Rượu và những cái chết oan
Rượu vào, lời ra khiến họ không kiểm soát được hành vi của chính bản thân mình. Cái ác ẩn sâu bên trong mỗi con người trỗi dậy, kẻ chết, người vào tù chỉ vì những giọt nồng mà cay ấy…
Mẹ bị cáo H.V.Đ (SN 1957, ngụ xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn-TPHCM) thở dài nói với chúng tôi: “Từ lúc 25 tuổi đến giờ, không ngày nào mà nó không nhậu. Tờ mờ sáng đã nhậu, nhậu riết mới thành ra như vậy…”.
Một mâu thuẫn nhỏ cũng giết người
Từ 5 giờ ngày 20-6-2011, ông Đ. đã bắt đầu một ngày mới bằng việc… uống rượu. Một lát sau, đã có ông H.N.Q (51 tuổi, hàng xóm) qua làm bạn nhậu. Chén tạc chén thù đến 11 giờ, ông Đ. kêu ông Q. về nhưng ông Q. không chịu, vẫn muốn tiếp tục cuộc nhậu đang hồi vui vẻ. Bất đồng ý kiến, hai bên cãi nhau rồi nảy sinh mâu thuẫn. Trong cơn say, ông Đ. đã dùng dao đâm chết người vừa ngồi nhậu với mình.
Bị cáo H.V.Đ đang nghe tòa tuyên án
Cũng chính ma men đưa lối, L.T.K (SN 1988, ngụ quận 3-TPHCM) đã nhẫn tâm đâm 5 nhát dao vào người của N.V.L (đồng nghiệp của K.) chỉ từ một chuyện tưởng chừng rất nhỏ. Trong lúc cùng nhậu, L. và N.V.S (đồng nghiệp của K. và L.) cãi vã nhau về việc S. nói sẽ nghỉ làm để đi xin việc nơi khác.
Video đang HOT
Mọi việc tưởng như kết thúc khi S. đứng dậy về trước nhưng trong lúc chỉ còn L. và K. ngồi nhậu, L. nhắc lại chuyện S. định nghỉ làm và nói sẽ đánh S. Nghe xong, K. nói: “Mày dưới quê lên, biết gì chuyện người ta mà nói?”. Trong cơn say, câu nói tưởng chừng bình thường lại khiến L. cho đó là lời xúc xiểm nên liền đứng lên gằn giọng hỏi: “Ý mày là sao?”, rồi cầm ca uống nước bằng inox đánh vào mặt K. Xung đột nổ ra, một mạng người đã ra đi…
Sau khi nhậu tại nhà chú ruột ở đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh – TPHCM, D.Q.Th (ngụ quận Bình Thạnh) lấy xe đi làm. Có men rượu, Th. loạng quạng tay lái và xảy ra va chạm xe với T.T.P (cùng ngụ quận Bình Thạnh).
Biết mình sai, Th. đồng ý bồi thường cho P. 300.000 đồng nhưng vì không có tiền trong người, Th. gọi điện cho người nhà đến giải quyết. Thấy vậy, P. cũng điện thoại báo cho mẹ biết. Tình cờ nghe chuyện, T.T.T.Ph (em trai P., SN 1992, ngụ quận Bình Thạnh) chạy xe đi tìm anh.
Đến nơi, Ph. chỉ đứng nhìn khi thấy anh và Th. đang thương lượng việc bồi thường. Thế nhưng, khi người nhà của Th. đến, trong đó có những người cũng có hơi men, chưa tìm hiểu rõ sự việc đã lớn tiếng chửi thề và lần lượt xông vào dùng mũ bảo hiểm đánh P., Ph. lập tức quay về nhà lấy dao ra đâm một người bị thương và đâm chết một người khác (cậu của Th.).
Cái giá phải trả
Trong phiên tòa xử bị cáo H.V.Đ vào ngày 25-4, điều duy nhất đọng lại trong lòng những người dự khán là nỗi đau của 3 người phụ nữ.Đó là mẹ, vợ của bị cáo và vợ của người bị hại. Dù ở hai “chiến tuyến” nhưng họ lại đồng cảm với nhau bởi đều là mẹ, là vợ của “đệ tử lưu linh”. Có chồng thích nhậu hơn thích làm, cả 2 người vợ ấy phải tần tảo sớm hôm đi giúp việc nhà cho người ta để nuôi chồng con.
