Rước bệnh vì móng tay phát quang
Những lọ sơn móng tay phát quang với màu sắc lạ mắt đang thu hút giới trẻ. Tuy nhiên ẩn chứa đằng sau vẻ đẹp độc đáo đấy là những nguy cơ ung thư và nhiễm nấm mà ít người quan tâm.
Rẻ, độc, mốt
Chưa bao giờ mốt sơn móng tay phát sáng lại thu hút các bạn trẻ đến thế. Dạo quanh các forum, trang cá nhân Facebook, website rao vặt lớn nhỏ, đầy rẫy các lời quảng cáo, chào hàng sơn móng tay dạ quang với lời lẽ đầy hấp dẫn: giúp người sử dụng tự tin “nổi bần bật” với móng tay đầy “ma thuật” trong đêm tối.
Sản phẩm sơn móng tay dạ quang đa dạng với đủ tông màu (xanh tím than, xanh đọt chuối, xanh lá cây, đỏ, cam, vàng…), đủ kiểu dáng (hình chữ nhật, hình trái tim, hình chú gấu…). Thể tích của những loại sơn này cũng khác nhau, có loại to khoảng 50ml song cũng có loại nhỏ bé, chỉ 7ml. Giá cả rẻ vô cùng với 30.000 đ/lọ là có thể sở hữu một chai thủy tinh dung tích 15ml.
Sơn ma thuật này có sức hút giới trẻ vì tính độc đáo . Giá rẻ và lại rất dễ sử dụng, tiện lợi nên các teen tha hồ “ sáng tạo” móng của mình. “Để móng tay vừa đẹp vừa có độ bóng thì bạn nên sơn thành 3 lớp. Lớp thứ nhất để cho khô rồi sơn tiếp lớp thứ hai. Cuối cùng có thể phủ thêm một lớp son bóng để màu móng tay trông óng và mịn màng”.
Cũng có loại sơn nhìn ngoài không khác sơn móng tay bình thường. Khi sơn chỉ cần phủ lên bề mặt móng, không khác gì so với sơn móng tay bình thường, do trong sơn có chất lân quang nên phát sáng. Có thể kiêm tra bằng cách dùng đèn pin chiếu vào hoặc để móng tay hấp thụ ánh sáng ngoài trời khoảng một giờ đồng hồ thì ban đêm sẽ phát quang đến bốn giờ. Muốn móng phát sáng được lâu thì nên sơn nhiều lớp..
Ngoài ra, để móng phát quang buổi tối, thị trường còn có cả loạt bột dạ quang. Giá của loại bột này khá rẻ chỉ tầm dưới 50.000đ là đã tha hồ dùng. Chỉ cần trộn bột này với nước sơn bình thường, khi sơn sẽ phát ra ánh sáng lung linh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, loại sơn móng phủ bột nhung mới lạ và đẹp đang bán chạy. Sau khi phủ sơn lên móng, rắc một lớp bông nhung mịn hoặc nhúng móng tay vào lọ bột nhung. Theo quảng cáo, khả năng bám dính của loại bột này rất bền, bảo đảm cả tháng không rơi. Chỉ một lọ 20.000đ có thể phủ từ 10-15 lần.
Nguy cơ ung thư và nhiễm nấm
Thực ra chất phát quang trong sơn móng tay chính là huỳnh quang. Tuy nhiên chất huỳnh quang thì không hề có lợi cho những người tiếp xúc trực tiếp. “Vật liệu phát ra huỳnh quang phải hấp thu được tia bức xạ kích thích chiếu lên vật huỳnh quang. Tia bức xạ này lúc đó thực sự trở thành một hình thức năng lượng”.
Ở trạng thái tinh khiết, chúng không gây nguy cơ về sức khỏe. Tuy nhiên nếu còn lẫn tạp chất là các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium… khi đi vào cơ thể sẽ gây tổn thương gan, thận, não, phổi, gây loãng xương, các bệnh về xương, ung thư hoặc kích ứng da khi tiếp xúc.
