Rút điện thoại em gọi cho chồng…
Chị nhân viên trực giải quyết khiếu nại thông báo, do số của anh có dữ liệu gọi cho số 09xxxxx hơn 80 phút, nên mới hết tiền trong tài khoản”. Ông khách hùng hổ: “Số này là của vợ tui, nghĩ sao mà gọi cho vợ nói chuyện hơn 80 phút, hả? Vợ chồng thì có chuyện gì mà nói lâu chừng đó, hả? Hả?”.
Đoạn ghi âm trên được chị nhân viên bật lớn lên trong phòng, để chị em tham khảo “mở mang đầu óc” lúc rỗi việc. Nào là, ông chồng quê mùa cục mịch đó còn chẳng có gì để nói với bà vợ chắc cũng quanh năm “buôn bán ở mom sông”, trách sao mấy ông chồng hiện đại thị thành bây giờ càng không có gì để mà tỉ tê với vợ.
Chị nhân viên “giải quyết khiếu nại” cũng chạnh lòng vì ông chồng nhà quê kia nói vô tình mà trúng ngay tâm tư của chị. Hình như đã lâu lắm rồi, vợ chồng chị chẳng còn trò chuyện với nhau, trò chuyện một cách đúng nghĩa, chứ không phải mấy câu trao đổi tầm phào, kiểu như “chiều nay anh về trễ, không ăn cơm”, “hôm nay em nhớ đón con nhé”, “anh ghé mua cái bóng đèn về thay cái bóng dưới bếp bị cháy”… Thậm chí, cũng không nghe thấy giọng nhau, vì đã “truyền thông điệp” qua tin nhắn, qua chat trên mạng xã hội chẳng hạn. Thời buổi công nghệ thông tin phát triển đã nối giáo cho những giao tiếp kiểu đó. Cứ tưởng dễ dàng liên lạc thì sẽ càng thêm gắn bó, lầm to!
Video đang HOT
Chị nhớ chuyến công tác gần nhất của mình. Suốt mấy ngày, chị chỉ gửi cho chồng một tin là đừng đưa con đi bế giảng trễ giờ. Vậy thôi! Hình chụp ở nơi đến, chị “quăng lên phây”, chồng thích thì vào xem rồi “còm”, không thì thôi. Coi như đó là bằng chứng cho việc chị đi đến nơi về đến chốn. Nếu cần thì bật cuộc gọi có hình lên để nhìn thấy nhau, như một hình thức kiểm tra. Đã qua rồi cái thời giám sát nhau chặt chẽ vì nỗi lo “mất mát” vu vơ nào đó. Nay nếu bất thần ai hỏi, chồng làm ở đâu, chị cũng phải suy nghĩ một lúc mới nhớ ra cái tên đường. Còn cụ thể sáng nay anh ở văn phòng hay gặp đối tác, khách hàng ở quán nào, xứ nào, đành chịu. Và chị, khi bước chân ra khỏi cửa, cũng gần như không còn thói quen “báo cáo” gì thêm về mọi hoạt động của mình, đừng nói đến chia sẻ cảm xúc.
