Ruốc thịt gà trộn bột mì, hóa chất
Chế biến chà bông để ăn thì làm sạch còn hàng bán ra thị trường thì lạm dụng phụ gia không rõ nguồn gốc, độn bột mì.
Chủ cơ sở sản xuất chà bông “chui” nằm sâu trong hẻm trên đường Sư Đoàn 9 (ấp 3, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) thừa nhận như vậy khi cơ quan chức năng bắt quả tang lò chà bông bẩn này.
Tay không, ở trần
Trưa 20.10, theo đoàn kiểm tra Liên ngành huyện Bình Chánh ập vào kiểm tra cơ sở trên, phóng viên không khỏi rùng mình với những gì đang chứng kiến. Nơi sản xuất được bố trí phía sau nhà tạm cũ kỹ, chà bông đổ trên một tấm lót mỏng bám đầy bột mì và bụi bẩn, ngay bên dưới là nền đất nhếch nhác. Do điều kiện sản xuất dơ bẩn nên nhiều chỗ bốc mùi hôi thối và ruồi bu cả lớp đen trên đống chà bông đang phơi. Chưa hết, chủ cơ sở còn nuôi chó và để chúng tự do đi lại trên sàn nhà.
Khi đoàn kiểm tra ập vào, cơ sở hoạt động nhộn nhịp với 4-5 công nhân ở trần, mặc quần đùi và dùng tay trần bốc trộn chà bông ở hầu hết các công đoạn. Một góc khác, cả 10 chảo thịt đều đỏ lửa để thực hiện quy trình: luộc gà – tách thịt – xay – tẩm ướp – độn bột mì và sấy khô. Thành phẩm tại đây được cho vào túi ni-lông để lăn lóc trên nền nhà, không ghi nhãn mác.
Chà bông màu bắt mắt được sản xuất hết sức dơ bẩn
Chủ cơ sở là ông Đoàn Văn Thương (SN 1972, quê Ninh Bình) cho biết đã hoạt động vài tháng nhưng chưa đăng ký kinh doanh, thành phẩm không đưa đi xét nghiệm và công bố chất lượng theo quy định. Chà bông thành phẩm được ông bỏ mối sỉ với giá từ 45.000-70.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Với nguyên liệu đầu vào là thịt gà giá khoảng 34.000 đồng/kg, cơ sở độn thêm 2 lần bột mì để tăng trọng lượng. Đáng chú ý, cơ sở còn sử dụng đường hóa học (sodium cyclamate) do Trung Quốc sản xuất (chữ ghi trên nhãn) mà không có nhãn phụ, không có hóa đơn chứng từ đầu vào. Đoàn Kiểm tra cho biết đây là phụ gia tạo vị “siêu ngọt” nhưng giá chỉ 50.000 đồng/kg nên được các chủ cơ sở ưu tiên sử dụng để giảm giá thành, bất chấp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Thời điểm kiểm tra, ngoài một gói đang dùng dở, cơ sở còn trữ một bao có 12 gói, tương đương 12 kg.
Tiêu hủy, đình chỉ hoạt động
Ông Nguyễn Lân Trường – Phó Trạm Thú y huyện Bình Chánh, đại diện đoàn Kiểm tra – cho biết đoàn lập biên bản xử lý cơ sở do không đăng ký kinh doanh, nguyên liệu thịt đầu vào không có giấy chứng nhận kiểm dịch, điều kiện cơ sở sản xuất không bảo đảm vệ sinh. Đoàn yêu cầu cơ sở ngưng ngay hoạt động và chỉ được phép sản xuất khi được phép.
Về tang vật, đoàn tạm giữ gần 750 kg chà bông thành phẩm và toàn bộ đường hóa học để lấy mẫu xét nghiệm. Trong khi chờ xử lý, ông Thương xin tiêu hủy toàn bộ sản phẩm. Vì không tiêu hủy, cơ sở phải tốn chi phí lưu kho, xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm không đạt chất lượng, lô hàng cũng phải bị tiêu hủy.
Đến cuối buổi làm việc, ông Thương bất ngờ xin lại một gói chà bông nhỏ trong đống thành phẩm chuẩn bị tiêu hủy với lý do giữ lại để ăn. “Loại này làm riêng để con tôi ăn, không trộn bột mì và đường hóa học!” – ông Thương giải thích.
Cuối giờ chiều cùng ngày, toàn bộ lô hàng trên đã được tiêu hủy ở bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn).
