Rước các bệnh truyền nhiễm từ thịt chó, mèo
Bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo là tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như virus dại, rối loạn đông máu, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả (những căn bệnh đe dọa người giết mổ, vận chuyển, tiếp xúc và ăn thịt chó, mèo)…
Cơ quan chức năng xử lý vi phạm trong buôn bán thịt chó
“Chợ thịt chó” giảm nhiệt…
Mới đây, UBND TP. Ha Nôi có văn ban tuyên truyền người dân không nên ăn thịt chó, mèo. Theo đó, việc hạn chế ăn thịt chó, mèo nhằm phòng, chống bệnh dại; nguy cơ và tác hại mắc các bệnh truyền nhiễm như: Bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả…
Còn tại TPHCM, việc kinh doanh thịt chó, mèo cũng xuất hiện nhiều nơi, tuy nhiên, thị trường này đã và đang “giảm nhiệt” dần. Trước đó, đầu năm 2018, UBND TPHCM ban hành Quyết định 17/QĐ-UBND phê duyệt chương trình khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn TP giai đoạn 2017 – 2021. TP yêu cầu các quận, huyện chỉ đạo xử lý những trường hợp kinh doanh chó, mèo ở lòng lề đường. Đồng thời, kiểm tra và xử lý các điểm giết mổ chó, mèo trái phép trên địa bàn. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TPHCM, tính đến tháng 2.2018 trên địa bản thành phố có 3.177 người bị súc vật cắn cần phải điều trị dự phòng, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 1,86% (2.998 người bị súc vật cắn phải điều trị dự phòng). Đa số các trường hợp tiêm phòng trước 10 ngày sau khi bị súc vật cắn (99,19%) cho thấy người dân có ý thức về phòng, chống bệnh dại.
Tại phường Trung Mỹ Tây, ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND quận 12, phường Trung Mỹ Tây thường xuyên tuyên truyền và kiểm tra các điểm giết mổ, kinh doanh tại chợ chuyên bán thịt chó tồn tại khá lâu trên địa bàn phường. Nói về giải pháp hạn chế sử dụng thịt chó, mèo, ông Tâm cho biết thêm, phường mời người dân có điểm cho thuê bán thịt chó trên địa bàn và trao đổi, đề nghị không cho thuê bán thịt chó nữa. Bên cạnh đó, phường vận động các hộ bán thịt chó chuyển đổi ngành nghề. Việc làm trên đã mang lại hiệu quả nhất định, số lượng các điểm bán thịt chó giảm đáng kể.
Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TPHCM cho biết, trước đây trên tuyến đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) có khá nhiều điểm bán thịt chó nhưng gần đây đã giảm hẳn. Về việc hạn chế ăn thịt chó, ông Phát cho rằng hiện vẫn còn một bộ phận có thói quen dùng thịt chó. Do vậy, không thể một sớm một chiều bỏ được mà phải dần dần chuyển đổi nhận thức và giải pháp tốt nhất vẫn là tuyên truyền.
Video đang HOT
Nhiều bệnh nguy hiểm khi sử dụng thịt chó, mèo
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong những năm qua, bệnh dại trên động vật và trên người tại Việt Nam diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đã gây tử vong trên người. Giai đoạn 2011 – 2016, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có 92 ca tử vong và khoảng 400.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng, thiệt hại trực tiếp hàng năm trên 800 tỷ đồng. Riêng tại TPHCM, trong năm 2017 có 1 trường hợp bệnh nhân bị chó cắn nhưng không tiêm phòng dẫn đến tử vong tại phường 5 (quận Gò Vấp).