Bỗng dưng chị nhớ lại những lần gặp chuyện khó khăn ở công ty, đêm về nằm trăn trở mãi, mà chồng dường như chẳng nhận ra. Lại có khi thấy chồng buồn buồn “khó ở”, nhưng làm biếng hỏi han, nên thôi. Rồi cũng qua. Chị không nghĩ ra lần sau cùng hai vợ chồng hẹn nhau cà phê hay ăn trưa là lúc nào, nói chi đến bữa tối lãng mạn với hoa, với nến, với bàn tay nắm chặt bàn tay. Vợ ốm đau loàng xoàng thì tự mua thuốc uống, tự ở nhà đắp chăn mà ngủ. Chồng có đi nhậu về say xỉn thì hôm sau cũng tự biết nên dậy đúng giờ để đưa con đến trường, đừng để ảnh hưởng đến nhịp sống chung của cả nhà. Cuộc sống đi theo cái guồng quen thuộc nhàm chán đến độ chẳng ai muốn phá vỡ nó, chẳng ai có thời gian và tâm trí để nghĩ suy về nó, để nhận ra nó quá đơn điệu, và đã trở thành một thói quen buồn tẻ mất rồi…
Chia sẻ của cô em họ hôm trước mà chị vẫn cho là chuyện “rảnh rỗi sinh nông nổi” ập về. Cô ấy bảo, sao thấy chồng con ngày càng xa cách, thấy mình cô độc ngay bên cạnh người thân. Có nên làm một cuộc cách mạng để thay đổi hay không nhỉ? Mình còn trẻ, lẽ nào cứ sống mãi như thế đến… chết, thật không cam lòng. Mà phải mình ao ước điều gì cao xa đâu. Chỉ mong thường xuyên có những bữa cơm tối đông đủ, mong vợ chồng thỉnh thoảng đi ăn sáng, coi phim, mong có cảnh chuyện trò đêm khuya, chẳng hạn. Lâu lắm rồi, cô ấy không dám thổ lộ với ai về ước mơ kiểu “phim Hàn” đó, rằng cô ấy thèm một vòng tay ôm ấp vỗ về, thèm một cái chạm vào nhau mỗi khi mình thấy lòng yếu đuối muộn phiền…
Chị giật mình mông lung ngó lại, tự hỏi tại sao ta lại không tự “cứu” lấy cuộc sống của mình, theo một cách tích cực và đơn giản nhất? Ừ thì lấy điện thoại ra mà gọi cho chồng, dặn dò hay hẹn hò gì cũng được. Mà cũng đừng “làm quá”, kẻo chồng lại thấy… bất thường khi vợ bỗng dưng muốn gần gũi, chia sẻ. Cuộc sống hiện đại quá khiến người ta làm gì cũng thấy cần phải đắn đo…
Theo VNE
Rút điện thoại gọi cho chồng...
Chị nhân viên trực giải quyết khiếu nại thông báo, do số của anh có dữ liệu gọi cho số 09xxxxx hơn 80 phút, nên mới hết tiền trong tài khoản". Ông khách hùng hổ: "Số này là của vợ tui, nghĩ sao mà gọi cho vợ nói chuyện hơn 80 phút, hả? Vợ chồng thì có chuyện gì mà nói lâu chừng đó, hả? Hả?".
Đoạn ghi âm trên được chị nhân viên bật lớn lên trong phòng, để chị em tham khảo "mở mang đầu óc" lúc rỗi việc. Nào là, ông chồng quê mùa cục mịch đó còn chẳng có gì để nói với bà vợ chắc cũng quanh năm "buôn bán ở mom sông", trách sao mấy ông chồng hiện đại thị thành bây giờ càng không có gì để mà tỉ tê với vợ.
Chị nhân viên "giải quyết khiếu nại" cũng chạnh lòng vì ông chồng nhà quê kia nói vô tình mà trúng ngay tâm tư của chị. Hình như đã lâu lắm rồi, vợ chồng chị chẳng còn trò chuyện với nhau, trò chuyện một cách đúng nghĩa, chứ không phải mấy câu trao đổi tầm phào, kiểu như "chiều nay anh về trễ, không ăn cơm", "hôm nay em nhớ đón con nhé", "anh ghé mua cái bóng đèn về thay cái bóng dưới bếp bị cháy"... Thậm chí, cũng không nghe thấy giọng nhau, vì đã "truyền thông điệp" qua tin nhắn, qua chat trên mạng xã hội chẳng hạn. Thời buổi công nghệ thông tin phát triển đã nối giáo cho những giao tiếp kiểu đó. Cứ tưởng dễ dàng liên lạc thì sẽ càng thêm gắn bó, lầm to!