Chà bông siêu rẻ khắp nơi Chà bông trước đây được xem là một loại thực phẩm cao cấp vì được chế biến từ phần nạc của thịt heo, gà,… Nếu tự làm thì giá mỗi kg chà bông thường cao gấp 3 lần giá thịt. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều loại chà bông được bán ngoài thị trường lại có giá siêu rẻ, người mua chủ yếu là các quán bán xôi, bánh mì, cơm cháy bình dân…, tiềm ẩn nguy cơ gây viêm ruột, tiêu chảy do sản xuất mất vệ sinh, dùng chất phụ gia kém chất lượng. TS Huỳnh Khánh Duy (Khoa Kỹ thuật hóa học – Đại học Bách khoa TP.HCM), cho biết do lo ngại khả năng gây bệnh ở người nếu sử dụng cyclamate nên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấm sử dụng chất này trong thực phẩm từ năm 1969. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại cho phép sử dụng với điều kiện sản phẩm phải hợp pháp, đã qua kiểm soát và trong một nồng độ nhất định ở một số nhóm thực phẩm.
Theo_VietNamNet
Rùng mình công nghệ 'lên đời' thực phẩm thối
Những con gà trắng nhợt, thịt heo thối rữa chỉ cần ngâm vào hóa chất một thời gian ngắn sẽ trở nên tươi ngon, bắt mắt sau đó tung ra thị trường tiêu thụ. Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện những cơ sở sử dụng hóa chất để ngâm, tẩm chất độc hại để "lên đời" thực phẩm bẩn khiến người tiêu dùng khiếp sợ."Hô biến" gà trắng nhợt thành vàng óng
Sau một thời gian theo dõi cơ sở giết mổ gia cầm nằm tại số 170/5D ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, do Võ Văn Diệp (SN 1984) làm chủ, khoảng 5h sáng ngày 27/9, Trạm Thú y huyện Hóc Môn phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an TPHCM, Đội Quản lý thị trường huyện Hóc Môn bất ngờ ập vào cơ sở giết mổ trên. Lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở này đang tổ chức giết mổ gà trái phép với 140 con gà đã được giết mổ và 170 con khác đang chờ giết cùng nhiều tang vật liên quan. Ông Diệp khai toàn bộ số gà trên không có giấy kiểm dịch và được thu mua từ Tiền Giang về giết mổ mỗi ngày 100-200 con rồi đem bán cho các thương lái ở chợ Hóc Môn, Củ Chi, quận 12... Cơ sở này không có giấy phép hoạt động, các sản phẩm không có chứng nhận kiểm dịch.
Trong khi khám xét cơ sở này, lực lượng chức năng phát hiện một bồn nước dùng để ngâm gà đã giết mổ. Số gà sau khi giết mổ không chỉ bị vứt lăn lóc trên nền nhà mà còn ngâm vào một loại hỗn hợp gồm hóa chất và dầu hôi. Ông Diệp khai, hóa chất trên được mua từ Chợ Lớn, không rõ tên gọi, nguồn gốc, với giá 500.000 đồng/1kg. Hóa chất này có màu đen, ánh bạc, đem pha với dung dịch dầu hôi thành dung dịch hỗn hợp có màu đỏ óng giống như màu sơn PU sử dụng để làm bóng gỗ. Những con gà sau khi giết mổ bỏ ngoài trời thời gian dài, màu da đổi màu trắng nhợt, khi được ngâm vào hỗn hợp hóa chất trên trong thời gian ngắn, những con gà này biến thành màu vàng óng, bắt mắt, rồi tuồn cho thương lái ở các chợ bán cho người tiêu dùng.
Theo một cán bộ trong đoàn liên ngành, tình trạng các cơ sở giết mổ gia cầm chui hoạt động rầm rộ và sử dụng các loại hóa chất độc hại để tẩm ướp thực phẩm ôi thành tươi đang khá phức tạp. Cơ quan chức năng đang đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những cơ sở này.
Heo chết vào lò heo quay, nội tạng thối vào chợ
Cũng với chiêu thức sử dụng các loại hóa chất độc hại để tẩm ướp, một số cơ sở còn biến da heo, nội tạng heo chết trở nên tươi ngon, nặng ký; tuồn heo bệnh, heo chết vào các lò heo quay để biến thành thực phẩm tươi ngon rồi tuồn vào TPHCM tiêu thụ. Hám lợi nhuận cao, nhiều đối tượng đã bất chấp sức khỏe người tiêu dùng và pháp luật kiếm tiền một cách phi pháp.
