Rút bớt số bậc thang, liệu giá điện có giảm?
“ Bậc thang dù ít đi nhưng chênh lệch giữa các bậc thang vẫn lớn thì hoá đơn tiền điện chưa chắc đã giảm đi, người chịu thiệt thòi vẫn là người tiêu dùng mà thôi”, một chuyên gia trong ngành nói.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng yêu cầu ngành điện cần phải sớm điều chỉnh bậc thang từ 6 xuống còn 3 và hướng tới chỉ còn 1 bậc.
Trước những ý kiến phản ánh từ phía khách hàng, chuyên gia về hoá đơn tiền điện và phương thức tính luỹ tiến, trong buổi toạ đàm diễn ra đầu tháng 7, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương khẳng định, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục nghiên cứu và xem xét lại cơ cấu biểu giá bán lẻ và sẽ có những điều chỉnh phù hợp hơn với thực tế khách hàng sử dụng sinh hoạt ở Việt Nam.
Mới đây, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đã đề nghị Cục Điều tiết Điện lực nghiên cứu lại biểu giá và cách tính giá điện bán lẻ theo hướng có ít bậc thang và đặc biệt là rút ngắn mức chênh lệch mức giá giữa các bậc thang.
Thứ trưởng cũng thừa nhận, với giá điện bán ra như hiện nay đã cao hơn giá điện sản xuất, tức là có lãi, do đó triết lý càng dùng nhiều càng phải trả nhiều không còn hợp lý.
Thậm chí, theo yêu cầu của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, ngành điện cần phải sớm điều chỉnh bậc thang từ 6 xuống còn 3 và hướng tới chỉ còn 1 bậc.
Video đang HOT
Bộ trưởng cho rằng, với biểu giá điện lên tới 6 bậc thang khiến hoá đơn tiền điện của nhiều hộ giai đình từ 200-300 nghìn đồng tăng lên hơn 1 triệu đồng/tháng là “có vấn đề”.
Quan điểm của Bộ Công Thương về hướng điều chỉnh biểu giá điện luỹ kế nhận được nhiều đồng tình của giới chuyên gia và xã hội.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, giảm số bậc thang thôi chưa đủ mà quan trọng là cần điều chỉnh thu hẹp khoảng cách về giá điện để mức chênh lệch phù hợp hơn.
“Bậc thang dù ít đi nhưng chênh lệch giữa các bậc thang vẫn lớn thì hoá đơn tiền điện chưa chắc đã giảm đi, người chịu thiệt thòi vẫn là người tiêu dùng mà thôi”, một chuyên gia trong ngành nói.
Còn theo GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân), áp giá điện theo bậc thang không phải không hợp lý nhưng cần điều chỉnh theo hướng gọn hơn, giãn khoảng cách giữa các bậc thang nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Cách tính giá điện theo hướng càng dùng nhiều càng phải trả nhiều tiền dù theo lý giải của EVN và Bộ Công Thương là giống nhiều nước đang áp dụng cũng được cho rằng thiếu hợp lý. GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam còn khẳng định, các quốc gia khác không có cách tính giá điện như Việt Nam, cách tính này chỉ có ở những nước chỉ thiếu điện.
Phương Dung
Theo Dantri
Người tiêu dùng mừng hụt vì xăng chỉ giảm giá nhỏ giọt
Chiều 20-7, giá bán lẻ xăng dầu trong nước lại có đợt giảm mới với mức 260 đồng/lít xăng RON 92. Như vậy, sau 2 lần giảm giá trong tháng 7-2015, giá xăng mới giảm tổng cộng 591 đồng/lít, quá ít so với kỳ vọng của người dân.
Ảnh chụp tại cây xăng số 9 Tràn Hưng Đạo chiều 20-7
Giảm giá chiếu lệ
Cuối tuần qua, Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) đưa ra dự báo: "Giá xăng có thể giảm 700-800 đồng/lít hoặc giảm 400 đồng/lít cộng với tăng mức trích lập quỹ bình ổn của các đơn vị đầu mối". Ngày 20-7, liên bộ Công Thương - Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá xăng RON 92 thêm 260 đồng/lít về mức 20.120 đồng/lít, RON 95 giảm 425 đồng/lít về mức 19.625 đồng/lít; dầu diesel giảm 1.112 đồng/lít về mức 14.681 đồng/lít; dầu hỏa giảm 1.128 đồng/lít về mức 13.750 đồng/lít; dầu ma zút giảm 872 đồng/kg, xuống còn 11.434 đồng/kg. Như vậy, mức giá xăng giảm thấp hơn so với kỳ vọng trước đó của thị trường.