Cuộc sống càng khốn đốn hơn từ sau khi vụ án xảy ra. Nhà nghèo, vợ của ông Q. phải chạy vạy để có chi phí mai táng cho chồng, nợ chồng nợ. Phía bên kia, vợ của ông Đ. dù cố hết sức cũng chỉ khắc phục một phần rất nhỏ hậu quả cho gia đình người bị hại, còn một số tiền lớn tòa tuyên thì cũng chưa biết phải xoay xở bằng cách nào, lại phải hằng tháng thăm nuôi chồng nhận bản án tù chung thân.
Đối với K. và L. – những thanh niên có tuổi đời còn trẻ mang ước mơ lên thành phố lập nghiệp, mong được đổi đời, chưa kịp làm được gì thì một người vĩnh viễn ra đi, người kia mang bản án 15 năm tù, đặt dấu chấm hết cho ước mơ và tuổi trẻ.
Còn với Ph., dù không uống rượu nhưng vì thiếu kiềm chế trước những hành vi không đúng của những người say rượu đã trở thành tội phạm và đối mặt với bản án 20 năm tù giam về tội giết người.
Người phạm tội trong trường hợp say rượu không kiềm chế được bản thân không được xem là tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
Theo NLD
Những cái chết oan vì côn đồ manh động
Nhiều vụ án, chỉ vì xích mích mâu thuẫn nhỏ, thậm chí còn... không nhớ mặt "kẻ gây hấn", những thanh thiếu niên côn đồ sẵn sàng tập hợp đồng bọn cùng đi truy lùng đối thủ để rửa hận. Và nhiều mạng người đã phải chết oan.
Các bị cáo trong vụ án giết nhầm tại phiên tòa ngày 7-9
Chết oan trên đường về nhà...
23h30 ngày 24-12-2009, Lê Thanh Tùng (SN 1981, trú tại Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ) và bạn gái cùng đi chơi đêm với Triệu Hoàng Trung (SN 1985, HKTT khu Hòa Bình, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) về đến đường Thụy Khuê đoạn gần cổng trường THPT Chu Văn An, phường Bưởi, quận Tây Hồ thì Trung đi xe máy va chạm và xảy ra xô xát với một nhóm thanh niên đang tụ tập tại đây. Thấy bạn bị đánh, Tùng đã quay lại can ngăn và đuổi đánh nhóm thanh niên trên khiến nhóm này bỏ chạy. Sau đó, Tùng đèo bạn gái về nhà, còn Trung về nhà thuê trọ tại ngõ 378 Thụy Khuê. Về nhà trọ, Trung kể lại câu chuyện cho đám bạn về việc mình bị nhóm thanh niên đánh. Khi Tùng quay trở lại đã "động viên" anh em đi tìm nhóm thanh niên trên. Cả nhóm liền mang theo đao, tuýp sắt gắn dao chọc tiết lợn rồi chuẩn bị lên đường.
Để tăng thêm "quân số", Tùng gọi thêm gần chục đàn em cũng là những đối tượng thanh niên hư hỏng ở gần đó tham gia cùng. Cả bọn sau đó loanh quanh khu vực mới rồi xảy ra xô xát. Đúng lúc ấy anh Trần Ngọc Điệp đèo anh Lê Trung Kiên tăng ga chạy theo hướng từ chợ Bưởi đến dốc Tam Đa. Tưởng 2 thanh niên này trong nhóm thanh niên gây hấn với mình, Trung hô hào đồng bọn đuổi theo rồi cả nhóm điên cuồng lao vào đánh anh Kiên. Dù không hiểu vì sao nhưng thấy nhóm thanh niên quá hung bạo, anh Điệp liền bỏ chạy vào trong ngõ 300 Thụy Khuê nhưng bị nhóm của Trung truy sát đến cùng. Chúng đã dùng đao đánh, đập vào đầu vào người anh Điệp đến khi nạn nhân bất động mới bỏ đi.
