuy vậy, lớp học thêu của chị vẫn có những học viên "ưu tú". Nguyễn Đại Dương (quê ở Đại Lộc, Quảng Nam) bị liệt đôi chân nhưng em tỏ ra là người có năng khiếu với nghề thêu tranh và thêu rất giỏi.
"Từ nhỏ, em đã bị ba mẹ bỏ rơi và từ đó em trở nên lầm lì, ít nói. Từ khi được "mẹ" Liền cưu mang, giúp đỡ, coi em như con cái trong nhà em mới nhận ra mình thật may mắn vì nhận được nhiều sự yêu thương" - Dương tâm sự.
Em Nguyễn Đại Dương (áo trắng) chăm chú với bức tranh thêu của mình.
Nhìn cậu học trò với thân hình nhỏ thó nhưng bàn tay lại thoăn thoắt với đường kim mũi chỉ ai cũng bất ngờ khi những bức tranh em tạo ra chỉ với một cách tay trái. "Lúc mới học nghề do chỉ có thể xoay xở với một tay nên em rất nhiều lần bị kim đâm chảy máu nhưng được cô Liền quan tâm động viên nên em đã bỏ lại sự mặc cảm để cố gắng học thành nghề. Hiện tại em đang học một lớp trung cấp kế toán ở ĐH Duy Tân để có thể kiếm thêm thu nhập ngoài nghề thêu tranh" - Trần Văn Thạch (22 tuổi), cho biết.
Được biết, ngoài thêu tranh, chị Liền còn tận dụng vải thừa của các cửa hàng may về "tái chế" tạo ra những sản phẩm như túi xách vải, tấm chùi chân. Hiệu quả kinh tế của những sản phẩm này không nhiều, nhưng đó cũng là cách để tạo công ăn việc làm cho các em.
"Đại gia đình" của chị Liền.
Ghi nhận tấm lòng của chị Nguyễn Thị Liền, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ về vật chất và tinh thần để chị dạy nghề cho các em khuyết tật được tốt hơn. Ông Phan Tấn Sính - chánh văn phòng Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Đà Nẵng cho biết: "Hằng năm, Hội đã trích một phần ngân sách hỗ trợ cho công ty Thanh Ngọc Minh đào tạo nghề, thuê giáo viên, hỗ trợ kinh phí ăn ở, đi lại. Ngoài ra, Hội cũng trực tiếp giới thiệu các tổ chức, cá nhân cần mua tranh thêu đến công ty tham quan. Mới đây, chúng tôi vừa cấp 4 máy khâu cho công ty của chị để mở rộng dạy nghề".
Mỗi khi vào ngày sinh nhật của một thành viên trong công ty, căn nhà nhỏ của chị Liền lại rộn ràng tiếng cười, tiếng hát như một đại gia đình. Dù không có nhiều về vật chất nhưng tình cảm gắn bó, kết nối yêu thương luôn dạt dào trong những trái tim đồng cảm...
Hà Thế An
Theo dân trí
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Phải gắn với việc làm Xung quanh mục tiêu đào tạo nghề cho hơn 5 triệu lao động nông thôn trong giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định 1956 đã được Chính phủ phê duyệt, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Nguyễn Ngọc Phi (ảnh) đã trao đổi với báo chí tại Hội thảo Nâng cao chất lượng công tác truyền thông thực...