Rượu độc chết người: Nhiều thông tin bất ngờ
Thành phần chất độc Methanol gấp gần 3000 lần cho phép; công ty đã bị phát hiện sai phạm nhiều lần nhưng chỉ bị phạt nhẹ cho tồn tại; không tìm thấy bất cứ chai rượu 29 Hà Nội nào ở Hà Nội…
Chiều 10/12, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức họp báo để thông tin về quản lý, sản xuất và sai phạm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu 29 Hà Nội trong vụ sản xuất rượu nếp 29 Hà Nội làm chết 6 người ở Quảng Ninh.
Xét nghiệm loại rượu này cho thấy, hàm lượng Methanol cao gấp 2950 lần cho phép
5 lần kiểm tra, 4 lần phạt hành chính
Thông tin tại buổi họp báo, bà Nguyễn Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Công ty cổ phần XNK 29 Hà Nội đã được Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội cấp các giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và tiêu chuẩn sản phẩm… cho các sản phẩm do công ty này sản xuất.
Trong số đó, có một số giấy chứng nhận hết hạn hiệu lực (tính cho tới tháng 10/2013).
Đáng chú ý, trước tháng 10/2013, đã có 5 lần các cơ quan tổ chức kiểm tra đối với công ty này và hầu như đều phát hiện sai phạm, tuy nhiên chỉ đủ mức phạt hành chính từ vài triệu đồng.
Cụ thể, tháng 12/2009. đội QLTT số 17 đã kiểm tra và phát hiện công ty này sản xuất rượu không có giấy phép sản xuất rượu, không thông báo địa điểm kinh doanh theo quy định, sử dụng nhân viên trực tiếp sản xuất không có giấy chứng nhnaj tập huấn kiến thức ATVSTP. Đội 17 đã đề xuất Chi cục QLTT HN xử phạt 11,2 triệu đồng. Sau khi bị xử phạt, công ty đã thực hiện và hoàn thiện các thủ tục để xin cấp giấy phép sản xuất rượu và khắc phục các sai phạm trên từ tháng 1/2010.
2 năm sau, tháng 12/2011, Đội QLTT số 14 phối hợp với đội 2, phòng 6, C49 Bộ Công an cũng kiểm tra đơn vị này và tạm giữ 268 chai rượu vang đỏ loại 10% vol, 750ml có dấu hiệu hàng hóa kém chất lượng so với bản công bố chất lượng. Lấy mẫu của đơn vị này, cơ quan chức năng xác nhận số hàng hóa trên có độ coliform không đảm bảo như chỉ tiêu đã công bố. Các dơn vị đã lập biên bản về hành vi vi phạm: sản xuất rượu đóng chai không đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP như đã công bố và xử phạt 4 triệu đồng.
Gần 1 năm sau, tháng 9/2012, Đội QLTT số 16 kiểm tra cơ sở sản xuất của công ty tại 2 điểm: phường Thạch Bàn và Sài Đồng quận LB, xử phạt 3 triệu đồng cho hành vi ghi nhãn không đúng quy định.
3 tháng sau, vào 12/2012, đội QLTT số 17 kiểm tra công ty và không xử lý vi phạm do các chỉ tiêu đều đạt theo quy định.
Lần gần đây nhất, ngày 16/10/2013, đoàn thanh tra Sở Công Thương đã kiểm tra tại trụ sở chính của Công ty ở số 82/310 Nguyễn Văn Cừ và địa chỉ sản xuất nước giải khát tại số 214 Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội. Theo bà Mai, thời điểm đó, doanh nghiệp khai là không sản xuất rượu, do vậy đoàn kiểm tra không tiến hành kiểm tra tại địa điểm số 40 Vũ Xuân Thiều, Long Biên.
Trong khi đó, kiểm tra tại 214 Thạch Bàn, đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở sản xuất nước giải khát vi phạm về quy định VSATTP nên đã lập biên bản vi phạm hành chính và Chánh thanh tra sở ra quyết định xử phạt hành chính 3 triệu đồng.
Cũng theo bà Mai, sau khi báo chí nêu lên vụ việc ngộ độc gây chết người, ngày 5/12 (3 ngày sau cái chết đầu tiên liên quan đến rượu 29 Hà Nội), Chi cục VSATTP HN mới phối hợp với phòng y tế quận Long biên tiến hành kiểm tra tại Công ty. Đoàn kiểm tra phát hiện một số sai phạm và lấy một số mẫu cồn nguyên liệu và thành phẩm.