Vì vậy nên khi sơn móng tay, vô tình người sử dụng đã biến móng tay mình thành nơi hấp thu các tia bức xạ. Móng càng phát sáng thì càng chứng tỏ nó đã hấp thu nhiều các tia bức xạ. Vào ban ngày, khả năng móng tay hấp thụ các tia cực tím từ ánh sáng mặt trời là rất cao.
Ở nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng một số chất huỳnh quang vào các loại giấy bao gói thực phẩm, giấy làm cốc đĩa ăn vì chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng, khiến cơ thể nhiễm độc và không ngoại trừ khả năng gây ung thư cho người tiếp xúc nhiều.
Riêng với bột nhung, các sợi nhung là các xơ, sợi có màu với kích thước rất nhỏ. Về bản chất, các xơ sợi này có thể được tạo ra từ các vật liệu dệt sử dụng trong may mặc nên chúng luôn chứa các hóa chất độc hại với các nguy cơ về sức khỏe như ung thư, dị ứng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa. Nếu các xơ sợi này được nhuộm từ thuốc nhuộm azo, được xử lý bằng các loại nhựa hoặc có nguồn gốc từ các loại nhựa gốc formaldehyde thì nguy cơ ung thư cho người sử dụng, tiếp xúc với chúng càng lớn. Do có kích thước khá nhỏ, các xơ sợi này có thể đi vào đường hô hấp hay qua đường tiêu hóa, gây ra các nguy cơ về sức khỏe.
Bác sỹ da liễu Lê Quang Lộc thì khẳng định: Móng thực ra là một sự biệt hóa của da. Chúng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ cơ thể con người. Bề ngoài của móng có vẻ thô ráp song thực chất nó là một thực thể sống. Sơn móng tay chứa những hóa chất không an toàn, thậm chí cực kỳ độc hại. Do vậy nếu sơn sửa móng tay thường xuyên thì sẽ khiến móng yếu đi, giòn, khô và dễ gãy, ảnh hưởng tới khả năng bảo vệ cơ thể. Kèm theo đó, chân móng, kẽ móng còn rất dễ bị nhiễm trùng, vùng xa xung quanh bị nhiễm nấm.
Theo VNE
Tập gym ở trung tâm, coi chừng "rước" bệnh
Theo các chuyên gia, những mầm bệnh nguy hiểm đáng báo động dễ lây lan tại các phòng tập "gym" có thể kể đến: HPV - virus gây bệnh mụn cóc sinh dục ở cổ họng, miệng, chân, tay, vùng kín, hậu môn đối với cả nam giới và phụ nữ.
Mấy năm gần đây, Hà Nội mở ra rất nhiều trung tâm tập thể dục, yoga (gọi tắt là tập "gym") cho các tín đồ thể thao lựa chọn như: hệ thống California Fitness and Yoga Center, Phòng tập Thể dục Thẩm mỹ Curves, Elite Fitness and Spa, Trung tâm thể dục thẩm mỹ Vũ Điệu Hà Nội, CLB Thể hình Thanh niên, CLB Mùa xuân...
Giá thành tập ở những trung tâm hay phòng tập công cộng rất muôn hình vạn trạng, rẻ thì vài trăm nghìn đồng/tháng, đắt có thể lên tới cả chục triệu đồng/tháng với những gói tập luyện VIP. Lợi ích mà "gym" đem lại cho người tập thì không cần phải bàn cãi nhiều. Nhưng với môi trường công cộng và việc dùng chung các thiết bị tập luyện vô tội vạ đôi khi lại... lợi bất cập hại.
Chị Phương (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) đi tập yoga tại một trung tâm nổi tiếng trên phố Láng Hạ được 1 tuần thì phải bỏ ngang chừng bởi không khí ngột ngạt do "quá tải" người tập ở đó. Bỏ phí thẻ tập còn những gần 2 tháng, trị giá mấy triệu đồng, chị "tiếc đứt ruột" nhưng đành chấp nhận vì chịu không nổi.
"Có những hôm chúng tôi đến tập yoga, ca trước vừa ra, ca sau đã ùa vào, thảm ngồi thấm đầy mồ hôi của người tập trước chẳng kịp thay, phòng tập thì toàn người là người. Chẳng biết trong lành, tĩnh tâm, điều hòa, tốt cho sức khỏe đến đâu chứ cứ nghĩ đến không khí "tả pí lù", hỗn tạp, dụng cụ mất vệ sinh là đã... hết hồn. Tập lâu có khi còn mua thêm bệnh vào người chưa biết chừng", chị Phương bức xúc.
