Rước bệnh vì thói quen tự ý truyền đạm tại nhà
Mặc dù đã có cảnh báo về các ca bệnh nhân tử vong do tự ý truyền dịch tại nhà, nhưng nhiều người vẫn có suy nghĩ có thể tự truyền đạm khi cơ thể mệt mỏi hoặc truyền ‘đạm hoa quả’ (các dung dịch vitamin) để đẹp da, tăng cường sức khỏe.
Không ít người còn có quan niệm sai lầm rằng truyền dịch không hại cho sức khỏe, ai cũng có thể truyền được.
Nhiều người rước bệnh vì thói quen tự ý truyền đạm tại nhà.
Hễ mệt lại… truyền
Nhiều người thường có suy nghĩ, cứ mệt, sốt thì truyền dịch sẽ giúp mình nhanh khỏe hơn. Từ đó, truyền dịch trở thành phương pháp chữa bệnh rẻ, nhanh, dễ thực hiện bởi có thể tự ý thực hiện ngay ở nhà thông qua các hướng dẫn trên… internet, hoặc nhờ các y tá, điều dưỡng nhận tiêm truyền tại nhà, đến các phòng khám tư nhân gần nhà mà không cần khám, chữa bệnh hay thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện.
Video đang HOT
Truyền dịch là truyền dung dịch chứa chất có lợi và thuốc vào tĩnh mạch cơ thể bệnh nhân. Đây là quy trình kỹ thuật điều dưỡng thường sử dụng trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể truyền và đặc biệt là không được lạm dụng.
Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng chỉ định thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn và trực tiếp với tốc độ nhanh nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù…
Dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Một số bệnh viện đã ghi nhận các bệnh nhân sốc phản vệ tử vong do tự ý truyền dịch tại nhà, tại các phòng khám tư nhân… Khi tự ý truyền dịch tại nhà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh như viêm gan B, viêm gan C, HIV/AIDS… nếu kỹ thuật truyền không đúng, không đảm bảo vô trùng. Nhiễm trùng máu cũng là một tai biến nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong, nếu không được điều trị kịp thời.
Hậu quả khôn lường
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Minh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ: “Việc tự ý truyền đạm tại nhà là thói quen rất nguy hiểm, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng”.
Đơn vị này từng tiếp nhận điều trị một bệnh nhân 34 tuổi thường xuyên có thói quen tự ý truyền “đạm hoa quả” tại nhà, hễ ngày nào cảm thấy mệt mỏi là truyền hết một chai “đạm hoa quả”. Mỗi lần truyền xong bệnh nhân cảm thấy tỉnh táo nên càng lạm dụng việc truyền dịch. Sau đó, bệnh nhân này xuất hiện đau ngực trái kèm khó thở, đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám thì có chẩn đoán sốc phản vệ, kèm các biến chứng viêm cơ tim và suy tim. Bệnh nhân cho biết, cơn đau đã diễn biến được khoảng 10 ngày, đau liên tục và tăng lên khi đi lại, vận động. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thực hiện các đánh giá cận lâm sàng cần thiết. Trong đó, kết quả chụp MRI tim cho thấy những vấn đề nghiêm trọng bao gồm hình ảnh giảm tưới máu cơ tim và xơ hóa rải rác nhiều ổ vùng vách liên thất và thành dưới thất trái; giảm vận động và sức căng cơ tim nhiều vùng thất trái; chức năng tâm thu thất trái còn bảo tồn (chỉ số chức năng bơm máu của tim còn 52%).
Điều đáng nói, trong quá trình thăm khám và hỏi bệnh, bệnh nhân cũng cho biết từng cấp cứu sốc phản vệ do tự ý truyền đạm tại nhà. Bệnh nhân được kết luận suy tim EF bảo tồn do viêm cơ tim sau sốc phản vệ. Ngay lập tức, các chuyên gia tiến hành hội chẩn ca bệnh, tư vấn hướng điều trị và theo dõi phù hợp cho bệnh nhân.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Minh khuyến cáo, việc tiêm, truyền các loại dịch, trong đó có đạm vào cơ thể nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ tính toán kỹ lưỡng lượng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền thích hợp.
Việc tự ý truyền dịch mà không có ý kiến của bác sĩ, hoặc truyền sai cách sẽ có nguy cơ xảy ra tai biến rất cao như đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, tử vong.
Sốc phản vệ là tình trạng y khoa vô cùng nghiêm trọng, có thể gây ra tình trạng tắc đường thở, khiến người bệnh không thở được. Đây cũng là yếu tố khiến tim có thể ngừng đập do huyết áp giảm khiến tim không nhận đủ oxy. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Minh cho biết, các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã chỉ ra rằng các chất trung gian gây viêm trong phản vệ có thể gây ra tổn thương động mạch vành và cơ tim, đồng thời gây ra hàng loạt các hệ lụy cho sức khỏe tim mạch như sốc tim (tim không bơm đủ máu cho cơ thể); loạn nhịp tim (nhịp tim quá nhanh, hoặc quá chậm); nhồi máu cơ tim; viêm cơ tim; suy tim; trụy tim.
Thêm nhiều ổ dịch tay chân miệng xuất hiện ở Hà Nội
Theo Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc tay chân miệng đang gia tăng, trong tuần qua ghi nhận 186 trường hợp mắc và 6 ổ dịch mới.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 770 ca mắc tay chân miệng, không có tử vong, tăng 85% số ca mắc so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tuần qua ghi nhận 6 ổ dịch tay chân miệng tại Thanh Oai, Ba Vì, Phúc Thọ và Hoàng Mai. Như vậy, từ đầu năm đến nay, TP có 16 ổ dịch tay chân miệng, trong đó có 8 ổ dịch đang hoạt động. Các ổ dịch này phần lớn ở trường mầm non.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng gây viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp và có thể gây tử vong.
Còn trên cả nước, từ đầu năm đến nay, đã có hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Số ca mắc tay chân miệng ghi nhận chủ yếu ở các cơ sở giáo dục mầm non, có đến trên 90% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh.
Theo nhận định của Sở Y tế Hà Nội, tháng 4 và tháng 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục có thêm nhiều ca mắc và ổ dịch. Do đó, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa y tế và nhà trường để phòng chống dịch, kịp thời phát hiện, điều trị ca mắc và xử lý ổ dịch nhanh chóng, hiệu quả.
Tuần tới, Hà Nội tiếp tục tăng cường giám sát phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, đặc biệt tại trường mầm non, tiểu học. Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng tại trường mầm non, mẫu giáo khi có ca bệnh, ổ dịch. Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhằm phát hiện sớm ca mắc, nghi mắc bệnh truyền nhiễm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh. Tại Việt Nam, bệnh quai bị phát tán quanh năm, nhưng thường tập trung vào những tháng thu - đông ở các tỉnh miền Bắc và...