Rước cá chép vàng khổng lồ tiễn ông Táo
Lần đầu tiên Lễ hội ông Công ông Táo theo nghi thức cổ được tổ chức tại Hà Nội ngày 23 tháng Chạp. Bên cạnh biểu tượng “ông đầu rau” và các lễ vật là cá chép vàng dài gần 4 mét được rước từ Bát Tràng về Hà Nội.
7h sáng, Lễ hội ông Công – ông Táo bắt đầu diễn ra tại làng gốm Bát Tràng.
Đoàn rước đi dọc bờ sông Hồng để về trung tâm thủ đô.
Cá chép vàng dài 3,5 mét, cao 1,2 mét được các nghệ nhân dân gian Hà Nội hoàn thành.
Ngoài cá chép vàng, đoàn còn rước “ông đầu rau”, chiếc bếp tượng trưng làm từ trấu và đất sét, mũ mão của ba vị Táo, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng 12 mâm sản vật.
Ngày 23 tháng Chạp, tục thả cá chép tiễn ông lên chầu trời đã trở thành nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt.
Ban tổ chức dự định, những năm tiếp theo sẽ đi thuyền ngược dòng sông Hồng rước cá chép về Hà Nội như con đường buôn bán gốm sứ lâu đời trước đây chứ không đi ôtô như năm nay.
Sau khi dâng hương trước tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đoàn rước đi vòng quanh hồ Gươm và đến triển lãm Vân Hồ.
Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức lễ hội ông Công, ông Táo quy mô lớn.
Video đang HOT
Lễ rước độc đáo thu hút hàng trăm người tới xem, đây là một trong những hoạt động chính của triển lãm Hội hoa chợ Tết tôn vinh làng nghề và nông sản chất lượng cao do Hà Nội tổ chức.
Kết thúc lễ hội, cá chép vàng được hóa tại Đình làng tiễn các Táo về trời. 12 mâm sản vật được dâng lễ tại tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, tượng đài vua Lê Thái Tổ…
Theo VNE
Gia đình Hà Nội nấu cỗ, thả cá tiễn Táo quân
Vào mỗi dịp 23 tháng Chạp, gia đình bà Phúc ở phố Yết Kiêu (Hà Nội) lại tập trung anh chị em, họ hàng làm cơm chay thắp hương tiễn ông Công ông Táo. Việc thả cá chép phải diễn ra trước 12h trưa để ông Táo kịp chầu trời.
Từ 8h sáng, chị Thủy và các anh chị em họ hàng đã có mặt tại nhà bà Đỗ Thị Phúc để làm bữa cơm chay cúng Táo quân. Gia đình vốn có truyền thống sum vầy, tụ họp và coi đây là bữa cơm tất niên trước khi ai về nhà nấy đón năm mới.
Anh Sơn, một người bạn thân của gia đình cũng có mặt phụ giúp công việc vặt trong khi mọi người làm cỗ.
Hôm nay, gia đình bà Phúc mới có cuốn lịch block mới để treo tường.
Bà cũng chuẩn bị sẵn bưởi để chia cho các gia đình mang về thắp hương.
Sau vài giờ, mâm cỗ được bê lên tầng trên cùng để bày ban thờ.
Mâm cỗ ngày 23 tháng Chạp không thể thiếu ba con cá chép đỏ.
Là người hướng tâm theo đạo Phật, nhà bà Phúc có tới hai ban thờ.
Bà Phúc và cháu nội Khánh Minh (10 tuổi) thành kính làm lễ trước bàn thờ tổ tiên.
Xong lễ, bé Khánh Minh và Nguyên Bình được bố đưa ra cảng sông Hồng ở bến tàu du lịch để tiễn ông Táo.
3 chú cá chép đỏ được thả từ từ xuống sông trước 12h trưa. Theo quan niệm của dân gian, ông Táo sẽ lên trời vào lúc 12h để chầu Ngọc Hoàng báo cáo các sự việc trong năm.
Sau lễ cúng ông Táo, nhiều người dân bắt đầu thả cá chép ra sông. Dọc các đoạn sông dưới chân cầu Sài Gòn, quận 2, khu vực Thủ Thiêm, cá chép được phóng sinh đễ tiển ông Táo về trời.
Nhiều gia đình đưa con nhỏ đi theo để thả cá với nhiều cách thức khác nhau, từ mở nhẹ túi cho cá làm quen với nước sông đến tung lên cao. Anh Duy Thông ( quận 11) cho biết, cả nhà đi từ sớm ra chợ mua cá, và chạy thẳng tới Sông Sài Gòn để thả. Năm nào anh cùng gia đình cũng thực hiện nghi thức này để cầu may.
Phần lớn cá chép được đựng trong túi bóng.
Và sau khi cá được thả, phần lớn túi bóng được người dân vứt lại.
Sau vài giờ thả, một số khúc sông ngập tràn túi bóng, thậm chí cá vừa xuống đã chết, trôi dạt lên bờ.
Theo thuật phong thủy, khi cúng ông địa xong những tàn tro hương, đồ cúng sẽ đem thả sông.
Trong khi đó, phía dưới sông Sài Gòn, đoạn quận 2, quận 1, nhiều người thả câu bắt cá chép.
Một lực lượng lớn tham gia vợt những con cá ngay sau khi được phóng sinh.
Nhiều gia đình sau khi thả, đã khỏa nước cho cá bơi ra xa để tránh bị vợt bắt.
Theo VNE
Lễ hội ông Công ông Táo lớn nhất Việt Nam Sáng 3/2/2013, Lễ hội rước ông Công, ông Táo lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Sáng ngày 3/2/2013 (ngày 23 tháng chạp), Lễ hội rước ông Công, ông Táo lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Lễ rước...