Sau đó, anh Điệp và Kiên được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, anh Điệp đã tử vong. Anh Kiên may mắn thoát chết nhưng cũng bị thương khá nặng và phải điều trị trong bệnh viện một thời gian dài. Nhóm thanh niên côn đồ trên đã bị VKSND thành phố Hà Nội truy tố về tội Giết người và Gây rối trật tự công cộng. Trong phần thẩm vấn công khai tại tòa, HĐXX nhận thấy có dấu hiệu một bị cáo trong vụ án này phải bị truy tố với tội đồng phạm tội giết người chứ không phải gây rối trật tự công cộng như Viện đã truy tố nên đã hoàn trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Mạnh tay hơn để phòng ngừa
Trao đổi với phóng viên ANTĐ, anh trai nạn nhân Trần Ngọc Điệp không khỏi xót xa: "Chúng đã lạnh lùng đánh em trai tôi đến chết khi em tôi chẳng có chút mâu thuẫn nào đối với bọn chúng. Chỉ mong cơ quan pháp luật hãy xử lý thật nghiêm những đối tượng trên để làm gương".
Chỉ trong một thời gian ngắn gần đây cũng đã xảy ra không ít những cái chết oan uổng như nạn nhân Điệp trong vụ án nêu trên. Vụ án Phan Hoài Hảo (SN 1995, học sinh trường THCS Tây Sơn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã rủ 3 bạn học đi đánh "tình địch" cũng khiến dư luận xã hội không khỏi bàng hoàng. Hậu quả là một học sinh đã chết oan vì bị đâm nhầm. Trả lời tại CQĐT, Hảo khai rằng đang nghi ngờ một học sinh tên Bùi Lê Lâm Đ. tán tỉnh bạn gái mình nên đã rủ bạn đi đánh dằn mặt nhưng lại "nhầm" và khiến học sinh Hoàng Việt Quảng (SN 1994) phải chết oan.
Trong vụ án khác, bị cáo Đỗ Đức Vang (SN 1968, trú tại phường Hạ Long, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh) phải nhận mức án 18 năm tù giam vì đã thuê một số đối tượng xử lý con nợ nhưng lại giết... nhầm người. Vụ án bắt nguồn từ việc thấy "bồ" của mình không đòi được nợ, thậm chí còn bị con nợ bắt nạt nên Vang đã tìm người đánh dằn mặt với giá 5 triệu đồng. 2 đối tượng được thuê lao vào nhà con nợ và chém thẳng 2 nhát vào một người đàn ông trong nhà con nợ khiến người này tử vong ngay sau đó vì vết thương quá nặng. Nhưng người đàn ông bị chém chết này lại chỉ là người thân xuống chơi nhà con nợ ngày hôm đó và đã bị chết oan do các đối tượng này xác định... nhầm.
Diễn giải tâm lý tội phạm giết người trong những vụ án giết nhầm, một điều tra viên của CATP Hà Nội cho hay: "Những vụ án trên đang có chiều hướng gia tăng và trở thành một vấn đề nhức nhối. Các đối tượng gây án hầu hết đều là những đối tượng có thành phần lý lịch bất hảo, thường tụ tập ăn chơi đàn đúm và luôn thể hiện đậm chất "giang hồ" khi xảy ra mâu thuẫn nhỏ là lập tức dùng dao kiếm, thậm chí cả súng để giải quyết mâu thuẫn. Chính vì vậy, đối với những vụ án này cơ quan tố tụng đều xác định sẽ xử lý bằng những bản án nghiêm khắc để đánh mạnh vào hành vi hành xử côn đồ, lối sống coi thường pháp luật của một số bộ phận thanh thiếu niên hiện nay".
Theo ANTD
Chết oan tràn lan, sao không khởi tố? Trong nhiều cái chết oan, đến nay cơ quan công an chỉ khởi tố một vụ Ông Cồ Quốc Hưng (bố của cháu Cồ Quốc Duy, nạn nhân của vụ rò rỉ điện xảy ra tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Biểu, quận 5 - TPHCM vào tối 31-8-2009) cho biết sau khi Duy tử vong vì điện rò rỉ, đại...