Rút giấy phép, đóng cửa nhà hàng, khách sạn xả thải ra biển Đà Nẵng
Đà Nẵng chốt thời hạn tháng 9/2019, các nhà hàng, khách sạn ven biển phải có đánh giá tác động môi trường, nếu không sẽ đóng cửa, rút giấy phép.
Tại Chương trình HĐND Đà Nẵng với cử tri ngày 15/5, cử tri và đại biểu nêu bức xúc về tình trạng xả thải gây ô nhiễm các bãi biển của thành phố.
Ông Phùng Phú Phong nêu thực trạng phát triển đô thị khu vực bãi biển phía Đông quá nhanh, hệ thống thu gom nước thải bị quá tải.
Nước thải ào ào đổ ra biển Đà Nẵng sau trận mưa lớn ngày 8/5.
“Chỉ tính riêng từ tháng 4/2018 đến nay có hơn 200 sự cố nước thải gây ô nhiễm biển. UBND thành phố đã có giải pháp gì? Trách nhiệm ra sao?”, ông Phong chất vấn.
Đồng quan điểm, một số ý kiến cử tri cho rằng tình trạng xả thải ra biển đang ở mức báo động, đề nghị thành phố phải có giải pháp xử lý triệt để.
Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, khu vực biển phía đông thành phố đã có sự thay đổi chức năng phân khu quá lớn. Khu vực này hiện có hơn 400 cơ sở lưu trú với hơn 1.800 phòng.
Từ năm 2010 đến nay, thành phố có 200 cơ sở được cấp phép đấu nối, nhưng khi kiểm tra có đến 50% cơ sở không có đấu nối đảm bảo và chỉ có 13,8% cơ sở đảm bảo điều kiện.
Video đang HOT
“Việc cấp phép hoạt động quá lớn, quá nhanh nhưng không có cơ chế giám sát và gần như không ai kiểm soát việc thu gom, xử lý xả thải tại đây. Tuy nhiên, nếu so với các năm trước, bình quân 100 đến 120 lần sự cố/cửa xả thì số lần sự cố đã giảm do đã có những biện pháp xử lý khắc phục”, ông Hùng nói.
Đà Nẵng chốt thời gian đến tháng 9/2019, các nhà hàng, khách sạn ven biển phải có đánh giá tác động môi trường.
Cũng theo ông Hùng, đối với các cơ sở kinh doanh không đảm bảo các điều kiện về môi trường, quan điểm của Sở là xử lý nghiêm, rút giấy phép đối với các cơ sở kinh doanh không có đánh giá tác động môi trường (DTM).
Liên quan đến Dự án cải thiện môi trường nước ven biển phía đông, ông Tô Văn Hùng cho biết thêm, hiện trên có 16 cống xả thải cùng chung tình trạng nước thải đổ xả ra biển.
Để cải thiện tình trạng này, Ban Quản lý dự án Cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng đang thực hiện Dự án với quy mô đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.
“Tuy nhiên, việc đưa hệ thống này vào hoạt động thì không thể giải quyết dứt điểm tình trạng nước xả thải qua cửa thải ra biển, nhất là khi có trời mưa do có nhiều vấn đề. Chúng ta chỉ có thể hạn chế chứ không thể giải quyết hoàn toàn, dứt điểm không cho nước thải chảy ra biển”, ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng kết luận, đến tháng 9/2019, các nhà hàng, khách sạn phải có đánh giá tác động môi trường, nếu không sẽ đóng cửa, rút giấy phép.
“Trách nhiệm thuộc về ai? Thuộc về chính quyền chứ ai. Chúng ta cần phải làm, làm thật nghiêm và quyết liệt”, ông Trung nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng.
Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng nêu rõ trách nhiệm của Giám đốc Sở TN-MT khi để xảy ra tình trạng quá tải, ô nhiễm trên địa bàn. Tất cả vấn đề ô nhiễm, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố là trách nhiệm của Giám đốc Sở TN-MT. Tuy nhiên, các đơn vị liên quan cần sự tham gia, phối hợp để giải quyết”, ông Trung nói.
XUÂN TIẾN
Theo VTC
Những cuộc đổi đời của dân "Di sản"
"Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, anh! Em đã lang thang mọi miền, giờ trở về quê Hạ Long mình, vẫn thấy đây là nơi dễ sống nhất!" - Tuyến vừa cầm vô lăng chở tôi lòng vòng quanh khu Hòn Gai, Bãi Cháy (TP.Hạ Long, Quảng Ninh), vừa hàn huyên như một người bạn lâu ngày không gặp. Anh kể rằng, khi những ánh đèn neon sáng rực thành phố, cũng là lúc nghề lái taxi của anh khấm khá lên nhiều...
"Quê hương là chùm khế ngọt"
Đã từng học cơ điện, rồi làm đủ các nghề, từ vào lò, đến phụ bếp nhà hàng, order cho một nhà phân phối thực phẩm... nhưng rồi kể từ năm 2007, Đoàn Minh Tuyến (phường Hồng Hà, TP.Hạ Long) vẫn phải xách ba lô ra đi. Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Nội... cứ nơi nào có người giới thiệu công việc là Tuyến lại lên đường kiếm kế sinh nhai. "3 miệng ăn treo ở nhà, anh bảo mình cứ ngồi một chỗ sao được".
