Rút giàn khoan hay Dương Khiết Trì đi Việt Nam, Trung Quốc không đổi quan điểm
Việc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam và 2 chuyến đi Việt Nam của ông Dương Khiết Trì không dẫn đến sự thay đổi nào trong chiến lược của Trung Quốc.
Tàu ngầm Trung Quốc tập trận ở Biển Đông. Ảnh: Channel News Asia.
Rappler ngày 10/11 đưa tin, tranh cãi về vấn đề Biển Đông sẽ làm nóng hội nghị thượng đỉnh ASEAN cũng như hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Naypyidaw, Myanmar trong tuần này. Giới phân tích cũng như các nhà ngoại giao đang hoài nghi về một thỏa thuận hữu hình mà Trung Quốc đòi đàm phán song phương với từng nước láng giềng, cho phép Bắc Kinh tạo đòn bẩy lớn về kinh tế và chính trị.
Việc khẳng định yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp – PV) của Trung Quốc ở Biển Đông đã hủy hoại mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam và Philippines bởi Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông “là của họ”?! Biển Đông cũng đã trở thành thử thách ngoại giao giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tập trung ở Naypyidaw tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong 2 ngày Thứ Tư, Thứ Năm tuần này. Theo Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice, khi gặp các nhà lãnh đạo ASEAN, Tổng thống Obama sẽ làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải.
Bắc Kinh đã bị cáo buộc xâm lược và gây hấn sau hoạt động tăng cường tuần tra hải quân ở bãi cạn Scarborough của Philippines cũng như hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Điều này càng thúc đẩy ASEAN nỗ lực tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có tính ràng buộc với Trung Quốc.
Nhưng giới phân tích cũng như các nhà ngoại giao hầu như không kỳ vọng có bất kỳ tiến triển nào trong vấn đề Biển Đông. Một nhà ngoại giao Đông Nam Á nói với truyền thông: “Tôi không thấy bất kỳ khả năng đột phá nào ở Naypyitaw hay bất cứ khoảng thời gian nào sắp tới. Hãy đối mặt với thực tế rằng đó là vấn đề phức tạp. ASEAN đang phải đối phó với Trung Quốc, một cường quốc châu Á và thế giới”.
Các nhà quan sát nói rằng động thái (tỏ ra) mềm mỏng và thuật hùng biện của Trung Quốc trong những tuần gần đây, bao gồm cả việc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam và 2 chuyến đi Việt Nam của ông Dương Khiết Trì không dẫn đến sự thay đổi nào trong chiến lược của Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc bình luận, hành động (tỏ ra) ôn hòa của Trung Quốc chỉ nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Có thể có một số điều (Trung Quốc) gây ngạc nhiên khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh, nhưng sẽ không có gì đáng kể xảy ra.
Tổng thống Barack Obama sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Naypyitaw sau khi Washington quyết định nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trong tháng 4, Washington cũng đã ký hiệp ước quốc phòng mở rộng với Philippines, thỏa thuận cuối cùng sẽ cho phép hàng ngàn lính Mỹ đồn trú tại quốc gia này.
Theo Giáo Dục
Philippines: Vụ kiện Trung Quốc có thể có phán quyết năm 2016
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 30-10 cho biết, Tòa án Liên hợp quốc ở Hà Lan có thể đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc vào đầu năm 2016.
Hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc tại bãi đá Tư Nghĩa trên Biển Đông
"Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được kết quả vào quý I-2016", ông Del Rosario trả lời phỏng vấn kênh truyền hình cáp ANC. Theo Ngoại trưởng Del Rosario, phán quyết của tòa án sẽ làm rõ những quyền lợi hàng hải của Philippines và mở đường cho việc đạt được giải pháp cho vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
Manila đã nộp hồ sơ vụ kiện lên Tòa Trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan) hồi tháng 1-2013, yêu cầu bác bỏ tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc đối với hầu hết lãnh hải trên Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không ít lần tuyên bố rằng nước này sẽ không tham gia vụ kiện và khăng khăng đòi đàm phán trực tiếp với Philippines về vấn đề trên. Mặc dù vậy, tòa án vẫn yêu cầu Bắc Kinh đưa ra phản hồi về vụ kiện vào ngày 15-12 tới. Ông Del Rosario cho rằng, việc Trung Quốc không tham gia sẽ giúp đẩy nhanh vụ kiện và tiến trình pháp lý sẽ tiếp tục dù Trung Quốc có tham gia hay không.
Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng do những hành động đơn phương của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh thực thi các tuyên bố chủ quyền phi lý tại vùng biển chiến lược quan trọng này. Nhiều nước trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Australia và Liên minh châu Âu đã bày tỏ quan ngại sâu sắc và phản đối các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, sáng cùng ngày, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, 3 tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Theo JCG, 3 tàu Hải Cảnh 2101, Hải Cảnh 2112 và Hải Cảnh 2305 đã đi vào vùng biển phía tây-tây bắc đảo Uotsurijima, đảo lớn nhất thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Tàu tuần tra Nhật Bản đã yêu cầu tàu Trung Quốc rời đi, nhưng phía Trung Quốc không thực hiện. Đây là lần xâm nhập thứ 26 từ đầu năm đến nay của tàu công vụ Trung Quốc vào vùng biển này.
Theo An Ninh Thủ Đô
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Ấn Độ, ông Dương Khiết Trì đến Việt Nam 21/6, chỉ 3 ngày sau khi sang Việt Nam, ông Dương Khiết Trì đã tuyên bố Trung Quốc "sẽ không bao giờ đánh đổi lợi ích cốt lõi của mình hay nuốt trái đắng... Bloomberg ngày 27/10 đưa tin, hôm nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam bắt đầu thăm chính thức Ấn Độ 2 ngày....