Ruốc theo từng luồng, ngư dân Cẩm Lộc phấn khởi đánh bắt
Liên tiếp những ngày qua, ngư dân đánh bắt ở vùng biển xã Cẩm Lộc ( Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trúng đậm ruốc biển, nhiều người ‘bỏ túi’ hàng chục triệu đồng.
Ngay từ sáng sớm, không khí nhộn nhịp đã bao trùm vùng biển ở xã Cẩm Lộc. Cách bờ chừng hơn 500m, hàng chục tàu thuyền lớn nhỏ đang dập dềnh trên những con sóng để đánh bắt ruốc.
Để đánh bắt ruốc, ngư dân dùng thuyền máy gắn một chiếc cào lưới chạy dọc bờ biển. Cào lưới dùng để xúc ruốc được làm từ 2 thân tre hoặc gỗ, mỗi bên dài khoảng vài mét ở giữa giăng lưới. Mỗi chiếc thuyền hành nghề đánh bắt ruốc thường từ 2 – 3 người.
“Ruốc đi theo từng luồng dưới những con sóng trôi sát gần bờ nên công việc đánh bắt khá thuận lợi”- ngư dân Trương Quang Thịnh (xã Cẩm lộc) cho biết.
Bình quân một thuyền mỗi buổi có thể đánh bắt được 2-5 tạ ruốc.
Ruốc tươi ngon được chất đầy các khay nhựa và kéo lên bờ.
Video đang HOT
Ruốc tươi hiện có giá 10 – 12 nghìn đồng/kg, tùy loại lớn nhỏ. Sau mỗi buổi khai thác, mỗi thuyền thu lãi từ 3 – 5 triệu đồng.
Thương lái mua ruốc ngay tại bờ.
Hiện tại, mỗi ngày trên vùng xã Cẩm Lộc, có hàng chục tàu thuyền hành nghề khai thác ruốc. Mặc dù không phải nghề chính của ngư dân vì ruốc chỉ xuất hiện một thời gian ngắn trong năm, nhưng công việc khai thác đã mang lại khoản thu nhập khá, cải thiện kinh tế gia đình cho ngư dân.
Ngoài ruốc, ngư dân còn thu được nhiều cá mờm. “Chỉ mấy ngày nay cơ sở đã thu mua trên được 70 tấn ruốc, 20 tấn cá mờm từ các ngư dân xã Cẩm Lộc. Tính sơ sơ trong 12 ngày gần đây, mỗi thuyền của ngư dân kiếm được từ 25 – 30 triệu đồng” – bà Trần Thị Loan, chủ một cơ sở thu mua ruốc biển tại Cửa Nhượng cho hay.
Lênh đênh những chiếc bè đánh cá ngoài khơi
Không giống các vùng biển có cảng nước sâu, do đặc điểm vùng bãi ngang của khu vực xã Quảng Thái (Quảng Xương, Thanh Hóa) khiến cho phương tiện đánh bắt cá ở đây cũng có những đặc điểm riêng.
Mỗi chuyến ra khơi của ngư dân cũng không kéo dài nhiều ngày, mà chỉ là những chuyến đi trong ngày hoặc chỉ vài giờ đồng hồ, họ trở về khi chứa đầy cá tôm, hoặc cũng có thể về tay không.
Mỗi chiếc bè (mảng) được kết bằng khoảng 20 đến 30 cây bương, rộng khoảng 2 mét, dài từ 5 đến 7 mét, phía trước uốn cong để lướt trên sóng khi di chuyển trên biển. Cũng bởi phương tiện đánh bắt thô sơ nên ngư dân chỉ có thể đánh bắt ven bờ, nhiều chuyến đi xa cũng không quá 20 hải lý...
Một số hình ảnh ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô trong chuyến ra khơi cùng ngư dân xã Quảng Thái (Quảng Xương, Thanh Hóa):
Trước đây, những chiếc bè này được chèo bằng tay, ngày nay người ta gắn thêm động cơ để có thể đi xa hơn và tiết kiệm sức lao động.
Tùy theo từng mùa, một chuyến ra khơi có thể bắt đầu từ 2-3h sáng, hoặc có thể lúc mặt trời đã lên cao.
Người đi bè lúc nào cũng ướt sũng vì những đợt sóng đánh dồn dập lên bè, đôi khi nước tạt qua cả đầu người ngồi. Trên mỗi chiếc bè thường có 4 đến 5 người đàn ông khỏe mạnh cùng nhau đánh bắt, cũng là từng ấy gia đình trông chờ vào mỗi chuyến đi.
Họ sẽ thả lưới khi đã đủ khoảng cách cần thiết với bờ theo yêu cầu của từng đối tượng đánh bắt, lúc này những đợt sóng đã dịu hơn ở ngoài khơi.
Chiếc bè sẽ thả lưới theo vòng tròn, khi khép đủ vòng cũng là lúc họ kéo lưới lên. Các loại lưới thưa hay dày cũng tùy theo loại cá mà họ đánh. Những chiếc lưới dày sẽ nặng hơn khi kéo, đòi hỏi công sức bỏ ra cũng nhiều hơn.
Việc kéo lưới là sự hợp sức của cả 5 con người trên bè, đây là lúc mà sức mạnh tập thể được phát huy.
Lưới sẽ được kéo từ cả 2 đầu cùng một lúc, cái vòng tròn lưới ban đầu rất rộng, sau được thu hẹp dần dần, cá cũng bị vây ở đó đến khi lưới được kéo lên bè.
Một mẻ lưới thả trong vòng 30-40 phút có thể được nhiều, nếu gặp đúng luồng cá...
...hoặc có thể chỉ thu được một ít cá con. Anh Dương, một ngư dân trên bè cho biết, "dù nhiều người đã có kinh nghiệm nhưng tìm được luồng cá không phải dễ, phần lớn là nhờ may mắn, có những mẻ lưới kéo lên được cả tạ cá, nhưng cũng có mẻ chẳng được con nào. Việc đi biển ở đây cũng tùy thuộc vào thời tiết và nhiều yếu tố khác".
Một chiếc bè ra khơi trong lúc trời nổi giông, dù có thể gặp mưa gió trên biển, họ hy vọng có thể tìm được luồng cá trích cách bờ chừng gần 10 hải lý. Mỗi chuyến ra khơi tuy gần nhưng người đánh cá đối mặt với nhiều hiểm nguy, không có mái che để tránh trú mưa bão an toàn nên phải cố gắng tiết kiệm thời gian nhất có thể.
Dù vậy, sau 5 lần thả lưới, chiếc bè này chỉ thu được một ít cá. Họ quyết định quay về, số cá này sẽ được chia đều cho 5 người, chắc cũng đủ ăn trong ngày. Đây là một trong những chuyến đi mà kết quả không được như mong đợi.
Dù hôm nay được nhiều hay ít cá, ngày mai họ lại tiếp tục ra khơi, những người dân ở đây đã quen với sóng gió, quen với những chuyến đi. Và quan trọng hơn cả, đó là cuộc sống của họ, những người mà mọi niềm vui, nỗi buồn đều gắn với biển.
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông: 'Cấm cứ cấm, đánh cứ đánh' Trước lệnh cấm đánh bắt cá phi lý trên Biển Đông của Trung Quốc, ngư dân và lãnh đạo các cơ quan ban ngành của Việt Nam quả quyết: "Cấm cứ cấm, đánh cứ đánh". Mới đây, Trung Quốc lại một lần nữa thông báo quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Theo quy chế này, phạm vi cấm đánh bắt...