Bộ Công Thương cho biết, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày kể từ ngày 5 đến 19-7 giảm từ 3-7% so với bình quân 15 ngày trước đó. Do đó, cùng với việc điều chỉnh giá, cơ quan quản lý cũng yêu cầu ngừng sử dụng quỹ bình ổn đối với các mặt hàng xăng, lần lượt là 527 đồng/lít xăng RON 92 và 362 đồng/lít đối với xăng E5. Tổng hợp các lần điều hành giá xăng dầu từ đầu năm 2015 đến nay, một chuyên gia kinh tế cho biết, giá xăng tăng tổng cộng 5.040 đồng/lít trong gần 7 tháng qua, nhưng mức giảm chỉ 2.800 đồng/lít.
Trong đó, riêng kỳ điều hành ngày 21-1, giá xăng giảm mạnh 1.900 đồng/lít, còn lại 3 lần giảm giá khác, xăng chỉ giảm giá nhẹ. Giá dầu giảm mạnh hơn. "Mức tăng giá gần gấp đôi mức giảm giá thể hiện những bất hợp lý trong công tác điều hành. Đương nhiên cơ quan quản lý căn cứ vào giá thế giới, nhưng nhiều ý kiến đã thắc mắc về tình trạng giá thế giới xuống mà giá trong nước vẫn giữ nguyên hoặc tăng" - vị chuyên gia này nói. Chuyên gia này cho biết thêm, những bất cập trong điều hành xăng dầu không có gì mới, bởi việc điều hành giá xăng dầu vẫn theo Nghị định 83.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho hay: "Theo Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, giá cơ sở vẫn còn bao gồm cả thuế, phí, cả lãi của doanh nghiệp nên giá bán lẻ xăng dầu trong nước có lúc "lỗi nhịp" với giá thế giới. Để giá xăng theo thị trường thì cần tách các khoản thuế, phí, lợi nhuận và tách dự trữ quốc gia với kinh doanh thì giá xăng dầu mới có thể theo thị trường". Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, nhìn vào chênh lệch lớn giữa mức giảm giá xăng và dầu ngày 20-7 có thể thấy, bất hợp lý vẫn nằm ở quỹ bình ổn giá. Bị ngừng chi sử dụng quỹ bình ổn giá từ các kỳ điều hành trước, nên giá dầu giảm sâu, ngược lại giá xăng giảm ít hơn.
Người tiêu dùng mừng hụt
Chờ đợi giá xăng giảm từ cuối tuần qua, chị Phạm Hồng Hạnh (nhân viên công ty quảng cáo, dịch vụ truyền hình) chia sẻ: "Chúng tôi sốt ruột chờ giá xăng giảm từ ngày Chủ nhật (19-7), nhưng đến tận chiều 20-7 xăng mới giảm giá. Lần đổ này tôi tiết kiệm được gần... 600 đồng khi đổ 2 lít xăng! Trong khi đó, giảm giá muộn hơn 1 ngày, doanh nghiệp lãi hàng tỷ đồng". Theo Nghị định 83, nếu kỳ điều hành giá trùng vào ngày nghỉ, quyết định điều hành giá sẽ được công bố vào ngày làm việc liền kề. Doanh nghiệp đương nhiên được hưởng lợi trong trường hợp giá xăng dầu thế giới giảm, nhất là khi lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước lên đến hàng chục triệu tấn mỗi ngày.
Kinh nghiệm điều hành xăng dầu từ các nước cho thấy, bên cạnh việc thu các khoản thuế, phí hợp lý, công khai thì nên tách phần dự trữ quốc gia riêng. Ví dụ, Mỹ có quỹ dự trữ xăng dầu quốc gia riêng, khi cần sẽ sử dụng. Trong khi đó, các doanh nghiệp chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh đơn thuần, tự cạnh tranh và tăng, giảm giá theo thị trường.
Theo các chuyên gia kinh tế, với mức giảm giá dầu lên đến hơn 1.000 đồng/lít và giảm liên tục trong những kỳ điều hành gần đây, các hãng vận tải nên xem xét để giảm giá cước.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, tính đến 15h ngày 20-7, quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) tại Petrolimex còn dư 1.350 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với số dư quỹ tại thời điểm 4-7. Đây là số ước tính và đã được làm tròn số.
Theo_An ninh thủ đô
Giá xăng sắp giảm 700-800 đồng/lít? Trong lân điêu chinh giá xang tơi đây có thê là vào cuôi tuân này, HSC uơc tính giá xang se có thê giam 700-800đ/lít hoạc giam 400đ/lít cọng vơi tang mưc trích lạp quy bình ôn cua các đon vi đâu môi. Giá xăng dự báo có thể giảm tới 700-800 đồng/lít trong lần điều chỉnh tới đây. Mới đây, Cục Quản...