Video đang HOT
Tiếp đó, tới 6/12, đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục tới làm việc Công ty nhưng toàn bộ ban lãnh đạo Công ty đã không có mặt. Lúc này, đoàn mới đề nghị đơn vị cho thuê nhà bổ sung thêm khóa cửa để đề phòng trường hợp công ty 29 tẩu tán hàng hóa.
Sáng 7/12, đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm ta nơi sản xuất kho cồn, bán thành phẩm và thành phẩm và niêm phong toàn bộ tank chứa cồn nguyên liệu, dịch lên men hoa quả, rượu bán thành phẩm và lấy 21 mẫu thành phẩm cồn nguyên liệu, bán thành phẩm để gửi đi xét nghiệm.
“Cho đến giờ phút này, chưa phát hiện bất kỳ một chai rượu 29 Hà Nội nào trên địa bàn thành phố Hà Nội) – bà Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết.
Các sản phẩm rượu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội bị tạm giữ:
- Rượu vodka 29,5% 300ml
- Rượu vang Hà Thành 13,5% vol 750ml
- Rượu vina sake 29,5% vol 500ml
- Rượu vang Anh Đào 19%V 600ml
- Rượu vodka 35% chai nhựa 2 lít
- Rượu vodka Hà Thành 29% chai 200ml
Trách nhiệm của ai?
Sau khi nghe Phó Giám đốc Sở Công Thương báo cáo, hàng loạt câu hỏi đã được các nhà báo đặt ra đối với lãnh đạo Sở Công Thương và Sở Y tế. Tuy nhiên, đại diện Sở Y tế không nói gì về trách nhiệm để xảy ra hậu quả mà chỉ nói về những việc làm sau khi xảy ra những cái chết thương tâm. Trong khi đó, đại diện Sở Công Thương thì cho rằng, họ đã làm việc rất tích cực, rất vất vả trong khi còn nhiều việc khác phải làm mà lực lượng nhân lực lại ít.
PV: Vì sao đến tháng 6/1/2010, công ty mới được Sở Công Thương cấp giấy phép sản xuất rượu, nhưng trước đó, vào năm 2009, công ty này đã được Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận không có thời hạn hiệu lực). “Vậy phải chăng một cơ sở sản xuất rượu lậu, nếu mang sản phẩm đến xin phép thì vẫn được cấp?”.
- Đại diện Sở Y tế (ông Lê Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP và bà Mai Thị Hồng Hạnh, Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế): Vào thời điểm đó, quy định của Bộ Y tế không yêu cầu phải có Giấy phép sản xuất rượu thì mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- PV: Vì sao 5 lần kiểm tra, 4 lần phát hiện lỗi mà chỉ bị phạt rất nhẹ (2 lần mức 3 triệu, 1 lần mức 4 triệu và 1 lần mức 11 triệu 200 nghìn)? Tại sao không đình chỉ? Tại sao không chủ động công bố vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng?
- Bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương: Theo quy định của pháp luật, mức phạt là phù hợp với những lỗi mà công ty này mắc phải. Còn kết quả kiểm tra, nếu cơ quan báo chí nào cần thì chúng tôi cung cấp.
- PV: Mức độc hại của loại rượu này là như thế nào?
- Bà Nguyễn Thị Như Mai: Theo kết quả kiểm tra, nồng độ Methanol trong lô rượu gây chết người cao gấp 2.950 lần cho phép.
- PV: Vậy trách nhiệm của Sở Y tế như thế nào?
- Bà Mai Thị Hồng Hạnh (không nói về trách nhiệm để xảy ra vụ việc): Chiều 5/12, sau khi nhận được thông tin (không chính thức bằng văn bản), chi cục trưởng đã đi hậu kiểm công ty này, lấy 8 mẫu kiểm tra và phát hiện 6 mẫu vi phạm.
- PV: Vì sao ngày 16/10 kiểm tra, công ty này nói là không sản xuất rượu mà lô rượu độc lại ghi ngày sản xuất là 12/10, chỉ trước khi đoàn tiến hành kiểm tra 4 ngày?
