Rượu thuốc bổ thận ích tinh
Nhiều người vẫn ưa dùng rượu bổ. Theo các chuyên gia về y học cổ truyền: Rượu bổ cần có được hai yếu tố: vừa bổ và vừa chữa được bệnh. Bởi vậy mỗi người mỗi đối tượng nên chọn cho mình một loại rượu bổ phù hợp. Có thế hiệu quả của việc dùng rượu bổ mới được nâng cao.
Dưới đây xin được giới thiệu một số bài rượu bổ, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần.
Bài 1: Ngũ gia bì 20g, thiên niên kiện ( sao) 20g, ngưu tất 20g, tế tân 10g, thổ linh 20g, xuyên khung 20g, đương quy 20g, thục địa 20g, thủ ô 20g, huyết đằng 20g, quế 20g, cam thảo 20g, tục đoạn 20g. Thái nhỏ các vị rồi cho vào bình sành, đổ vào 3,5 lít rượu. Ngâm 20 ngày là dùng được.
Liều dùng: Ngày uống 50ml, chia 2 lần trước bữa ăn.
Công dụng: Trừ phong thấp, giảm đau nhức, thông kinh hoạt lạc.
Bài này phù hợp với những người thường bị đau nhức xương khớp, mỏi gân cốt, tê bì, run tay chân, đau khớp kéo dài, hạn chế vận động.
Bài 2: Cát cánh 20g, mạch môn 20g, sâm đại hành 20g, tang bạch bì 20g, bối mẫu 20g, bán hạ 20g, bạch linh 20g, xa tiền 20g, trần bì (sao) 20g, gừng khô 20g, chích thảo 20g, sa sâm 24g.
Thái nhỏ các vị rồi bỏ vào bình sành, đổ vào 3,5 lít rượu trắng. Ngâm 20 ngày và bắt đầu dùng được. Khi dùng trộn thêm vào 400ml mật ong.
Liều lượng: Ngày uống 50ml, chia 2 lần trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Video đang HOT
Công dụng: Bổ phế trừ ho, tiêu đờm, tuyên thông phế đạo, bài này phù hợp với những người phế hư, đờm suyễn dâng lên, thường bị ho hen khó thở, người yếu mệt, khả năng lao động giảm sút.
Bài 3: Phòng sâm 20g, bạch linh 20g, bạch truật 20g, cam thảo 20g, bán hạ 20g, hậu phác 20g, trạch tả 20g, sinh khương 15g, cao lương khương 20g, trần bì 20g, củ đinh lăng 20g, hoài sơn 20g, táo tàu 20g, hoàng kỳ (sao mật) 20g. Các vị thái nhỏ cho vào bình sành, đổ vào 3,5 lít rượu. Ngâm được một tháng rồi chắt hết rượu ra, trộn thêm vào 300ml mật ong. Đóng chai để dùng dần.
Liều lượng và cách dùng: Ngày uống 50ml, chia 2 lần trước bữa ăn.
Công dụng: Bổ tỳ ích vị, trừ đàm thấp.
Bài này phù hợp cho những người có tỳ vị hư hàn, ăn uống kém, thường bị đau bụng sôi bụng, phân sống, đại tiện nhiều lần, chân tay lạnh.
Bài 4: Đỗ trọng (sao muối) 20g, cẩu tích 20g, nhục thung dung 15g, khởi tử 20g, phá cố chỉ 20g, thỏ ty tử 20g, ngũ gia bì 20g, liên nhục 20g, ba kích 20g, phòng sâm 20g, bạch linh 20g, bạch truật 20g, cam thảo 20g, trần bì 20g, hắc táo nhân 20g. Các vị thái nhỏ rồi cho vào bình sành, cộng thêm rượu 4 lít. Ngâm được 20 ngày là bắt đầu dùng được.
Cách dùng và liều lượng: Ngày uống 50-60ml, chia 2 lần trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Công dụng: Bổ thận sinh tinh, tăng cường sức bền bỉ dẻo dai. Tỉnh tai, sáng mắt, thúc đẩy và phục hồi khả năng sinh lý. Bài này phù hợp cho những người hay bị đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh khả năng tình dục giảm sút. Rất tốt cho những trường hợp bị liệt dương, xuất tinh sớm…
Theo SKDS
Rượu thuốc uống sao cho đúng?
Tin vào quảng cáo, nhiều người săn tìm rồi mua bằng được các loại dược liệu, động vật bán trên thị trường để ngâm rượu uống với mục đích bồi bổ cơ thể, tăng khí huyết... Nhưng sau khi uống rượu thuốc, khỏe đâu chưa thấy mà không ít người đã bị ngộ độc phải cấp cứu tại bệnh viện...
Không thể thích là ngâm
Nhiều đàn ông sau 40 tuổi thường rỉ tai nhau nên uống rượu thuốc để bổ dương, cải thiện bản lĩnh đàn ông. Vì vậy nhiều người săn tìm các dược liệu như ba kích, nhân sâm, ngũ gia bì, dâm dương hoắc, phá cố chỉ, đỗ trọng... hoặc các động vật như hải mã, tắc kè, sừng tê, bìm bịp, ngọc dương, mã pín, mật gấu... để ngâm với rượu. Nhưng đâu phải bất cứ dược liệu nào cũng ngâm rượu chung được với nhau, hoặc ngâm rượu chung với các loại động vật.
