Ruộng bậc thang Mù Cang Chải chính thức trở thành di tích Quốc gia đặc biệt
Tối 31-12, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và chứng nhận Lễ mừng cơm mới của người Mông là di sản văn hóa phi vật thể.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt – Ảnh: NAM TRẦN
Người dân và du khách được mời tham dự trực tuyến thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo…
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải từng vào “Top 20 điểm đến sắc màu nhất thế giới”, “Top 50 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2020″.
Theo Phòng văn hóa Thông tin huyện Mù Cang Chải, vùng danh thắng đặc biệt có diện tích hơn 800 ha ruộng bậc thang, tập trung ở các xã La Pán Tẩn, Chế Chu Nha, Dế Xu Phình, Kim Nọi, Mồ Dề và Lao Chải.
Người dân ở Mù Cang Chải thân thiện, đậm đà bản sắc – Ảnh: NAM TRẦN
Đây là những thửa ruộng của đồng bào dân tộc Mông đã canh tác suốt nhiều thế kỷ. Gắn liền với thời điểm lúa chín trên các thửa ruộng bậc thang, tháng 10 hàng năm là Lễ mừng cơm mới của đồng bào dên tộc Mông – một nghi lễ nhằm cảm ơn tổ tiên, trời đất cho mưa thuận gió hòa, tránh được dịch bệnh, gia đình có được vụ mùa bội thu, cả năm no đủ, mọi người khỏe mạnh…
Người Mông ở Mù Cang Chải chọn những hạt thóc nếp ngon nhất, vừa thu hoạch để đồ xôi dâng cúng tổ tiên. Tùy vào điều kiện của từng gia đình, lễ mừng cơm mới có thể có thịt trâu, lợn để làm lễ. Chỉ sau lễ cúng cơm mới, người Mông mới được ăn gạo mới.
Du khách chơi dù lượn trên ruộng bậc thang Mù Cang Chải – Ảnh: NAM TRẦN
Ngày 31-12-2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1954 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Ngày 9-3-2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định số 824 chứng nhận Lễ mừng cơm mới của người Mông, huyện Mù Cang Chải là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tuy nhiên, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đến nay Yên Bái mới tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thứ trưởng Bộ VH-TT& DL Hoàng Đạo Cường (bên phải) trao chứng nhận Lễ mừng cơm mới của người Mông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. – Ảnh: VŨ TUẤN
Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho hay để di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải tiếp tục là sản phẩm du lịch độc đáo thì tỉnh Yên Bái cần bảo vệ nguyên trạng vùng lõi di tích này.
Bên cạnh đó, thời điểm ruộng bậc thang đẹp nhất là mùa lúa chín trùng với thời điểm diễn ra lễ mừng cơm mới của người Mông. Vì thế ông Cương đề nghị Yên Bái tiếp tục phát huy giá trị, nghiên cứu để lễ mừng cơm mới của người Mông trở thành sản phẩm du lịch, nâng cao đời sống của đồng bào.
Ông Trần Huy Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho hay Yên Bái chủ trương phát triển du lịch xanh, gắn liền với bản sắc và phấn đấu trở thành điểm đến hàng đầu vùng Tây Bắc.
Ông Tuấn đề nghị chính quyền huyện Mù Cang Chải cắm mốc giới bảo vệ di tích, tổ chức đề người dân tu sửa và mở rộng diện tích ruộng bậc thang ở những nơi đủ điều kiện.
Cầu cạn có trụ cao nhất Việt Nam sắp hoàn thành
Trụ cầu Móng Sến cao 83 m, cao nhất Việt Nam, là điểm kết nối giữa thị xã Sa Pa với cao tốc Hà Nội - Lào Cai.
Cầu Móng Sến kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nằm trên quốc lộ 4D, đang được thi công những khâu cuối để kịp hoàn thành trước 31/12. Công trình được xây dựng bằng bê tông cốt thép, dài 612 m với 5 nhịp liên tục, bề mặt rộng 14 m, 4 làn xe.
Cầu bắc qua hai ngọn đồi, phía dưới là thủy điện và ruộng bậc thang ở thị xã Sa Pa. Lãnh đạo thị xã cho biết đây sẽ là điểm nhấn du lịch. Chính quyền đang lập quy hoạch xây dựng các cảnh quan bên dưới chân cầu để du khách có thể chụp ảnh.
Cầu được khởi công ngày 3/1, hợp long ngày 29/9. Hiện các khâu xây dựng chính đã xong, khoảng 70 công nhân đang hoàn thành lan can, rải nhựa, kéo cáp.
Trụ đầu cầu Móng Sến cao 83 m, là trụ cầu cạn cao nhất Việt Nam. Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình 450 tỷ đồng.
Nhóm kỹ sư tham chiếu các thông số với máy đo. Một người dùng bộ đàm để thông báo cho công nhân kéo cáp bên trong lòng cầu.
Trên mặt cầu, hai công nhân dùng máy đo độ cao để xây dựng lan can.
Nhóm công nhân khác đang thu dọn sắt, cốp pha sau khi phần việc xây dựng bê tông hoàn thành.
Mỗi nhịp cầu được căng nhiều bó dây cáp dự ứng lực. Việc thi công công trình có độ cao lớn đòi hỏi phải chính xác, tuyệt đối an toàn.
Công nhân Nguyễn Văn Thới, 32 tuổi, trèo trên dây cáp trong lòng cầu để đi lại, căn chỉnh. Anh từ Nam Định lên Sa Pa xây dựng cầu Móng Sến đã gần một năm. "Trên này rừng núi, điều kiện rất khó khăn. Mùa đông có đợt xuống dưới 0 độ C, tôi mặc ba áo vẫn lạnh cóng", anh Thới kể.
Công nhân hàn ống để lắp thành cầu. Ban Quản lý các công trình giao thông tỉnh Lào Cai cho biết cầu được xây dựng theo hình thức BOT. Sau khi hoàn thành, trạm thu phí sẽ được đặt hợp lý để người dân có thể lựa chọn đi đường cũ không phải trả phí.
Từ TP Lào Cai lên thị xã Sa Pa khoảng 30 km, đi theo đường 4D cũ. Tuyến đường này xuống cấp, đoạn qua chân cầu Móng Sến (cũ) chỉ cần 1-2 xe tải lớn đi qua cũng ùn tắc.
"Cầu được xây dựng giúp rút ngắn khoảng cách so với đường cũ khoảng 2,5 km. Đường cũ địa hình nguy hiểm với ba tầng dốc, từng xảy ra nhiều vụ tai nạn", ông Trần Trọng Thông, Phó chủ tịch thị xã Sa Pa, cho biết.
Cầu Móng Sến sắp hoàn thành. Video: Giang Huy - Gia Chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp hỗ trợ trùng tu cầu Long Biên Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị Pháp hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa như cầu Long Biên hay các kiến trúc mang dấu ấn Pháp tại Việt Nam. Chiều ngày 3/11 (giờ Paris), ngay sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Chủ tịch Thượng...