Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) là Di tích Quốc gia đặc biệt – địa điểm nhất định phải ghé thăm mỗi khi đi du lịch miền Tây Bắc.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào mùa lúa chín. Ảnh: TTXVN
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào mùa lúa chín. Ảnh: TTXVN
Thửa ruộng bậc thang hình trái tim ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Ảnh: TTXVN
Trong ảnh: Ruộng bậc thang – Nét đẹp văn hóa và công trình nghệ thuật độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao phía Bắc.
Rực rỡ mùa vàng Mù Cang Chải. Ảnh: TTXVN
Trong ảnh: Rực rỡ mùa vàng Mù Cang Chải. Ảnh: TTXVN
Video đang HOT
Ruộng bậc thang – Nét đẹp văn hóa và công trình nghệ thuật độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao phía Bắc. Ảnh: TTXVN
Mùa gặt trên những thửa ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Ảnh: TTXVN
Ngày mùa vùng cao Tây Bắc. Ảnh: TTXVN
Ruộng bậc thang – Nét đẹp văn hóa và công trình nghệ thuật độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao phía Bắc.
Theo bnews.vn
Lặng ngắm cột cờ tổ quốc ở địa thế hiểm trở nhất Việt Nam
Cột cờ Lũng Cú là một công trình đặc biệt, được xây dựng nhằm khẳng định vị thế của đất nước, chủ quyền của Tổ quốc và tôn vinh tinh thần yêu nước, anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc của đồng bào, chiến sĩ nơi đây.
Nằm trên đỉnh núi Rồng ở độ cao khoảng 1.470 mét so với mực nước biển - là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam - Cột cờ Lũng Cú (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) được coi là một hùng quan ở nơi địa đầu Tổ Quốc.
Cột cờ Lũng Cú có lịch sử rất lâu đời, được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt (thế kỷ 11) và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc.
Trong 1.000 năm tồn tại, cột cờ đã được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần, những lần được ghi nhận gần đây là vào các năm 1887, 1992, 2000, 2002 và 2010. Đặc biệt vào năm 2010, công trình được xây mới với quy mô bề thế.
Khánh thành vào ngày 25/9/2010, Cột cờ Lũng Cúmớicó chiều cao 33,15 mét, trong đó phần chân cột cao 20,25 mét, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8 mét. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu cột cờ Hà Nội.
Bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang.
Phần dưới thân cột cờ có 8 phù điêu thể hiện hình ảnh bề mặt trống đồng Đông Sơn - biểu tượng văn hóa tâm linh của dân tộc Việt. Trong thân cột cờ có cầu thang bộ đi lên đỉnh.
Đỉnh cột cờ là đài quan sát với lan can bao quanh. Giữa đỉnh có cán cờ cao 12,9 mét, có dây ròng rọc để kéo cờ.
Lá cờ Tổ quốc treo trên Cột cờ Lũng Cú có chiều dài 9 mét, chiều rộng 6 mét, tổng diện tích 54m, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.
Để lên Cột cờ Lũng Cú, khách phương xa sẽ phải vượt qua 349 bậc thang men theo triền núi.
Từ Cột cờ Lũng Cú có thể quan sát cảnh quan hùng vĩ của vùng địa đầu Tây Bắc với những dãy núi trùng điệp trải dài đến hút tầm mắt.
Dưới chân núi Rồng là những thửa ruộng bậc thang uốn lượn và hai ao nước quanh năm không bao giờ cạn nước, được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng.
Hiện nay tại đồn biên phòng Lũng Cú có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên Cột cờ Lũng Cú. Khoảng 7 đến 10 ngày cờ sẽ được thay mới do sức gió trên đỉnh Lũng Cú rất mạnh khiến cờ dễ hư hỏng.
Có thể nói, Cột cờ Lũng Cú là một công trình đặc biệt, được xây dựng nhằm khẳng định vị thế của đất nước, chủ quyền của Tổ quốc và tôn vinh tinh thần yêu nước, anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc của đồng bào, chiến sĩ nơi đây.
Ngày nay, cột cờ thiêng liêng này là điểm ghé thăm không thể bỏ qua của các bạn trẻ trên cung đường khám phá mảnh đất địa đầu Hà Giang.
Theo kienthuc.net.vn
Sức sống mới trên cao nguyên đá Nhiều năm trước, huyện Đồng Văn (Hà Giang) được biết đến là vùng đất nghèo nhất cả nước. Song giờ đây, vùng lõi của cao nguyên đá đang khoác lên mình "chiếc áo mới" đầy màu sắc. Hơi thở của núi rừng hòa với nhịp sống vui tươi của người dân tạo nên diện mạo đầy sức sống. Xanh tươi trên mảnh đất...