Một bác sĩ tại TPHCM cho biết, những ai ăn thịt chó sẽ đối diện với các nguy cơ bệnh như đối với động vật hoang dã. Theo đó, việc sử dụng hay tiếp cận với chó là nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm: sán chó và ấu trùng sán chó (Toxocara canis) cực kỳ nguy hiểm. Đối với bệnh này, gây tác hại với mắt khiến mù mắt; đối với não khiến dây thần kinh bị chèn ép gây chứng điên loạn. Ngoài ra, đối với gan, lách, ấu trùng tạo nhiều u nang làm cho các cơ quan này suy yếu hoặc làm người bệnh tử vong do nhiễm trùng…
Ngoài ra, việc sử dụng thịt chó nhà nuôi cũng khó tránh khỏi các nguy cơ mầm bệnh, nguy cơ ăn thịt những con dính bã chó là điều khó tránh khỏi và hàm lượng của vắc- xin dại trong thịt chó tồn tại rất cao. “Vắc- xin phòng dại ở chó được chích mỗi năm và để tiết kiệm giá thành, đa số vắc- xin dại cho chó hiện hành đều là chế phẩm từ virus dại sống giảm độc lực. Điều này khiến dư lượng vắc- xin trong thịt chó của một con chó ba đến bốn tuổi đủ sức gây yếu, liệt thần kinh trung ương người ăn theo thời gian”, một bác sĩ tại TPHCM nói.
Theo laodong.vn
Rùng mình loạt bệnh truyền nhiễm do ăn thịt chó chưa kiểm dịch
Thịt chó là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên thực phẩm này tiềm ẩn không ít nguy cơ lây nhiễm sán cực kỳ nguy hiểm, hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, xoắn khuẩn, bệnh tả..
Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể, chưa có một nghiên cứu mở rộng nào về thực tế lây nhiễm giun sán và các bệnh truyền nhiễm từ việc ăn thịt chó, mèo; tuy nhiên mỗi năm, Viện ký sinh trùng và các khoa cấp cứu tại các bệnh viện lớn đều ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân ăn thịt chó mèo bị nhiễm bệnh.
Hôn mê, sốc phản vệ vì nhiễm sán
Nhiễm giun đũa chó, hay còn gọi là sán chó và ấu trùng sán chó (Toxocara canis) cực kỳ nguy hiểm. Trường hợp lây nhiễm sán tại mắt có thể gây mù lòa. Tại não, ấu trùng sán phát triển chèn ép dây thần kinh, gây đau đầu, choáng váng, thậm chí người bệnh có thể lên cơn co giật như biểu hiện động kinh. Tại gan, lách, ấu trùng tạo nhiều u nang làm cho các cơ quan này suy yếu hoặc làm người bệnh tử vong do nhiễm trùng.
Ấu trùng ký sinh di chuyển dưới mí mắt trên khi ăn thịt chó - ảnh VNE
Thậm chí GS. Nguyễn Văn Đề - nguyên trưởng bộ môn Ký Sinh trùng, trường Đại học Y Hà Nội, cho biết ông từng gặp nhiều bệnh nhân khối u gan, phổi... nhưng khi mổ ra không phải là u mà là những bọc nước ở trong toàn các đầu sán đang cử động.
Theo GS. Nguyễn Văn Đề, ấu trùng sán chó ký sinh còn nguy hiểm ở chỗ chúng tạo ra những bọc nước lớn chứa nhiều đầu sán, các bọc nước này thường ở gan, não, thận, phổi. Khi bọc nước chứa đầu sán vỡ ra giải phóng các đầu sán và đầu sán này lại hình thành một bọc sán khác.
Trên trang Facebook Trần Nguyên Giáp - Masterchef Vietnam, BS Trần Nguyên Giáp gọi các bọc nước này là bướu sán ký sinh. BS Giáp cho biết chúng liên tục phát triển tăng sinh, thậm chí một bướu tăng trưởng đủ độ có đường kính từ 1-7 cm, chứa trên 2 triệu đầu sán. Khi chúng vỡ ra, các đầu sán di chuyển lên não lách, thận, gan, phổi.