Ngoài ra nhiều người không biết các dược liệu bày bán trôi nổi trên thị trường là dược liệu gì, nhưng vì tin vào quảng cáo của người bán hàng nên đã mua. Hoặc dược liệu thường có hóa chất dùng để bảo quản, nếu ngâm rượu uống thì dễ sinh ra bệnh, hay bị ngộ độc... Người ngâm rượu thuốc mà không hiểu biết và uống quá nhiều rượu thuốc đó thì có thể bị bệnh, hoặc tử vong.
Theo một lương y cho biết, ông đã nổi hết da gà khi nhìn thấy một bình rượu ngâm tay gấu vẫn để nguyên cả lông, chủ nhà đã không tuân thủ quy trình bào chế động vật để ngâm rượu, mà lại nói rằng ngâm rượu như vậy mới bổ... Bình rượu ngâm như vậy chưa biết có bổ hay không, nhưng nguy cơ nhiễm bệnh đường ruột rất cao. Cũng theo lương y này, điều phải lưu ý là không được ngâm động vật có nọc độc với rượu để uống, vì khi uống loại rượu này rất dễ suy hô hấp, tím tái thân thể, ngừng thở và có thể dẫn đến tử vong.
Nhiều người do quan niệm rượu rắn rất quý nên cố tìm mua một bình rượu rắn để uống, họ đâu có biết, rắn có tác dụng chống đau nhức xương khớp nhưng phải đi kèm với những vị khác như cam thảo, cốt toái bổ, đỗ trọng... thì mới có tác dụng. Nếu chỉ dùng rắn ngâm với rượu chẳng có tác dụng, mà còn có thể gây viêm ruột. Hoặc khi ngâm rượu tắc kè, thì phải ngâm cùng dược liệu khác mới tốt cho sức khỏe. Hoặc ngâm rượu với dương vật của các con vật để uống cũng không có tác dụng như tin đồn...
Muốn ngâm rượu thuốc để bồi bổ sức khỏe hãy đến gặp lương y để được tư vấn
Vậy muốn ngâm rượu thuốc để bồi bổ cơ thể, chữa bệnh thì mọi người hãy đến gặp các bác sĩ và lương y để được tư vấn, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra chỉ vì sử dụng rượu thuốc không đúng cách.
Thận trọng khi uống rượu thuốc
Rượu thuốc là thuốc để chữa bệnh ở dạng rượu, là một chế phẩm độc đáo của y học cổ truyền, việc dùng rượu thuốc để bồi bổ cơ thể, hoặc chữa bệnh đã có từ lâu. Tuy nhiên, rượu thuốc cũng là dược phẩm nên khi dùng phải tuân thủ nguyên tắc: Đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng.
Thời gian qua đã xảy ra một số trường hợp ngộ độc nặng, có người còn bị tử vong mà nguyên nhân do uống rượu thuốc không rõ nguồn gốc lại được ngâm với những loại động vật như một số loài rắn độc, bọ cạp và các sản phẩm từ gấu... với mục đích bổ dương, tăng cường sinh lực. Nhưng bổ đâu chưa thấy mà đã xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Để rượu thuốc thực sự bồi bổ, giúp mọi người cải thiện sức khỏe thì mọi người cần có sự tư vấn của các bác sĩ, các lương y có chuyên môn trong việc tuân thủ một số nguyên tắc khi ngâm rượu thuốc, cũng như khi sử dụng rượu thuốc. Cũng theo khuyến cáo, mọi người tuyệt đối không được uống rượu thuốc trong lúc đói vì nồng độ rượu sẽ tăng lên cao trong máu dễ gây ngộ độc. Người huyết áp cao, viêm loét dạ dày, thần kinh suy nhược, những người bị bệnh gan, thận, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường... cũng không nên uống rượu thuốc, kể cả rượu ngâm các loài động vật quý hiếm.
Không nên uống rượu thuốc vào buổi sáng
Ngoài ra, không nên uống rượu thuốc vào buổi sáng, tốt nhất là nên uống vào buổi tối. Nếu đàn ông thường uống rượu thuốc vào buổi sáng thì sẽ khiến dương khí bị tản làm cho người chóng già, sinh bệnh tật...
Trong thực tế có nhiều người nghĩ rằng, rượu thuốc ngâm các loài động vật quý hiếm là rất bổ, nên họ cứ thả sức uống, uống tràn lan. Họ đâu có biết, rượu quý mà uống nhiều đến như vậy là gây nguy hại đến sức khỏe. Thời gian qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều ca đến cấp cứu trong tình trạng bị ngất, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch... chỉ vì đã uống quá nhiều rượu thuốc. Có người do đến bệnh viện quá muộn nên đã tử vong.Vì vậy, mỗi ngày chỉ nên uống các loại rượu thuốc tối đa là 20ml.
Theo Vĩnh Hà (Petro Times)
Thực phẩm bổ thận kiện tì cho nam giới Ngoài hạt dẻ có tác dụng kiện tì, dưỡng dạ dày, bổ thận tráng dương, còn rất nhiều loại thực phẩm dưới đây tốt cho thận: Hồ đào: có thể bổ thận, tăng cường tinh lực, giữ ấm phổi, ổn định chứng suyễn, dưỡng máu, ích khí, nhuận tràng. Táo tàu: Mùa thu ăn táo tàu có tác dụng tư âm, ích phổi,...