Cơ quan chức năng bắt ba cơ sở ngâm da heo vào hóa chất. Ảnh: Ngô Bình
Để kiếm lời bất chính từ việc ngâm da heo vào hóa chất tẩy trắng và làm nở không nguồn gốc, không nhãn mác, Nguyễn Thị Thu Ba (SN 1972), Nguyễn Thị Mỹ Nữ và Nguyễn Văn Chánh (SN 1970, quê Bến Tre), thuê ba phòng trọ tại hẻm 80 đường 41, phường 16, quận 8, TPHCM, hoạt động nhiều năm nay.
Các đối tượng trên mua da heo không kiểm dịch, không rõ nguồn gốc về lột sạch lớp mỡ bên trong rồi luộc chín. Sau đó thả vào những xô chậu, bể đựng hóa chất pha sẵn, ngâm nhiều ngày nhằm làm trắng và cho da heo nở để tăng trọng lượng. Sau nhiều ngày ngâm trong hóa chất, da heo có màu trắng bắt mắt, nở to như ngón tay được vớt ra rồi cắt thành sợi giao cho các quán cơm tấm, quán nhậu ven đường bán cho khách. Cơ sở của các đối tượng trên đã hoạt động nhiều năm. Mới đây lực lượng liên ngành TPHCM phát hiện triệt phá với hàng trăm kilôgam da heo và 4kg hóa chất đang nằm trong 3 căn phòng trọ.
Không ngâm tẩm hóa chất nhưng những con heo bệnh chết ở khắp nơi được phù phép thành heo quay với màu sắc, hương vị không khác gì heo thịt bình thường. Đó là chiêu thức của Ninh Thị Thái, khu phố 2, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Hằng ngày, bà Thái cho người đi thu mua heo chết, heo bệnh của các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn Bình Dương, Đồng Nai về mổ thịt. Sau đó số heo bệnh chết này được tuồn vào các lò quay heo ở Bình Dương, TPHCM... Từ heo chết, qua tay bà Thái và cơ sở quay heo, biến thành heo quay thơm ngon, vàng rực.
Sau thời gian dài hoạt động, mới đây cơ sở của bà Thái bị lực lượng chức năng phát hiện khi đang mổ thịt một con heo nái và 7 con heo con đã chết với tổng trọng lượng 400kg. Toàn bộ số heo và thịt thành phẩm được vứt dưới nền nhà đầy rác bao quanh. Thịt heo có dấu hiệu xuất huyết dưới da, tím tái và bốc mùi hôi.
Mới đây, đoàn liên ngành Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phối hợp với Đội CSGT Rạch Chiếc tuần tra trên Quốc lộ 1A thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, kiểm tra xe ô tô chạy hướng từ Đồng Nai đi TPHCM, phát hiện lượng lớn nội tạng, phụ phẩm heo thối gồm 278 kg không giấy chứng nhận kiểm dịch, đã bốc mùi hôi thối. Tài xế Phạm Ngọc Duy Hiền (25 tuổi, quê Đồng Nai) khai đang trên đường vận chuyển số hàng trên từ Đồng Nai về chợ Phước Bình, quận 9, TPHCM, tiêu thụ.
Một cán bộ Trạm Thú y huyện Hóc Môn, TPHCM cho biết, các cơ sở giết mổ gia cầm, heo không giấy phép hoạt động khá nhiều. Để bắt quả tang cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên ngành. Trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, hoạt động giết mổ gia cầm, heo càng trở nên phức tạp, các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm soát dịp trước tết.
Tiêu hủy gần 1 tấn nầm lợn thối nhập lậu Ngày 27/9, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức tiêu hủy số lượng lớn nội tạng động vật nhập lậu do công an địa phương bàn giao. Trước đó, trưa 26/9, công an huyện Lộc Bình phát hiện một nhóm đối tượng điều khiển xe máy đang tập kết hàng nhập lậu từ Trung Quốc về một ngôi nhà hoang ở thôn Long Đầu, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình. Thấy công an, các đối tượng buôn lậu vứt hàng bỏ chạy, để lại 11 bao nầm lợn thối, tổng trọng lượng trên 950 kg, đang trong giai đoạn phân hủy.
Theo_VietNamNet
Người Việt sợ thịt, cá, rau của... nông dân Việt? Tồn dư kháng sinh, chất bảo quản... trong thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi còn ở mức cao gây bất an cho người tiêu dùng. Không phải bây giờ người Việt Nam mới sống trong tâm trạng "ăn gì, uống gì cũng sợ". Từ lâu rồi, đi chợ là cả một sự nhọc nhằn với các bà nội trợ. Mua gì...