Rượu nếp, hoa quả đắt hàng ngày Tết Đoan Ngọ
Từ sáng sớm 18/6 , mặt hàng rượu nếp cẩm và hoa quả ở các khu chợ Hà Nội được người dân mua nhiều để cúng Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, hay còn gọi là ngày Tết giết sâu bọ.
Sáng sớm 18/6, nhiều cửa hàng nhỏ ở các khu chợ Hà nội bán thêm mặt hàng đặc biệt: rượu nếp. Đây là món được dùng làm đồ cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là ngày Tết giết sau bọ vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm.
Rượu nếp được đóng vào từng cốc nhỏ, giá bán lẻ từ 20.000 – 25.000 đồng/cốc. Rượu nếp cẩm có giá cao hơn.
Gian hàng của chị Hà ở chợ Phùng Khoang hôm nay chuẩn bị 2 tạ nếp cái và nếp cẩm để bán cho người dân mua về cúng Tết Đoan Ngọ.
Mận cũng là mặt hàng được mua nhiều trong ngày này với quan niệm ăn một vài quả để “giết sâu bọ”.
Giá mận hậu sáng nay nhỉnh hơn so với mọi ngày, khoảng 30.000 – 45.000 đồng/kg.
Vải cũng được mua nhiều với giá khá rẻ, chỉ khoảng 12.000 đồng/kg loại ngon.
Video đang HOT
Xoài, ổi, dưa bở cũng được ngày đắt hàng.
Hàng rong bán chôm chôm liên tục có khách mua từ sáng sớm.
Tết Đoan Ngọ vào ngày đi làm nên nhiều người tranh thủ đi chợ từ sớm để sắm đồ cúng lễ. Ngoài rượu nếp, hoa quả, hoa cúng cũng là đồ lễ không thể thiếu trong ngày này.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Xóm bánh ú lá tre ở Sài Gòn tất bật dịp Tết Đoan Ngọ
Xóm bánh ú lá tre ở Sài Gòn rộn ràng suốt ngày đêm trong dịp lễ Tết Đoan Ngọ
Xóm gói bánh ú lá tre nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TPHCM. Những ngày dịp Tết Đoan Ngọ, khoảng 20 hộ dân làm nghề gói nấu bánh hoạt động tất bật để gói hàng nghìn chiếc bánh giao cho khách hàng.
Công đoạn đầu tiên để làm bánh ú lá tre là ngâm gạo, mỗi gia đình ngâm tới vài trăm kg vào dịp lễ. Để bánh thêm ngon và hấp dẫn, người dân dùng đậu xanh ngâm nước, trộn với đường rồi nấu chín, sau đó vo tròn để làm nhân.
Lá tre được nhập từ Tây Ninh, lá phải còn xanh tươi, to bản được rửa sạch trước khi gói bánh. Sau khi gói xong, bánh được buộc thành từng chùm khoảng 60 cái trước khi bỏ vào nồi luộc. Mất khoảng 4 tiếng để nồi bánh chín.
Hơn 20 hộ dân làm nghề gói bánh ú lá tre trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TPHCM.
Mỗi gian đình gói hàng trăm kg gạo nếp để đưa ra thị trường.
Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng bánh ú lá tre cúng 5/5 lớn nên các hộ dân luôn "cháy hàng".
Đậu xanh được trộn đường, nấu chín...
... để làm nhân bánh.
Những chiếc bánh được gói cẩn thận bằng lá tre.
Bánh được buộc lại thành từng chùm 60 cái trước khi đem luộc.
Để luộc bánh phải sử dụng nồi lớn, mất tới hơn 4 tiếng luộc bánh chín.
Nước phải đổ ngập nồi bánh để đảm bảo bánh chín đều.
Bánh sau khi luộc xong được rửa sơ qua nước lạnh.
Hàng nghìn chiếc bánh mới ra lò đã có người tới đặt hàng và chở đi.
Bánh ú lá tre là món ăn quen thuộc của người dân Sài Gòn trong ngày Tết "diệt sâu bọ".
Nguyễn Quang
Theo Dantri
"Rừng" người chen chúc, đội nắng tắm biển xả xui ngày Tết Đoan Ngọ Giữa trưa nắng, biển Quy Nhơn (Bình Định) đông nghịt người trong ngày Tết Đoan Ngọ. Trưa nay, hàng nghìn người dân đổ xô đến biển Quy Nhơn để tắm biển xả xui, cầu may mắn. Hàng nghìn người kéo về biển Quy Nhơn trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian, đúng 12h Tết Đoan ngọ (ngày 5.5 Âm lịch)...