Rượu vang sủi Italy – thức uống không thể thiếu trên bàn tiệc đón Năm mới
Doanh số xuất khẩu rượu vang sủi của Italy năm 2019 đã đạt mức kỷ lục, điều này đồng nghĩa với sự xuất hiện quen thuộc của sản phẩm này trong các bữa tiệc trên khắp thế giới.
Một bữa tiệc Giáng sinh truyền thống sẽ thêm trọn vẹn khi nhâm nhi cùng ly rượu vang sủi. (Nguồn: Bangkok Post)
Doanh số xuất khẩu năm 2019 của rượu vang sủi, món đồ uống trứ danh của Italy mỗi dịp lễ lớn, ước tính đạt 560 triệu chai, tăng 9% so với năm ngoái lên mức cao kỷ lục. Điều này đồng nghĩa các bữa tiệc ăn mừng trên toàn thế giới trong năm nay sẽ mang đậm hương vị của “đất nước hình chiếc ủng” hơn bao giờ hết.
Số liệu của Hiệp hội Nông nghiệp Italy và Viện Thống kê quốc gia Italy công bố cho thấy, trong năm nay, tổng doanh số rượu vang sủi của Italy dự báo tăng mạnh ở mức 30% ngay cả ở Pháp – “xứ sở” của rượu sâm banh, loại rượu vang sủi nổi tiếng nhất thế giới. Tính cụ thể ở từng nước trên thế giới, doanh số rượu vang sủi của Italy tăng 37% ở Nhật Bản, 17% ở Nga, 11% ở Mỹ và 7% ở Anh. Đức là thị trường xuất khẩu duy nhất ghi nhận doanh số sụt giảm.
Nghiên cứu trên cũng dự báo, đêm Giao thừa – thời khắc chuyển giao năm 2019 sang Năm mới 2020 sẽ là dịp mà rượu vang sủi được dùng nhiều nhất.
Rượu vang sủi bọt của Italy là biểu tượng truyền thống mang lại may mắn và là món đồ uống không thể thiếu trong các bữa tiệc đón Năm mới ở nhiều nước trên thế giới. Loại rượu này được sản xuất ở khắp Italy, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến là vùng Lombardy, Piedmont, Veneto ở miền Bắc và Emilia-Romagna ở miền Trung.
Video đang HOT
Theo baoquocte.vn
Bị "bà hoả" truy đuổi, kangaroo nhảy xuống hồ bơi ngâm mình
Một con kangaroo thả mình trong hồ bơi ở sân sau một ngôi nhà ở khu vực Upper Hunter thuộc bang New South Wales (NSW) - Úc trong lúc lính cứu hỏa giải cứu nhiều chú gấu koala khỏi lửa đỏ.
Theo hãng tin Reuters, những ngày qua, các loài động vật hoang dã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các đám cháy rừng trên khắp nước Úc - tàn phá hơn 3,7 triệu ha rừng và làm 6 người thiệt mạng. Thời tiết khô và nhiệt độ cao nên hỏa hoạn sẽ càng có nguy cơ tồi tệ hơn nữa.
Giữa thế tiến thoái lưỡng nan, các khu bảo tồn động vật và các tổ chức cứu hộ phải quyết định xem có nên sơ tán động vật khỏi các khu vực bị đe dọa hay không. Trước mắt, Công viên động vật hoang dã Walkabout ở phía Bắc Sydney đã sơ tán 300 con vật và chúng may mắn thoát khỏi tay "bà Hỏa".
Gió lớn, thời tiết khô và nhiệt độ cao làm các đám cháy rừng trên khắp nước Úc trở nên khó dự báo và nguy hiểm hơn. Ảnh: AAP
Một số quần thể koala và "cáo bay" (một loài dơi lớn ở Úc) đã bị hủy diệt trong khi kangaroo, echidna (loài thú lông nhím duy nhất trên Trái Đất có 4 dương vật sinh sống ở Úc, Tasmania và New Guinea)... đành bỏ rừng thoát thân, tìm nơi ẩn náu mới nơi đô thị.
Hồi cuối tuần, một gia đình ở khu vực Upper Hunter thuộc bang NSW ghi hình được một con chuột túi nặng tầm 70 kg đang ngâm mình trong hồ bơi, nước xâm xấp ngực, trong khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 42 độ C.
Con chuột túi nặng đang ngâm mình trong hồ bơi. Ảnh: FACEBOOK
Một cư dân mạng Twitter có nickname Bill Wallace đăng tải hình ảnh con vẹt mào vàng nằm chết, có lẽ vì nóng. Người này viết: "Nhiệt kế dưới mái hiên phía sau nhà hiện số 48,9 độ C. Không rõ ràng lắm nhưng chắc đó là nguyên nhân hại chết vẹt mào vàng".
Một nhóm môi trường ước tính riêng ở bang NSW, hơn 2.000 con koala chết khi 1/3 môi trường sống của chúng bị thiêu rụi.
Trong khi chưa có số liệu thống kê chính thức, bà Tassin Barnard, giám đốc điều hành Công viên động vật hoang dã Walkabout, ước tính hàng triệu động vật chết do cháy rừng. Hôm 19-12, thủ hiến bang NSW đã ban bố tình trạng khẩn cấp cho toàn bang.
Vẹt mào vàng chết vì nóng. Ảnh: TWITTER
Cảnh tượng thê lương trên cánh đồng trồng nho sau cháy rừng ở Adelaide Hills. Ảnh: REUTERS
Những đám cháy rừng không thể kiểm soát đã tàn phá bang miền Nam Úc trong tuần này, nhấn chìm một số vườn nho trong biển lửa, buộc các nhà sản xuất rượu phải kêu gọi quyên góp, giúp gầy dựng lại cơ sở trên phương tiện truyền thông xã hội.
Ông chủ David Bowley, sở hữu khu đất 29 ha ở vùng sản xuất rượu vang Adelaide Hills, thở than: "Đó là chuỗi ngày tồi tệ nhất và tôi ngã quỵ". Ông Bowley ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 1 triệu đô la Úc (hơn 16 tỉ đồng).
Đại diện ngành công nghiệp rượu vang Úc cho biết các vụ hỏa hoạn đã thiêu hủy 1/3 đất trồng nho, tương đương 1.100 ha, tại vùng sản xuất rượu vang Adelaide Hills. Thiệt hại ước tính vượt quá 100 triệu đô la Úc, theo các phương tiện truyền thông địa phương.
Những đám cháy không được kiểm soát vẫn đang hoành hành ở Adelaide Hills. Cho đến nay, khoảng 87 ngôi nhà và 500 tòa nhà bị phá hủy ở Nam Úc do hỏa hoạn.
H.Bình
Theo nld.com.vn/Reuters
Buồn 1 phút trên đường: Sao ô tô, xe máy không nhường người đi bộ như ở Pháp? Ngày đầu đến Pháp đã rạo rực vui mỗi khi đi bộ qua đường, lại mơ ước đem cái văn hóa đẹp đó về Việt Nam. VietNamNet xin chia sẻ bài viết của nữ giảng viên trường ĐH Y Hà Nội để thấy sự so sánh về ý thức tham gia giao thông ở Việt Nam cần suy ngẫm. Ở ta, nhiều khi...