- Bà Nguyễn Thị Như Mai: Theo khai báo của công ty, mặc dù ngày sản xuất rượu ghi trên nhãn mác là 12/10, nhưng thực tế rượu sản xuất vào ngày 29/10. Có nghĩa là thời điểm đoàn kiểm tra thì công ty này không sản xuất rượu.
- PV: Có rất nhiều giấy phép đã được cấp, nhưng vẫn có rất nhiều vi phạm và hậu quả đã có 6 người chết. Vậy người dân có thể tin vào những giấy phép được không? Trách nhiệm của Sở Công Thương trong vụ việc này là gì?
- Bà Nguyễn Thị Như Mai: Là cơ quan tham mưu nên trách nhiệm trước hết thuộc về ngành Công Thương và các ngành liên quan theo phân cấp quản lý. Tuy nhiên, ngành Công Thương có rất nhiều việc phải làm, với hơn 500 công chức, 32 đội quản lý thị trường, nhiều nội dung cần kiểm tra. Một năm chúng tôi kiểm tra trên 9000 vụ, phát hiện vi phạm 8000 vụ… Có đội chỉ có 6 công chức quản lý thị trường, cường độ làm việc nặng, lực lượng quản lý thị trường chuẩn bị cho Tết không nghỉ ngày thứ 7, làm ngày làm đêm… Để xảy xảy ra vụ việc có một phần trách nhiệm do chúng tôi chưa kiểm tra hết được. Chúng tôi hứa tăng cường kiểm tra, trong đó có mặt hàng rượu…
Liên quan đến vụ rượu độc này, chiều 10/12, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã ra lệnh bắt ông Vũ Duy Vường (46 tuổi, Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội, trụ tại 40 Vũ Xuân Thiều, Hà Nội) về tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hai nhân viên của công ty là Nguyễn Duy Vương (30 tuổi) và Đặng Văn Cảnh (36 tuổi, đều ở Thái Bình) cũng bị bắt về cùng tội danh. Trước đó, Công an Quảng Ninh đã khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân tử vong của 6 người sau khi sử dụng rượu do công ty này sản xuất.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Vụ rượu độc: Cơ quan quản lý "thờ ơ", 6 mạng người trả giá
Chỉ sau khi đã có 6 người chết, nhiều người nhập viện, cơ quan chức năng mới có được kết luận: "Rượu nếp 29 Hà Nội" của Công ty CP XNK 29 Hà Nội có chỉ số Methanol (cồn công nghiệp) vượt mức cho phép 2.950 lần!
Chỉ sau khi có người chết mới kết luận rượu không đảm bảo an toàn. Trước đó nhiều lần kiểm tra đều... không thấy?
Rượu độc "ung dung" trên thị trường
Sau vụ việc rượu độc gây chết người, chiều 10/12, Cơ quan CSĐT đã bắt khẩn cấp 3 người có trách nhiệm tại Cty CPXNK 29 Hà Nội gồm: Giám đốc Công ty Nguyễn Duy Vường; 2 cán bộ phụ trách sản xuất là Trần Xuân Mạnh và Đặng Văn Cảnh để điều tra về hành vi vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong buổi họp giao ban báo chí chiều 10/12, bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, cho biết, ngay sau khi vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra các cơ sở sản xuất rượu của Cty rượu 29 Hà Nội. Cụ thể lô "rượu độc" trên của Cty rượu 29 Hà Nội sản xuất 10.000 lít (tức 5.000 can nhựa 2 lít) theo đơn đặt hàng. Hiện đã giao 4.000 lít về Hải Dương và 6.000 lít về Quảng Ninh.
Tính đến ngày 10/12, tỉnh Quảng Ninh đã thu giữ gần 6.400 lít rượu tại thị trường Quảng Ninh... Theo bà Mai, lô rượu trên ghi ngày sản xuất trên nhãn mác là ngày 12/10/2013, nhưng thực tế ngày sản xuất là 29/10/2013 (theo lời khai ban đầu của Vượng tại cơ quan điều tra).
Cũng tại buổi họp báo này, một vị đại diện đoàn kiểm tra liên ngành chức năng TP Hà Nội (bao gồm Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường, Cảnh sát môi trường, Thanh tra Y tế, Chi cục ATVSTP thành phố) cho biết, hiện chưa phát hiện sản phẩm "Rượu nếp 29 Hà Nội" bán tại thị trường Hà Nội.
