Rượu nếp 29 Hà Nội được pha bằng cồn và nước lã
Để sản xuất được một lít “ rượu nếp 29 Hà Nội”, Cảnh pha 30% cồn với 70% nước cộng với hương liệu trộn đều rồi đóng chai tung ra thị trường.
Một ngày sau khi bị Công an Quảng Ninh bắt để điều tra vụ ngộ độc “ Rượu nếp 29 Hà Nội” gây chết 6 người, Nguyễn Duy Vường (Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu rượu 29 Hà Nội) cùng nhân viên Đặng Văn Cảnh đều lộ rõ vẻ ân hận, hối tiếc. Vì lợi nhuận họ đã sản xuất rượu độc trong thời gian dài, đến khi xảy ra các vụ chết người thì mọi việc mới được đưa ra ánh sáng.
Giám đốc Vường khai nhập số lượng cồn từ Nguyễn Thị Thu Hà để pha chế lô rượu sản xuất ngày 12/10. Tuy nhiên mọi giao dịch đều liên lạc qua điện thoại và lấy hàng không ký hợp đồng nên hiện không biết Hà ở đâu. Do chủ quan và tin tưởng bạn hàng, Vường không cho kiểm tra xuất xứ số cồn và kiểm định chất lượng có đảm bảo hay không.
Theo nghi can Vường, những lô hàng được sản xuất trước đây, lượng cồn dùng pha chế được nhập khẩu qua các công ty lớn có uy tín trong nước. Do gần Tết, thấy nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, Vường đã lấy thêm hàng từ Hà để kịp thời phụ vụ sản xuất.
Toàn bộ khâu pha chế, Vường giao Cảnh phụ trách. Để sản xuất một lít “rượu nếp 29 Hà Nội”, Cảnh pha 30% cồn với 70% nước cộng với hương liệu trộn đều rồi đóng chai bán ra thị trường.
Video đang HOT
Vường (ở giữa) và hai nhân viên dưới quyền đã bị bắt.
Nói về lô rượu độc đã gây tử vong cho 6 người, Vường bảo không ngờ có độc tố cao đến thế. Anh ta ân hận vì đã không làm đúng quy trình trong mẻ rượu ra lò ngày 12/10. “Nếu biết có độc tố mạnh như vậy thì tôi đã không dám làm”, Vường nói.
Thượng tá Nguyễn Thái Bình (Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Quảng Ninh) đánh giá, hầu hết các nghi can đều khai báo thành khẩn. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu rượu 29 Hà Nội có đầy đủ pháp nhân, được Sở Công thương Hà Nội cấp phép sản xuất rượu.
Theo nhà chức trách, cồn pha nước lã và hương liệu thành rượu là cách phổ biến mà một số cơ sở sản xuất rượu chui thường dùng. Người uống phải thứ rượu độc này không chỉ bị ngộ độc mà còn dẫn tới suy gan, suy thận, nặng là tử vong.
Công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục làm rõ các sai phạm của ông chủ nhãn hiệu “rượu nếp 29 Hà Nội”.
Theo Công an nhân dân
Cuộc chạy trốn ly kỳ của Dương Chí Dũng
"Tàng hình" ngay trước thời điểm bị khởi tố và chạy trốn xuyên lục địa nhưng Dương Chí Dũng vẫn không thoát được lưới trời lồng lộng.
Một trong số các ụ nổi thuộc dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam do ông Dương Chí Dũng (ảnh nhỏ) phê duyệt đang bỏ trống, không hoạt động - Ảnh: Diệp Đức Minh
Từ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), tháng 2.2012, Dương Chí Dũng được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải điều động sang làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Đây cũng là thời điểm mà Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng (C48), Bộ Công an phát hiện, khởi tố 4 bị can có hành vi nâng khống, quyết toán khống vật liệu trong việc sửa chữa ụ nổi 83M (thành phần quan trọng trong dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam).