Chị nhớ chuyến công tác gần nhất của mình. Suốt mấy ngày, chị chỉ gửi cho chồng một tin là đừng đưa con đi bế giảng trễ giờ. Vậy thôi! Hình chụp ở nơi đến, chị "quăng lên phây", chồng thích thì vào xem rồi "còm", không thì thôi. Coi như đó là bằng chứng cho việc chị đi đến nơi về đến chốn. Nếu cần thì bật cuộc gọi có hình lên để nhìn thấy nhau, như một hình thức kiểm tra. Đã qua rồi cái thời giám sát nhau chặt chẽ vì nỗi lo "mất mát" vu vơ nào đó. Nay nếu bất thần ai hỏi, chồng làm ở đâu, chị cũng phải suy nghĩ một lúc mới nhớ ra cái tên đường. Còn cụ thể sáng nay anh ở văn phòng hay gặp đối tác, khách hàng ở quán nào, xứ nào, đành chịu. Và chị, khi bước chân ra khỏi cửa, cũng gần như không còn thói quen "báo cáo" gì thêm về mọi hoạt động của mình, đừng nói đến chia sẻ cảm xúc.
Bỗng dưng chị nhớ lại những lần gặp chuyện khó khăn ở công ty, đêm về nằm trăn trở mãi, mà chồng dường như chẳng nhận ra. Lại có khi thấy chồng buồn buồn "khó ở", nhưng làm biếng hỏi han, nên thôi. Rồi cũng qua. Chị không nghĩ ra lần sau cùng hai vợ chồng hẹn nhau cà phê hay ăn trưa là lúc nào, nói chi đến bữa tối lãng mạn với hoa, với nến, với bàn tay nắm chặt bàn tay. Vợ ốm đau loàng xoàng thì tự mua thuốc uống, tự ở nhà đắp chăn mà ngủ. Chồng có đi nhậu về say xỉn thì hôm sau cũng tự biết nên dậy đúng giờ để đưa con đến trường, đừng để ảnh hưởng đến nhịp sống chung của cả nhà. Cuộc sống đi theo cái guồng quen thuộc nhàm chán đến độ chẳng ai muốn phá vỡ nó, chẳng ai có thời gian và tâm trí để nghĩ suy về nó, để nhận ra nó quá đơn điệu, và đã trở thành một thói quen buồn tẻ mất rồi...
Chia sẻ của cô em họ hôm trước mà chị vẫn cho là chuyện "rảnh rỗi sinh nông nổi" ập về. Cô ấy bảo, sao thấy chồng con ngày càng xa cách, thấy mình cô độc ngay bên cạnh người thân. Có nên làm một cuộc cách mạng để thay đổi hay không nhỉ? Mình còn trẻ, lẽ nào cứ sống mãi như thế đến... chết, thật không cam lòng. Mà phải mình ao ước điều gì cao xa đâu. Chỉ mong thường xuyên có những bữa cơm tối đông đủ, mong vợ chồng thỉnh thoảng đi ăn sáng, coi phim, mong có cảnh chuyện trò đêm khuya, chẳng hạn. Lâu lắm rồi, cô ấy không dám thổ lộ với ai về ước mơ kiểu "phim Hàn" đó, rằng cô ấy thèm một vòng tay ôm ấp vỗ về, thèm một cái chạm vào nhau mỗi khi mình thấy lòng yếu đuối muộn phiền...
Chị giật mình mông lung ngó lại, tự hỏi tại sao ta lại không tự "cứu" lấy cuộc sống của mình, theo một cách tích cực và đơn giản nhất? Ừ thì lấy điện thoại ra mà gọi cho chồng, dặn dò hay hẹn hò gì cũng được. Mà cũng đừng "làm quá", kẻo chồng lại thấy... bất thường khi vợ bỗng dưng muốn gần gũi, chia sẻ. Cuộc sống hiện đại quá khiến người ta làm gì cũng thấy cần phải đắn đo...
Theo VNE
Mẹ chồng năm lần bảy lượt quỳ gối xin đón con dâu về lại nhà Từ khi biết con trai không thể sinh thêm cháu, kết quả là bây giờ mẹ chồng lại năm lần bảy lượt đến nhà thông gia xin đón rước mẹ con tôi về lại nhà chồng. Thậm chí khi bị bố mẹ tôi sỉ vả và chửi mắng rất nặng lời, bà còn quỳ xuống xin tha thứ. Chán cái sự đời, chán...