Qua lời khai ban đầu của ông Nguyễn Duy Vường, đoàn đã thanh kiểm tra một đại lý tại phố Nguyễn Siêu (Hà Nội) - nơi ông Vường khai là đại lý có quan hệ làm ăn với công ty nhưng không phát hiện sản phẩm rượu nào liên quan đến Công ty CP XNK 29 Hà Nội. Toàn bộ hóa đơn, chứng từ của đại lý này cũng không thể hiện giao dịch với công ty của ông Vường.
Hàng loạt sản phẩm rượu "chết người" đã nhanh chóng được thu hồi.
Về kết quả các sản phẩm rượu đã được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm, bà Mai Thị Hồng Hạnh - Phó chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội - cho biết, 8 mẫu rượu được Chi cục ATVSTP thành phố gửi đi kiểm nghiệm thì chỉ có 2 mẫu đúng các quy chuẩn, 6 mẫu còn lại đều có chỉ số Methanol vượt ngưỡng. Đáng chú ý, sản phẩm "Rượu nếp 29 Hà Nội" có chỉ số Methanolvượt ngưỡng đến 2.950 lần. Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiếp tục lấy mẫu các sản phẩm rượu và cồn nguyên liệu tại Công ty CP XNK 29 Hà Nội để gửi đi kiểm nghiệm. "Có 60 mẫu sản phẩm đang được kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia. Dự kiến trong tuần này sẽ có kết quả", bà Hạnh nói.
Sở Công Thương bị qua mặt?
Nói về việc tiến hành kiểm tra đối với Cty CPXNK 29 Hà Nội trong thời gian vừa qua, bà Nguyễn Thị Như Mai cho biết, ngày 16/10/2013, đoàn kiểm tra của Sở Công Thương đã kiểm tra tại trụ sở chính của Công ty CP XNK 29 Hà Nội tại 82/310 Nguyễn Văn Cừ và địa chỉ sản xuất nước giải khát tại 214 Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội. Theo khai báo của doanh nghiệp tại thời điểm kiểm tra, doanh nghiệp không sản xuất rượu, do đó đoàn đã không kiểm tra địa điểm sản xuất rượu tại 40 Vũ Xuân Thiều, Long Biên, Hà Nội (!).
Trong khi đó thực tế lô rượu gây chết người có ghi ngày sản xuất là 12/10/2013.Lô rượu này "lọt lưới" vì đoàn kiểm tra của Sở Công thương tin lời doanh nghiệp?
Bà Nguyễn Thị Như Mai lý giải: "Vì công ty báo cáo tại thời điểm đó không sản xuất rượu mà chỉ sản xuất vào dịp Tết nên đoàn kiểm tra của Sở chỉ kiểm tra việc sản xuất nước giải khát của công ty...".
Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ năm 2009 đến nay, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã 5 lần tiến hành kiểm tra việc sản xuất rượu của Công ty rượu 29 Hà Nội, trong đó 4 lần phát hiện và xử phạt các sai phạm của công ty này như: không có giấy phép sản xuất rượu, không báo cáo địa điểm kinh doanh, không có chứng nhận tập huấn kiến thức VSATTP, sản phẩm không đảm bảo chỉ tiêu đã công bố, vi phạm về nội dung nhãn mác... Sau khi bị xử phạt, công ty này đã khắc phục và hoàn thiện thủ tục.
Trước câu hỏi về trách nhiệm của Sở Công thương Hà Nội trong vụ việc nghiêm trọng này, bà Nguyễn Thị Như Mai cho biết, để xảy ra vụ việc trên "có một phần trách nhiệm vì chưa kiểm tra hết được".
Hồng Ngân
Theo Dantri
Vụ rượu nếp 29: Pha "nhầm" cồn đánh Vecni Sau khi bị bắt khẩn cấp, ông Nguyễn Duy Vường (46 tuổi), giám đốc công ty rượu nếp 29 Hà Nội đã khai nhận với cơ quan cảnh sát điều tra Quảng Ninh việc pha "nhầm" cồn công nghiệp vào rượu bán ra thị trường. Đã có việc pha "nhầm" cồn công nghiệp vào rượu bán ra thị trường Theo tài liệu điều...