Quá trình điều tra vụ việc, C48 phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm trong việc đầu tư dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam cũng như quá trình mua sắm ụ nổi và đã nhiều lần triệu tập Dương Chí Dũng lên cơ quan điều tra làm việc.
Căn cứ vào các dấu hiệu phạm tội, ngày 17.5.2012, C48 đã quyết định khởi tố Dương Chí Dũng về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, vào thời điểm tống đạt quyết định khởi tố, ông Dũng không có mặt tại cơ quan cũng như nơi cư trú.
Đến ngày 18.5.2012, C48 đã ra quyết định truy nã Dương Chí Dũng trên toàn quốc theo diện đặc biệt, tiếp đó Bộ Công an đề nghị tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol phát lệnh truy nã toàn cầu.
Việc Dương Chí Dũng kịp bỏ trốn ngoạn mục ngay trước thời điểm bị bắt giam được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định là do có một nhóm đối tượng giang hồ cộm cán và cả cán bộ trong ngành công an giúp sức, trong đó có vai trò đặc biệt của Phó giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Dương Tự Trọng (em trai Dũng).
Cụ thể, chiều 17.5.2012, Dương Tự Trọng hướng dẫn anh trai tạm thời trốn đến nhà một người quen của Trọng ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Sau đó, Trọng bàn với ba cán bộ cấp dưới là Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh lập kế hoạch đưa Dũng đi trốn. Ban đầu, Dương Chí Dũng được Thắng và Phạm Minh Tuấn (bạn của Trọng) đưa bằng ô tô từ Hà Nội đi Quảng Ninh với ý đồ sang Trung Quốc. Tại đây, Dương Chí Dũng quyết định đổi hướng trốn sang Campuchia, rồi qua Mỹ.
Để thực hiện, Dương Tự Trọng chỉ đạo Vũ Tiến Sơn điều hai người từng chịu ơn Trọng là Đồng Xuân Phong và Trần Văn Dũng, là những đối tượng giang hồ "có số má" ở Hải Phòng tìm cách đưa Dương Chí Dũng vào TP.HCM. Ngày 21.5.2012, Dương Chí Dũng được các đối tượng đưa đi bằng ô tô từ Quảng Ninh vào TP.HCM, sau đó đến Tây Ninh. Đến tối 23.5.2012, Dương Chí Dũng thuê xe ô tô qua Campuchia theo đường tiểu ngạch, còn Văn Dũng và Xuân Phong xuất cảnh bằng hộ chiếu.
Trước đó, ngày 20.5.2012, lợi dụng việc được cử đi công tác ở TP.HCM, Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn đã đi máy bay vào TP.HCM để trực tiếp chỉ đạo việc đưa Dương Chí Dũng đi trốn. Để che mắt cơ quan chức năng, các đối tượng liên tục thay đổi phương tiện và dùng sim điện thoại rác liên lạc với nhau.
Sau khi đào thoát sang Campuchia, Đồng Xuân Phong mua vé máy bay cùng Dương Chí Dũng sang Singapore để làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ. Tuy nhiên khi đến Mỹ, Dương Chí Dũng không thể nhập cảnh vì có lệnh truy nã quốc tế của Interpol nên phải quay trở lại Campuchia. Gần ba tháng ở trên đất Campuchia, Dương Chí Dũng đã hai lần thay đổi nơi ở, đồng thời được các đối tượng "tiếp tế" 24.000 USD để chi tiêu.
Như vậy, sau khi bị xét xử về hành vi tham nhũng, cố ý làm trái, Dương Chí Dũng sẽ tiếp tục bị xét xử về hành vi bỏ trốn ra nước ngoài.
Theo TNO
Con đường quan chức và phạm tội của Dương Chí Dũng Con đường quan chức thênh thang và thuận lợi của ông Dương Chí Dũng đã khép lại trước vành móng ngựa, khi người từng được giao trọng trách đứng đầu ngành hàng hải đã tham ô hàng chục tỉ đồng tài sản nhà nước. Cơ quan chức năng kiểm tra danh sách những người được phép vào khu vực xử án trong vụ...