Rượu nếp 29 Hà Nội bị pha nhầm… cồn đánh vecni
Lô rượu nếp 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10, có độc tố Methanol vượt hàng nghìn ngưỡng cho phép là do quá trình sản xuất pha chế nhầm từ cồn thực phẩm sang cồn công nghiệp.
Theo cơ quan điều tra, trước khi bị bắt giữ (10/12), ông Nguyễn Duy Vường – 46 tuổi, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu 29 Hà Nội (có trụ sở tại Q.Long Biên, TP.Hà Nội) khai nhận: Lô rượu nếp 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10, có độc tố Methanol vượt hàng nghìn ngưỡng cho phép là do quá trình sản xuất pha chế nhầm từ cồn thực phẩm sang cồn công nghiệp.
Cũng theo ông Vường, lô cồn thực phẩm thường được đơn vị nhập từ một đơn vị bên ngoài về để chế biến, sản xuất ra rượu.
Video đang HOT
Giám đốc công ty 29 Hà Nội bước đầu thừa nhận lô rượu có độc tính bị pha nhầm cồn công nghiệp
Theo lý giải của cơ quan chức năng, 2 loại còn này đều chung công thức hóa học, là chất chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước, dễ bay hơi, dễ cháy, mùi thì phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất ra chúng.
Cồn thực phẩm nồng độ tiêu chuẩn thường là 98% và loại bỏ hoàn tạp chất nên dùng để sản xuất rượu, đồ uống có cồn, nước ướp gia vị, chiết xuất dược liệu, pha chế thuốc, vệ sinh, sát trùng, mỹ phẩm…
Còn cồn công nghiệp thì vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn tạp chất nồng độ của nó thường giao động khoảng 95% trong đó 5% có thể là methanol hoặc cồn ipa. Cồn công nghiệp chủ yếu được dùng trong công nghiệp in, công nghiệp điện tử, dệt may, chế phẩm đánh bóng vecni…
Do giá thành rẻ nên có rất nhiều người đã vì lợi nhận mà pha vào rượu đem bán đặt biệt là ở nước ta thời gian quan có rất nhiều người tử vong do tính chất độc hại trong cồn công nghiệp gây ra.
Hiện cơ quan công an tiếp tục truy cứu hồ sơ, chứng từ liên quan cũng như trách nhiệm từng các nhân trong việc pha chế để làm rõ hành vi của từng đối tượng.
Theo Dân Việt
Bộ Y tế khuyến cáo phòng ngừa ngộ độc rượu
Chiều 10-12, Cục ATTP - Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo về tác hại, nguyên nhân và cách phòng ngừa ngộ độc rượu. Cục ATTP cho rằng, ngộ độc rượu có thể do uống phải rượu giả, rượu chứa Methanol hoặc uống rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt cây), động vật (mật, phủ tạng, bộ phận khác) có chứa các độc tố.
Cục ATTP khuyến cáo người dân: Không uống quá nhiều rượu (trên 30ml/người/ngày với nồng độ từ 30 độ trở lên); Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol vượt ngưỡng trên 0,05% vì có thể gây mù mắt và tử vong cao; Không uống rượu khi rượu đó không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm của cơ quan chức năng; Không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc căng thẳng; Không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật, hay những rượu ngâm theo kinh nghiệm dân gian.
Theo ANTD
Lượng Methanol cao không khác gì thuốc độc Trao đổi với báo chí sáng 10-12, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Trần Quang Trung - Bộ Y tế cho biết, việc các sản phẩm rượu chứa hàm lượng Methanol gấp hơn 2.000 lần mức cho phép thì chẳng khác gì thuốc độc, gây chết người. - PV: Tại sao rượu có hàm lượng Methanol cao đến như vậy mà...