“Rụt cổ” sống trong nhà cổ ở Sài Gòn
Nhiều khu nhà cổ có tuổi đời cả trăm năm đã xuống cấp trầm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào, người dân đang sống trong nỗi lo…
Hàng loạt căn nhà cổ từ số nhà 220 đến 240 Võ Văn Kiệt ( Bến Chương Dương cũ; quận 1, TP HCM) đã xuống cấp trầm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Những căn nhà này được xây dựng thời Pháp thuộc, tới nay tuổi đời cũng đã lên tới cả trăm tuổi. Nhiều căn nhà đã bị hư hỏng hoàn toàn, những căn còn lại cũng đã bắt đầu nứt bong tróc, trần nhà bị mối mọt gần hết.
Hẻm 232 Võ Văn Kiệt là một “đường hầm” đi xuyên qua khu nhà cổ nhiều tầng này. Hai bên tường đã bong tróc xi măng gần hết.
Theo người dân địa phương, khu nhà cổ này thời xưa vốn là trụ sở Công ty Nước mắm Liên Thành. Xung quanh những lớp tường bong tróc bám rất nhiều lớp muối mặn nên muốn trát xi măng trùng tu cũng rất khó.
Một phần mái nhà đã lung lay, nứt từng mảng lớn, gạch và tường bị bong tróc rơi xuống đường.
Những trần nhà được thiết kế bằng gỗ đã mối mọt và mục nát gần hết, khó có thể sửa chữa được.
Video đang HOT
Bà Chín (68 tuổi) bán bột chiên, nước giải khát ngay cổng của một căn nhà cổ cho hay nhiều người đã dọn nhà qua khu vực khác để sinh sống vì nhà đã quá xuống cấp.
Tuy nhiên, nhều căn nhà cổ vẫn được sử dụng để ở, mở cửa hàng hoặc dùng làm kho chứa đồ bất chấp nguy hiểm. Trong ảnh, một chủ vựa ve chai thuê một căn nhà cổ để làm kho chứa phế liệu, người này cho biết căn nhà đã lung lay nhưng không tốn nhiều tiền thuê nên vẫn cố gắng sử dụng.
Một trong những căn nhà cổ đã được xây dựng lại dở dang, che chắn kín mít và người dân vẫn sinh sống trên đống xà bần tạm bợ.
Khu cư xá 626 (Võ Văn Kiệt, phường Cầu Kho, quận 1) cũng đã xuống cấp nghiêm trọng. Mặc dù đã được quy hoạch, nhưng người dân vẫn chưa được thông báo về thông tin đền bù nên vẫn phải ở trong tâm trạng bất an, lo sợ nhà sập.
Cụ Nguyễn Thị Tư (89 tuổi) cho biết rằng khu cư xá này có tuổi đời hơn cụ rất nhiều năm. Hiện khu cư xá đang ngày càng nứt nẻ, bong tróc, khiến cuộc sống của 25 hộ dân tại đây không được đảm bảo.
Những vết nứt lớn ngay cầu thang lên xuống của khu cư xá.
Theo những người dân sinh sống tại đây, thời gian thi công đại lộ Võ Văn Kiệt thì tường nhà bắt đầu xuất hiện nhiều vết nứt lớn kéo dài.
Chung cư Ngô Gia Tự được xây từ năm 1968. Dù đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng việc di dời, hỗ trợ bồi thường, tái định cư vẫn còn nhiều hộ chưa thống nhất.
Một góc chung cư Ngô Gia Tự xập xệ, tạm bợ và dơ bẩn.
Tường nhà nứt nẻ, bong tróc, đổ sập nên nhiều hộ dân phải lắp ghép các miếng ván, miếng tôn để che chắn tạm.
Tương tự tại chung cư Cô Giang (phường Cô Giang, quận 1), do vướng mắc tiền đền bù, hàng trăm hộ dân vẫn còn bám trụ sinh sống trong những lô nhà hư hỏng nặng, có thể sập đổ bất cứ lúc nào.
Theo Quốc Chiến (Người lao động)
Hàng loạt nhà cổ Hội An hư hỏng do thi công bờ kè gần 150 tỷ
Quá trình thi công bờ kè đắt đỏ để bảo tuyến phố cổ đẹp nhất Hội An (Quảng Nam) đã gây nứt nẻ hàng loạt ngôi nhà, nguy cơ đổ sập.
Gần một tháng nay, nhiều chủ sở hữu và người thuê nhà cổ kinh doanh ở tuyến phố Bạch Đằng (TP Hội An, Quảng Nam) liên tục nộp đơn lên chính quyền phản ánh tình trạng thi công bờ kè gây hư hỏng nhà của họ. "Làm bờ kè để bảo vệ nhưng thi công đến đâu nứt nhà đến đó. Chúng tôi e ngại bờ kè làm chưa xong thì nhà cổ đã không còn", đại diện một nhà hàng trên tuyến phố cổ đẹp nhất Hội An này nói.