"Bướu ở thận gây đau lưng, tiểu máu. Bướu ở lách làm đau cạnh sơn và xương son gồ lên. Bướu trong đốt xương sống có thể gây tổn thương tủy sống. Bướu ở các xương làm xương trở nên xốp, dễ gãy. Khi bướu vỡ thường làm cho người bệnh ngứa, nổi mề đay, nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường, rối loạn tiêu hóa, khó thở, tím tái, ngất, hôn mê. Chất dịch trong bướu và máu có thể gây sốc phản vệ", vị bác sỹ này cho biết.
Nguy cơ ăn chó bệnh, chó dại, chó đánh bả
Ăn thịt chó bạn còn đối diện với nguy cơ mắc bệnh do ăn phải chó bệnh, chó dại, hay chó bị đánh bả. Nguyên nhân là vì hiện nay hầu hết các phương thức cung cấp nguồn thịt chó tại các nhà hàng hay các quầy bán thịt chó sống/chín tại các chợ đều không thể xác định được nguồn gốc chó.
Việc ăn thịt chó không nguồn gốc, không được kiểm dịch tiềm ẩn nguy cơ bạn hoàn toàn có thể ăn phải những con chó bị bệnh, chó dại. Trong trường hợp ăn phải thịt chó dại virus dại có thể tấn công vào cơ thể thông qua những vết xước tại đường tiêu hóa. Hơn nữa, nếu chúng ta ăn phải những phần thịt chưa được chế biến chín kỹ thì nguy cơ bị mắc các bệnh như tả, lị là rất lớn.
Ăn thịt chó bệnh cũng tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc rất lớn. Thực tế đã có những trường hợp chó nhà nuôi bị ốm bệnh, người dân đem thịt và ăn vào bị ngộ độc phải đi cấp cứu. Nguyên nhân ngộ độc được xác định là do độc tố của vi sinh vật từ thịt chó bị bệnh.
Nguy hiểm hơn, ngộ độc thịt chó còn xảy ra ở những trường hợp ăn thịt chó bị nhiễm độcbởi các loại bả do những kẻ trộm chó hay dùng. Những con chó bị nhiễm bả tuy được chế biến chín nhưng nguy cơ nhiễm độc vẫn có thể xảy ra. Khi ăn phải những loại thịt còn chứa dư lượng các hóa chất độc hại từ bả chó người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như nôn, đau bụng, hôn mê. Nguy hiểm hơn có nhiều trường hợp khi nhiễm độc nếu không được chữa trị sớm sẽ gây ra các bệnh lý liên quan đến nhiễm độc gan, thận.
Nguy cơ "ăn" cả vacxin dại
Ngay cả với chó nhà được tiêm phòng dại thì việc ăn thịt chó cũng không nên. Ngoài nguy cơ "ăn" bả chó thì những người ăn thịt chó cũng có thể phải "ăn" cả vacxin dại vì hàm lượng của vacxin dại tồn dư trong thịt chó thường rất cao.
Vacxin phòng dại ở chó được chích ngừa mỗi năm và đa số vacxin dại cho chó hiện đang được sử dụng đều là chế phẩm từ virus dại sống giảm độc lực. Chính vì vậy, theo biểu đồ tích lũy hàng năm thì dư lượng vacxin dại trong thịt một con chó ba đến bốn tuổi đủ sức gây yếu, liệt dây thần kinh ở người ăn.
Nguy cơ này càng cao hơn nếu những con chó bị bắt thịt khi vừa mới được tiêm phòng. Tổn thương nhẹ có thể gây dị ứng, co giật, tiêu chảy... nặng sẽ gây tổn thương hệ thần kinh, bào mòn các cơ quan nội tạng và cơ bắp.
An Lê
Theo kienthuc.net.vn
Ăn thịt chó: Sướng miệng hại thân, nguy hiểm chết người UBND Hà Nội vừa ban hành văn bản tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn Thành phố. Ảnh minh họa Theo UBND Hà Nội, việc kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo đã tạo ra những phản cảm đối với khách tham quan du lịch, du khách...