Một cuộc khảo sát của Anh trên 2.000 người gần đây cho thấy: 3/4 tín đồ "gym" phàn nàn về việc mồ hôi của người khác còn để lại trên thiết bị mà họ sử dụng; 1/2 người đến phòng tập sử dụng chung khăn và nước uống; 18% thừa nhận đi đến phòng tập thể dục khi bị cảm lạnh, ho và hắt hơi; hơn 1/3 (35%) tập thể dục mà không có chất khử mùi hay đi tất và 16% thừa nhận không giặt quần áo thể thao giữa các lần tập.
Theo các chuyên gia, những mầm bệnh nguy hiểm đáng báo động dễ lây lan tại các phòng tập "gym" có thể kể đến: HPV - virus gây bệnh mụn cóc sinh dục ở cổ họng, miệng, chân, tay, vùng kín, hậu môn đối với cả nam giới và phụ nữ; vi khuẩn klebsiella gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm trùng máu hiếm và viêm màng não; khuẩn E.coli gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và có thể dẫn đến viêm phổi; tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus gây nhiễm trùng da, nếu vi khuẩn vào trong da có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi hoặc viêm màng não; nấm Candida ở chân, tay, nấm phụ khoa; liên cầu vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da...
Nhiễm trùng, viêm da và cúm là những căn bệnh bùng nổ phổ biến, dễ lây lan nhất đối với người thường xuyên tập thể thao ở các phòng tập. Nguyên nhân có thể một phần là do sự tiếp xúc trực tiếp da kề da giữa những người tập, lan truyền gián tiếp qua không khí, từ các bề mặt dụng cụ mà bạn tiếp xúc như thảm ngồi, thảm lót chân, tay cầm các dụng cụ... tạo điều kiện chín muồi cho việc lây truyền bệnh.
TS.BS Nguyễn Hữu Sáu, BV Da liễu Trung ương cho biết, hiện chưa có nghiên cứu nào đưa ra cảnh báo chính thức các bệnh lây nhiễm từ phòng tập thể dục. Bệnh nhân đến khám với nhiều biểu hiện khác nhau và nhiều khi cũng không nhớ hết đã tiếp xúc với những vật gì, đâu là nguyên nhân chính. Do đó, bác sĩ chỉ khám và điều trị dựa trên biểu hiện bệnh.
Tuy nhiên trong môi trường có lượng người tập trung đông, cơ sở vật chất không đảm bảo, mỗi khi tập mồ hôi tiết ra nhiều... ở các phòng tập "gym" là những điều kiện thuận lợi để xuất hiện các bệnh về da. "Chỉ cần một người bị viêm, ngứa bề mặt da thôi sẽ rất dễ lây sang người khác do dùng chung đồ dùng trong phòng tập. Các bệnh thường mắc phải là viêm da, ghẻ, hắc lào...", BS Sáu nói.
Bác sĩ Nguyễn Minh Quang, PGĐ BV Da liễu Hà Nội lưu ý người mắc các bệnh da liễu cần ngừng tập, điều trị cho khỏi hẳn rồi tiếp tục, để bảo vệ sức khoẻ chính mình và tránh lây lan cho người khác. "Các bệnh về da cần điều trị lâu dài, kiên trì nếu không rất dễ tái đi, tái lại. Nhiều khi chỉ là những vết nhỏ nhưng điều trị không đúng cách làm lây lan rộng, nặng hơn...", BS Quang khuyến cáo.
Theo Kiến thức/PL&XH
Rước bệnh vì ăn sống hải sản Ăn hải sản tái, sống, ngoài nguy cơ bị nhiễm virus tiêu chảy còn có nguy cơ bị dị ứng, viêm gân cơ hoặc nhiễm tạp, tảo độc... Hải sản càng to càng nhiều độc tố Các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ TP HCM và Trường Đại học Y TP HCM đã dùng kỹ thuật sinh học phân tử,...