Việc đóng cọc gây chấn động làm các ngôi nhà cổ cách bờ sông khoảng 5 mét đang bị hư hư hỏng. Ảnh. Tiến Hùng.
Từ khi bờ kè này khởi công vào trung tuần tháng 11, cánh cửa gỗ của nhà hàng Hoa Anh Đào nằm ở đầu đường Bạch Đằng bị lệch, không thể đóng mở được do các vết nứt chạy dọc dưới nền nhà. Trên bờ tường của ngôi nhà cổ hàng trăm năm cũng xuất hiện những vết nứt chạy dài nhiều mét. Ngoài lề đường, thảm nhựa và gạch lát lề bị rời ra....
Toàn bộ tuyến phố cổ Bạch Đằng có hơn 50 ngôi nhà hàng trăm năm tuổi, nằm sát với bờ sông Hoài, có đoạn chỉ cách móng trụ thi công 5m. Theo ghi nhận, công trình bờ kè đã được thi công khoảng 50m, tuy nhiên làm đến đâu, nhà cổ hư hỏng đến đó. Hiện tại, đã có 5 ngôi nhà cổ bị nứt nẻ do chấn động.
Lý giải về tình trạng này, ngày 25/12, Ban quản lý các công trình xây dựng tỉnh Quảng Nam (đơn vị chủ đầu tư), cho hay bờ kè sông đã làm cách đây cả trăm năm nên nền móng, đất và cả nền đường rất yếu. "Đơn vị thi công đã cho hạ cọc bằng phương pháp xói nước đầu cọc với áp lực lớn để cọc tự hạ xuống bằng chính trọng lượng bản thân kết hợp với búa rung. Đây là giải pháp tối ưu để giảm thiểu khả năng chấn động có thể ảnh hưởng đến các công trình trong khu di tích", đại diện chủ đầu tư nói.
Các vết nứt tại các ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi xuất hiện sau khi thi công bờ kè. Ảnh. Tiến Hùng.
Theo đại diện đơn vị thi công, trước khi triển khai đã phối hợp với bảo hiểm, UBND phường quay phim, chụp ảnh ghi nhận hiện trạng các ngôi nhà có khả năng ảnh hưởng để có cơ sở đánh giá thiệt hại và bồi thường sau này. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư và Tổ hỗ trợ thi công của thành phố Hội An thường xuyên theo dõi và có giải pháp xử lý kịp thời.
"Các đơn vị liên quan luôn có mặt ở hiện trường để ghi nhận phản hồi của người dân liên quan đến công trình cũng như giải thích để người dân hiểu", đại diện chủ đầu tư nói và cho hay đối với các công trình bị ảnh hưởng, các bên liên quan sẽ có trách nhiệm sửa chữa, phục hồi lại nguyên trạng theo đúng hướng dẫn của thành phố về trùng tu công trình trong khu di tích.
Bờ kè đang được thi công tại tuyến phố cổ đẹp nhất Hội An. Ảnh. Tiến Hùng.
Thừa nhận tình trạng này rất đáng lo ngại, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND TP Hội An, cho hay công trình này nhằm bảo vệ khu đô thị cổ Hội An và góp phần bảo đảm an toàn di sản trước hiểm họa của biến đổi khí hậu. "Quá trình thi công đã tạo ra chấn động, gây lo ngại cho sự an nguy của những ngôi nhà cổ nằm sát bờ sông Hoài. Chúng tôi đã cử đoàn giám sát, nếu xảy ra trường hợp xấu như sập nhà cổ sẽ lập tức phản ứng", ông Hùng nói.
Tuyến kè bảo vệ phố cổ Hội An đi qua phường Minh An dài 780m (từ chùa Cầu đến cầu Cẩm Nam), với nguồn vốn được duyệt ban đầu gần 150 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 12 tháng. Giai đoạn 1 triển khai từ cầu An Hội đến cầu Cẩm Nam, giai đoạn 2 thi công từ cầu An Hội đến cầu gỗ trước chùa Cầu. Sau khi thi công bờ kè, vỉa hè sẽ được nới rộng 1-2m, được lát đá, trồng cây xanh cùng hệ thống đèn chiếu sáng nhằm mục đích bảo vệ đô thị cổ vừa phục vụ du lịch thành phố.
Tiến Hùng
Theo VNE
Làng cổ với những ngôi nhà rường trên 100 tuổi Làng Hội Kỳ nằm bên dòng Ô Lâu (Hải Lăng, Quảng Trị) hiện có 20 căn nhà rường 100-200 năm tuổi, từng được mua bằng cả trăm tấn thóc. Làng Hội Kỳ nằm ở xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, bên dòng sông Ô Lâu. Các bậc cao niên kể rằng, làng được lập cách đây khoảng 500 năm, hiện còn 20 nhà...