Rút chân nhang trong ngày cúng ông Công ông Táo, gia chủ phải nhớ kỹ 3 điều này kẻo xua hết vận may
Trong ngày cúng ông Công ông Táo, rút tỉa chân nhang là công việc vô cùng quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến sự hưng thịnh cả năm của gia đình nên gia chủ phải lưu ý những điều này.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi (TP.HCM), phần quan trọng nhất trên bàn thờ là lư hương thắp nhang. Nhang là phần kết nối giữa con người và bề trên vì thế khi lau dọn hoặc bày trí bàn thờ thì lư hương (bát nhang) là phần cực kỳ quan trọng.
Lư hương ông Công ông Táo một năm mới dọn một lần nên chân nhang rất nhiều, khi cúng đưa ông Táo về trời ngoài việc lau sạch lư hương còn phải nhổ bỏ chân nhang.
Trong ngày này, gia chủ cần phải lưu ý 3 điều sau:
Thứ nhất là lấy các chân nhang cũ nhưng phải chừa lại ba chân nhang (có nơi tính theo gia chủ là nam hay nữ mà có số chân nhang giữ lại khác nhau tùy tập quán mỗi vùng). Không bỏ hết vì ta vẫn phải giữ lại cái năng lượng cũ để bề trên theo đó mà về ngự lại.
Lư hương là một trong những vật quan trọng trên bàn thờ – Ảnh minh họa: Internet
Thứ hai là đổ thêm cát hoặc tro vào và nén lại cho chắc chắn, không để tro bị vơi hoặc lỏng lẻo khiến nhang bị ngả nghiêng khi cắm.
Thứ ba là các chân nhang phải được gom lại một chỗ và đốt đi, không bỏ vương vãi, cũng không vứt vào thùng rác.
Video đang HOT
Thường nhà nào cũng có bàn thờ ông Công ông Táo ngay tại bếp của mình, như vậy thì thờ đâu cúng đó. Trước khi cúng, gia chủ phải lau dọn sạch sẽ rồi bày mâm lễ cúng ngay tại bàn thờ.
Theo chuyên gia phong thủy, gia chủ nên cúng ông Công ông Táo ngay tại bếp của mình – Ảnh minh họa: Internet
Trường hợp nhà không có bàn thờ thì cúng ngay giữa nhà chứ không bày lên bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Phật mà cúng, vì Táo quân – gia tiên – chư Phật mỗi vị có cấp bậc, nhiệm vụ và linh ứng khác nhau. Nếu cúng đưa ông Công ông Táo thì không lý do gì mà đặt lên bàn thờ Phật vì ông Công ông Táo không cư ngụ tại nơi đó.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Thế Huân | Theo Phụ nữ sức khỏe
Con cái ốm đau quanh năm tiền bạc đội nón ra đi vì trót dại đặt vật lên bàn thờ ngày Tết
Con cái ốm đau quanh năm tiền bạc đội nón ra đi vì trót dại đặt vật lên bàn thờ ngày Tết - nhiều người mắc mà chẳng hề hay biết.
1, Không đặt trái cây giả
Nhiều người vẫn thường bảo người đã Cế sao có thể ăn được nên bày quả giả cũng không sao. Nhưng quan niệm về tâm linh thường nói người khuất thường 'ăn hương ăn hoa', do vậy cúng trái cây, hoa tươi để họ cảm nhận được mùi thơm của hoa và quả.
Gia chủ bày quả giả chẳng khác nào 'lừa dối' tổ tiên, khiến bề trên không thể cảm nhận được lòng thành, thậm chí bị cho là bất kính.
2, Những loại hoa kiêng cúng trên bàn thờ
Chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội) cho biết, đã là hoa thơm thì hoa nào cũng dùng thắp hương được, cái quan trọng nhất đó chính là lòng thành kính. Tuy nhiên, theo quan niệm của người phương Đông, đặc biệt là người Việt Nam, hoa ly, hoa loa lèn, hoa lay ơn là loại hoa ngoại lai không phải là hoa truyền thống, không nên dùng để thắp hương.
Một số loại hoa kiêng kỵ cúng khác:
- Hoa phong lan: Phong lan bền đẹp, được nhiều người mua cắm ban thờ, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ "phong" gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.
- Hoa đại (sứ, chămpa): Loại hoa này tuy thơm, màu đẹp, nhưng không dùng cúng trên bàn thờ vì theo tích Lào, nó liên quan chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng.
- Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua): Hoa tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp.
- Hoa nhài: Tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian, nhài là loại hoa không đứng đắn, nên không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên.
- Hoa cúc vạn thọ: Ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương khác không cúng trên ban thờ vì nhiều người cho rằng loại hoa này có mùi hôi.
Bên cạnh đó, không nên chọn những loại hoa có gai sắc nhiều sát khí, hoặc những loại hoa có mùi quá gắt, làm mất đi sự thanh tịnh, trang nghiêm trên bàn thờ.
3, Tiền giả
Ngày Tết, tuyệt đối đừng để tiền giả lên bàn thờ bởi nhẽ ra số tiền ấy phải được gia chủ hóa hết vào ngày 23 tháng Chạp rồi. Dân gian cho rằng nếu tiền vàng còn dư vào cuối năm mà không hóa hết thì sang năm mới sẽ khó khăn, ngưng trệ, tài lộc sa sút.
4, Cành vàng lá ngọc
Đi chùa ngày Tết, nhiều gia đình mang cành vàng lá ngọc từ chùa về như một cách 'xin lộc', sau đó sẽ mang lên bàn thờ nhà mình thờ cúng. Tuy nhiên đây là điều cấm kỵ bởi chùa chiền không chỉ là chỗ ở của các vị thần Phật mà còn là nơi các vong linh nương tựa nữa, biết đâu nó chẳng hề ban phước lành, tài lộc như bạn mong muốn mà còn rước thêm xui xẻo về nhà.
Nếu muốn giữ, tốt nhất gia chủ nên cất trong tủ kính hoặc cắm vào một chiếc lọ, để ở những nơi sạch sẽ, trang trọng trong nhà.
Bàn thờ gia tiên vốn là nơi linh thiêng cho nên bạn cần cẩn trọng trước khi đặt bất cứ vật gì trong đó. Hơn nữa, gia chủ cần chú ý dọn dẹp vệ sinh, không để hoa héo, quả thối trên bàn thờ kẻo làm ô uế chốn tâm linh, ảnh hưởng ấ đến cuộc sống gia đình...
Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!
Theo danviet.vn
Những điều có thể bạn chưa biết vào mùng 4 Tết năm 2019! Không chỉ đơn giản là ngày đầu năm, có những điều có thể bạn chưa biết vào ngày mùng 4 Tết năm 2019 để có một năm mới thuận lợi và bình an. Chúng ta thường chỉ chú trọng vào 3 ngày đầu năm mới mà quên đi ngày mùng 4 Tết. Nếu như "mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng...