Rượu: Lợi hay hại phụ thuộc vào mức độ uống
Nhiều tài liệu y học khuyên nên uống chút rượu vang đỏ hoặc rượu thuốc vào mỗi bữa ăn. Nhưng cũng có thầy thuốc bảo đừng vướng vào rượu bia vì chúng rất có hại. Thực ra, việc có nên uống hay không phụ thuộc vào chính bạn.
Rất khó trả lời thật khoa học và chính xác câu hỏi “có nên uống rượu không” vì có nhiều yếu tố tác động đến kết quả cuối cùng của việc uống rượu. Các yếu tố này tùy thuộc bản thân người uống rượu như tiền sử y học, tuổi tác, giới tính, cân nặng, hiện trạng sức khỏe, môi trường nơi uống rượu v.v… Vậy chúng ta cứ thoải mái hưởng thụ đôi chút “cảm giác lâng lâng” hay nhất quyết từ bỏ “chất men say” này như tránh xa một bệnh dịch?
Trước khi có câu trả lời đúng, ta cần biết rõ về 3 mức độ uống rượu: uống vừa mức, uống quá mức và nghiện rượu (còn gọi là phụ thuộc rượu).
Uống vừa mức là uống không quá lượng quy ước mỗi ngày: chai có dung lượng 12 ounce hoặc một lon (1 ounce tương ứng khoảng 30 ml – đối với bia) hoặc 1 ly có dung lượng 5 ounce, (đối với rượu vang); hoặc 1 ly 1,5 ounce (đối với rượu mạnh). Nữ giới chỉ nên uống 1 lượng quy ước/ngày, còn nam giới có thể uống 2 lượng quy ước/ngày. Nói đơn giản là nam giới uống 2 lon bia/ngày là vừa mức.
Thế nào là uống quá mức? Là khi có 1 trong 4 biểu hiện dưới đây xảy ra trong khoảng thời gian 12 tháng:
- Không hoàn thành trách nhiệm bản thân (trong công việc hằng ngày ở cơ quan, gia đình hoặc trường học).
- Uống khi sắp thực hiện những công việc đòi hỏi tính cẩn thận (lái xe, điều khiển máy…).
- Có hành vi ứng xử không đúng (nói năng lung tung, gây gổ, cãi lộn…).
- Tiếp tục uống khi đã có những biểu hiện rối loạn thực thể và chức năng (nôn ói, mệt lả, tim đập nhanh…).
Uông rươu vưa mưc se mang lai lơi ich tich cưc cho sưc khoe
Video đang HOT
Một người được coi là nghiện rượu khi có 4 biểu hiện rõ rệt sau:
- Thèm muốn cực độ (nhu cầu uống cao hơn cả đói ăn, khát nước).
- Mất tự chủ (không thể tự ngưng uống).
- Cơ thể phụ thuộc rượu (khi thiếu rượu sẽ cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, buồn nôn, miệng khô đắng).
- “Chịu rượu” (luôn có nhu cầu uống nhiều hơn mới đủ “đô” để “phê”).
Một số tài liệu y học cho rằng tình trạng nghiện rượu có thể liên quan đến cấu trúc gene (gia đình có người nghiện rượu); nhưng đây không phải là yếu tố quyết định. Phần lớn các thầy thuốc cho rằng tình trạng nghiện rượu phụ thuộc nhiều vào môi trường sống (điều kiện làm việc, sinh hoạt nghề nghiệp, bạn bè, trình độ văn hóa, giáo dục…). Người bắt đầu uống rượu trước 15 tuổi có nguy cơ nghiện cao gấp 4 lần người bắt đầu uống sau 21 tuổi.
Nhiều nghiên cứu y học ghi nhận rằng, việc uống rượu vừa mức đem lại các lợi ích:
- Khỏe tim mạch: Làm giảm 30-50% nguy cơ cơn đau tim ở những người tuổi trung niên, giảm thiểu nguy cơ suy tim hoặc đột tử vì tim ở những người có tiền sử bệnh tim.
- Tốt cho tuần hoàn mạch vành: Làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành vì làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi động mạch, làm giảm nguy cơ bệnh xơ vữa động mạch (ứ đọng nhiều mảng mỡ gây xơ cứng mạch máu).
- Tăng cường tuần hoàn chung: Ở người có huyết áp bình thường, việc uống rượu vừa mức sẽ giúp phòng chống hiện tượng đóng cục máu, nhờ vậy làm giảm những cơn thiếu máu cục bộ, đặc biệt chống được nguy cơ lấp tắc động mạch ở chi dưới (bệnh mạch ngoại vi).
- Có lợi cho tuần hoàn mạch não: Làm giảm tình trạng thiếu máu não, nhờ vậy giúp phòng chống bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi (bệnh Alzheimer).
Uông rươu qua mưc tăng nguy cơ măc bênh ung thư (anh minh hoa)
Việc uống rượu quá mức hoặc nghiện rượu gây nhiều điều hại:
- Gây nhức đầu, làm giảm khả năng thích ứng và phối hợp các hành động ứng xử (dễ gây rối nơi công cộng, hành hung người khác). Đặc biệt, người uống rượu quá mức thường dễ gây tai nạn (đụng xe, chấn thương do té ngã…).
- Rối loạn giấc ngủ và hoạt động tình dục.
- Làm tăng huyết áp, có thể gây tai biến mạch máu não, suy tim cấp đến mức đột tử.
- Gây viêm nhiều cơ quan (như phổi, thận), xơ gan, loãng xương và rối loạn các chức năng miễn nhiễm.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư (miệng, họng, thực quản, gan). Nguy cơ này có thể cao gấp hai lần ở những người nghiện rượu kèm nghiện hút thuốc lá.
- Có thể dẫn đến chảy máu dạ dày ở những người đang dùng các loại thuốc điều trị (an thần, kháng histamin, giảm đau, aspirin).
Các tài liệu y học đã khuyến cáo tuyệt đối cấm uống rượu bia trong trường hợp: huyết áp cao, rối loạn nhịp tim (rung tâm nhĩ…), viêm loét đường tiêu hóa, mắc bệnh gan, phụ nữ đang mang thai (vì gây tổn thương phôi thai).
Như vậy, sau những giờ làm việc mệt mỏi, chúng ta có thể “nâng ly chạm cốc” nhưng phải luôn tự hỏi: sức khỏe của mình ra sao, uống để làm gì và uống bao nhiêu là vừa mức?
Theo Sức khỏe
Bài thuốc "trời, đất và người" dành cho Xuân
Mỗi độ Xuân về, ở miền Trung, nhiều nhà có thói quen ngâm sẵn rượu thuốc để mời chúc nhau. Nhà thì ngâm: rượu bách nhật, rượu cúc hoa, rượu nho, rượu dâu... Riêng gia đình tôi thường giới thiệu bạn bè những loại rượu thuốc đặc sản: rượu thuốc đảng sâm, rượu tỏa dương, rượu hà thủ ô. Đặc biệt, là bài thuốc truyền thống mà thầy tôi (GS.TS. Đỗ Tất Lợi) chỉ dạy nhiều năm được bạn bè ưa thích mỗi khi Xuân về. Bài thuốc này có tác dụng bổ toàn thân, bổ tinh khí. Theo Đông y quan niệm: người (nhân), trời (thiên) và đất (địa) là một khối thống nhất và do đó là 3 yếu tố (tài) của vũ trụ. Nay đi gộp 3 yếu tố đó trong một thang thuốc gọi: "rượu tam tài".
Thành phần gồm có 3 vị thuốc sau đây:
1. Nhân sâm:sâm Cao Ly (Panax ginseng). Nhân sâm có tác dụng bổ năm tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận... Nhân sâm vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và phế. Có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần, ích trí. Dùng chữa phế hư sinh ho suyễn, tỳ hư sinh tiết tả, vị hư sinh nôn mửa, bệnh lâu ngày khí hư, sợ hãi, tiêu khát.
2. Thiên môn đông còn gọi thiên môn, củ tóc tiên (Asparagus cochinchinensis M). Thiên môn đông có vị ngọt, đắng, tính đại hàn, vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đờm. Dùng chữa phế ung hư lao, thổ huyết ho ra máu, tiêu khát, nhiệt bệnh tân dịch, hao tổn, tiện bí.
3. Thục địa (củ sanh địa đã chế) ngày xưa gọi là cửu chưng (đồ) cửu sái (phơi) nghĩa là 9 lần đồ, 9 lần phơi (Rehmannia glutinosa). Thục địa vị ngọt tính hơi ôn, vào 3 kinh: tâm, can và thận. Có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm bổ thận, làm đen râu tóc, chữa huyết hư, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư ho, suyễn. Những người lao thần khổ trí, lo nghĩ hại huyết, túng dục hao tinh nên dùng vị thuốc này. Ngâm với 1 lít rượu ngon 40 - 50 độ. Sau 3 tuần là có thể dùng được, nếu ngâm để lâu càng tốt.
Cách dùng: ngày 1 - 2 lần, lần 30ml. Nếu vui uống 5 - 7 ly cũng được nhưng uống nhiều nên pha loãng.
Chỉ định: dùng trong các trường hợp kiệt sức, mệt mỏi, thức khuya, ăn ngủ kém, đau lưng, khí huyết kém. Nam, nữ đều dùng được. Nhiều năm liền, chúng tôi được bạn bè "nhắc nhở": Xuân về đã chuẩn bị rượu: "trời, đất" cho "người" chưa?.
Lương y NGUYỄN ĐỨC NGHĨA
Theo Sức khỏe đờ sống
Lợi ích của giấc mơ với sức khỏe Dưới góc nhìn nghề nghiệp của thầy thuốc, giấc mơ rất quan trọng vì nó liên hệ mật thiết với sức kháng bệnh. Nhiều chuyên gia về sức khỏe khẳng định ngủ mà không mơ coi như chưa ngủ, nghĩa là chắc chắn làm mất chất lượng cuộc sống. Dưới góc nhìn nghề nghiệp của thầy thuốc, giấc mơ rất quan trọng vì...