Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Duke (North Carolina), ruột thừa không… vô tích sự như quan niệm xưa nay. Không nên cắt bỏ ruột thừa nếu chưa có dấu hiệu viêm nhiễm
Nơi tập trung “công thần”
Trong các sách y học, phần viết về ruột thừa thường khá ngắn gọn, chỉ bao gồm định nghĩa, miêu tả vị trí, hình dạng và hình ảnh minh họa. Danh mục này luôn được gắn một cách hiển nhiên với bệnh viêm ruột thừa cấp tính, căn bệnh khá phổ biến, chữa trị bằng phẫu thuật không phức tạp nhưng có thể gây tử vong nếu để chậm trễ. Richard Darwin cũng xem ruột thừa như một “tàn tích” còn sót lại của quá trình tiến hóa ở loài người.
Tóm lại, từ trước tới nay ruột thừa được xem là tồn tại chỉ để chờ dịp… quấy nhiễu khổ chủ, không ít người chẳng ngần ngại chịu vài nhát dao kéo trong phòng mổ, cắt trước đi cho “nhẹ lòng”. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây của 2 nhà khoa học William Parker và Randal Bollinger thuộc trường Đại học Duke (North Carolina, Hoa Kỳ) cho thấy ruột thừa có vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa.
Hơn 10 năm qua, nhóm nghiên cứu của 2 ông chuyên tìm hiểu về lớp màng vi khuẩn có ích trong hệ thống ống tiêu hóa. Các vi khuẩn này sống cộng sinh với con người và đóng vai trò thiết yếu trong sự tiêu hóa (giúp lên men thức ăn, tổng hợp vitamin). William Parker cho biết ông đã cùng với các cộng sự quan sát và ghi nhận lại sự tập trung rất đông đúc của vi khuẩn có ích tại ruột thừa và càng xa khu vực này, mật độ của chúng càng giảm.
Như vậy, ruột thừa là nguồn dự trữ vi khuẩn có ích cho tiêu hóa. Đặc biệt, trong trường hợp tiêu chảy nặng, hệ tiêu hóa bị “thất thoát” một lượng lớn vi khuẩn có ích, sự “chi viện” từ ruột thừa là vô cùng cần thiết để lập lại trật tự, tránh việc các vi khuẩn gây hại lợi dụng xâm nhập. Vai trò của ruột thừa vì thế sẽ rõ nét hơn tại các nước đang phát triển, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là nước uống, kém hơn so với Tây phương.
Nguồn gốc xa xưa
Những kết luận của nhóm Parker-Bollinger càng thuyết phục khi đi đúng chiều hướng của những khám phá gần đây về tầm quan trọng của vi khuẩn có ích đối với sự tiêu hóa và sức khỏe con người. Các nhà khoa học ước tính trong “hệ sinh thái” đường ruột của chúng ta có hàng trăm ngàn tỉ vi khuẩn (với tổng khối lượng khoảng 1,5kg) đang chung sống hòa bình! Các vi khuẩn này tập trung suốt chiều dọc của ống tiêu hóa và tạo nên lớp màng sinh học, bảo vệ ruột khỏi những tác nhân gây hại.
Một báo cáo khác của nhóm Parker-Bollinger về quá trình tiến hóa của các loài chỉ ra rằng ruột thừa đã có mặt, dưới những dạng khác nhau, ở nhiều loài động vật hữu nhũ (đặc biệt là loài ăn cỏ) từ hơn 80 triệu năm qua. Nghiên cứu này nhằm nhấn mạnh rằng, nếu ruột thừa có thể trường tồn đến thế mà không bị quy luật tiến hóa loại thải thì chắc chắn bộ phận này phải mang một tầm quan trọng nhất định. (Nguồn: Đại học Duke và Le Figaro).
Theo VNE
Tin mới nhất
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng
22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế
21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.
Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc
20:37:13 20/12/2024
Cùng ngày, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gần như đảo ngược mức tăng của hai tuần trước đó, cho thấy thị trường lao động đang tiếp tục chậm lại.
Nam Phi ra cảnh báo về bệnh rubella sau khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc
20:35:36 20/12/2024
Bộ trên lưu ý mặc dù là một bệnh loại nhẹ và có thể tự khỏi ở trẻ em, song nguy cơ lây lan của rubella vẫn cao, đặc biệt là ở những người chưa được tiêm vaccine hoặc chưa từng tiếp xúc với virus gây bệnh.
Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề
20:04:01 20/12/2024
6 tiếng phẫu thuật căng não, ekip điều trị đã nạo vét ra 2 lít dịch lạ màu vàng trong bộ ngực biến dạng vì tiêm mỡ nhân tạo của nữ Việt kiều.
Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ
19:56:40 20/12/2024
Khi thấy người bị đột quỵ đầu tiên phải gọi cấp cứu ngay lập tức, không tự ý sơ cứu và cho uống bất cứ thuốc gì.
Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh
17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
17:29:11 20/12/2024
Theo BS Nga, sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chất chu kỳ. Thời gian mắc thường cũng vào giai đoạn đông xuân. Dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi
17:28:14 20/12/2024
Còn tại Việt Nam, HPV gây ra hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.000 ca tử vong mỗi năm. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44.
Những điều bạn cần biết khi ăn gừng
16:24:58 20/12/2024
Tuy nhiên, khi ngâm gừng trong nước, nó có ít hoạt chất hơn và khả năng diệt khuẩn yếu. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy gừng có hiệu quả trong việc điều trị chứng hôi chân.
Bác sĩ rút ra búi chỉ trong mũi người phụ nữ từng đi làm đẹp tại spa
16:23:46 20/12/2024
Theo bác sĩ Tiến, biến chứng do căng chỉ gây nhiễm khuẩn có thể nguy hiểm. Khi sợi chỉ bị nhiễm khuẩn, việc loại bỏ chúng rất khó khăn và thường không thể lấy hết hoàn toàn.
Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm
08:56:40 20/12/2024
Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính trong đó các tế bào bất thường trong phổi nhân lên một cách mất kiểm soát, dẫn đến hình thành một hay nhiều các khối ung thư.