Đoàn Minh Tuyến với chiếc xe cơ nghiệp đón khách trên phố cổ trước cửa Sun World Hạ Long. Ảnh: N.Q
Hạ Long buổi đêm không còn tĩnh lặng như khoảng 3 năm trở về trước. Những người đến thành phố này để thụ hưởng một sự pha trộn của biển, núi, nắng ấm, bãi cát và cuộc sống về đêm. Cô hàng bánh mì đầu phố Anh Đào tíu tít với gần 30 thực khách ngồi quanh trên ghế nhựa, thật thà nói với tôi khi ngớt tay: "Cái ô bé xíu này, mấy năm nay nuôi sống cả nhà em đấy!".
Năm 2016, Tuyến quyết định trở về quê nhà, vay mượn anh em, họ hàng đầu tư một con Vios mới gần 600 triệu để chạy taxi. "Đi khắp nơi, vẫn thấy Hạ Long mình là dễ thở nhất anh ạ. Với lại, kể từ lúc em về, thấy thành phố phát triển lắm rồi. Không còn cảnh 10 giờ tối là thành phố tối om, loanh quanh toàn gặp dân Hạ Long nhà mình. Bây giờ, buổi tối ra đường gặp nhiều người dân tứ xứ. Họ về Hạ Long mua nhà để ở, hay đi du lịch, nhu cầu đi lại lớn... Cũng vì thế mà nghề lái xe taxi ở Hạ Long cũng phát triển mạnh hơn". Vừa chịu khó, vừa có kinh nghiệm chạy taxi ở thành phố lớn, Tuyến kiếm 15-20 triệu đồng/tháng không quá khó. Chưa đầy 2 năm, anh đã trả hết nợ vay mua xe .
Ở tuổi 36, Nguyễn Anh Hào - Tổ trưởng Tổ hướng dẫn Công ty CP Du lịch lữ hành Hữu Nghị (TP.Hạ Long) - có sự tự tin, cởi mở, năng động vốn có của một hướng dẫn viên (HDV) du lịch. Nhiều người yêu quý gọi anh là "đại sứ", vì bằng cách tốt nhất có thể, anh đã đưa hình ảnh du lịch Quảng Ninh đến với bạn bè và du khách.
Với Hào, đến với nghề HDV du lịch vừa là công việc yêu thích vừa là cái duyên. Tốt nghiệp Đại học Thương mại (Hà Nội), chuyên ngành quản trị kinh doanh khách sạn du lịch năm 2003, Nguyễn Anh Hào trở về Quảng Ninh làm du lịch. "Khoảng 2-3 năm trở lại đây, lượng khách quốc tế đến với Hạ Long tăng đột biến, đặc biệt là nguồn khách từ Trung Quốc. Với những HDV dẫn khách Trung Quốc như em, không khó để thực hiện dẫn 4 - 5 đoàn trong một tháng, thu nhập bình quân 30 triệu đồng" - anh Hào cho biết.
Thu nhập tiền tỷ nhờ homestay
Những khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn... mọc lên đã kéo theo nhiều cư dân TP.Hạ Long chuyển hướng làm du lịch, đặc biệt là những người trẻ.
Sinh năm 1993, tốt nghiệp Khoa Kinh doanh quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phạm Tuấn Dũng (phường Hồng Hải, TP.Hạ Long) ra trường và về TP.Hạ Long làm việc tại một ngân hàng từ năm 2017, nhưng vẫn ấp ủ ý tưởng làm homestay.
Bắt tay vào làm homestay từ tháng 4.2017 đến tháng 3.2018, Dũng chính thức bỏ ngân hàng để tập trung hoàn toàn cho công việc kinh doanh. Dũng đầu tư homestay quanh khu vực Bãi Cháy, dưới 3 hình thức: Một là, mua căn hộ; hai là, thuê lại của chủ nhà; ba là, chủ nhà hợp tác giao căn hộ cho Dũng để chia lợi nhuận. Đến thời điểm hiện tại, Dũng quản lý chuỗi 40 căn ở Hạ Long với thương hiệu Local Homestay, thu nhập mỗi căn vào những tháng cao điểm không dưới 30 triệu đồng.
"Trước đây không bao giờ em nghĩ mình sẽ phát triển với ngành du lịch, nhưng sự thay đổi của Hạ Long đã cho em một tư duy khác. Quê hương mình ở đây, tài nguyên lớn nhất cũng là du lịch, với sự "thay máu" của thành phố như hiện nay, vậy tại sao mình không làm giàu nhờ du lịch chứ!" - Dũng cởi mở.
Theo Danviet
Cây xanh bật gốc, đè một người bị thương ở TP.HCM Dù trời không có mưa, gió không lớn, cây xanh bên đường tại quận 3 (TP.HCM) bất ngờ bật gốc, đè trúng một bảo vệ đang ở gần đó. Khuya 8/5, lực lượng chức năng quận 3 và Bình Thạnh đang xử lý sự cố cây xanh ngã đổ, đè một người bị thương. Khoảng 22h ngày 8/5, nhiều người dân cạnh một...