Rừng thông hàng chục năm tuổi bị “bà hỏa” thiêu rụi
Nhiều ha thông, bạch đàn thuộc rừng phòng hộ của hai xã Hoằng Trung và Hoằng Xuân (Hoằng Hóa – Thanh Hóa) vừa bị “bà hỏa” thiêu rụi.
Vụ cháy xảy ra vào khoảng 15h30′ ngày 21/12. Một số người dân có mặt tại hiện trường cho biết đám cháy bắt nguồn từ địa phận rừng phòng hộ của xã Hoằng Trung sau đó lan dần sang phần rừng thuộc xã Hoằng Xuân.
Ngọn lửa sau khi bùng phát đã lan từ địa phận rừng xã Hoằng Trung sang xã Hoằng Khánh
Do rừng ở đây chủ yếu là thông cùng với lớp lá cây khô dày đặc phía dưới, gặp thời điểm cháy có gió to nên ngay khi ngọn lửa bùng phát đã lan rất nhanh.
Video đang HOT
Lực lượng kiểm lâm cùng người dân hai xã Hoằng Xuân, Hoằng Trung và xã lân cận như Hoằng Khánh đều được huy động dập lửa. Tuy nhiên, địa hình núi cao, thời tiết gió mạnh khiến công tác dập cháy gặp nhiều khó khăn vì thế phải 3 giờ đồng hồ sau đó đám cháy mới được khống chế.
Tại hiện trường, nhiều diện tích thông và bạch đàn bị cháy rụi. Đặc biệt, đây là loại thông có số tuổi hàng chục năm.
Hiện cơ quan chức năng đang khẩn trương tiến hành điều tra nguyên nhân và đo đạc cụ thể diện tích rừng bị cháy.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Phát hiện mộ táng hơn 6.000 năm tuổi ở Bắc Kạn
Các nhà khảo cổ vừa phát hiện được nhiều ngôi mộ táng của người nguyên thủy cách ngày nay hơn 6.000 năm tại hang Nà Mò, xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Phát hiện này đã đóng góp những nhận thức mới vào việc nghiên cứu thời tiền sử ở Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học, người chủ trì cuộc khai quật cho biết: Hang Nà Mò là một di tích cư trú của của nhiều thế hệ cư dân nguyên thuỷ. Lớp cư trú sớm nhất thuộc cư dân văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn muộn có niên đại khoảng 6.000 - 7.000 năm trước.
Lớp cư trú muộn thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí có tuổi từ 3.500 - 4.000 năm trước. Dựa vào phương pháp phân tích niên đại tuyệt đối trên các vỏ ốc chôn kèm theo mộ, các nhà khoa học cho biết mộ có tuổi hơn 6.000 năm. Các nhà khảo cổ đã thu thập nhiều mẫu bào tử phấn hoa nhằm nghiên cứu về môi trường sinh thái cổ trong khu vực.
Trong số 6 ngôi mộ được tìm thấy, có 4 ngôi mộ được phơi lộ hoàn toàn. Các mộ được kè đá rải trên bề mặt, phía dưới là bộ xương người đã bị gãy nát. Hai ngôi mộ có chôn kèm theo công cụ đá ghè đẽo như những hiện vật tùy táng.
Điểm đáng lưu ý là không tìm thấy dấu vết của hộp sọ cũng như răng người. Những người khai quật đưa ra giả thuyết, hiện tượng này có liên quan đến tục "săn đầu lâu" - một tập tục khá phổ biến của người nguyên thủy ở khu vực Đông Nam Á?
Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ cũng phát hiện hàng trăm di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá. Di tích có 2 lớp văn hoá phát triển trực tiếp lên nhau, không có lớp phân cách. Lớp văn hoá sớm chứa nhiều công cụ lao động bằng đá cuội ghè đẽo mang đặc trưng của kỹ thuật Hòa Bình - Bắc Sơn. Thổ hoàng (đá khoáng chất mầu đỏ) cũng được tìm thấy tại địa điểm trên. Người nguyên thủy thường nghiền thổ hoàng thành bột hòa với nước bôi lên người sống và người chết để trang trí.
Lớp văn hoá muộn có rìu mài, đồ gốm thô dày được nặn bằng tay, độ nung thấp, bên ngoài không trang trí hoa văn. Ngoài ra, có một vật thể nhỏ hình trụ có mặt cắt hình lục giác được mài nhẵn trên đá quartze rất đẹp. Đây có thể là đồ trang sức của người tiền sử.
Theo Minh Nguyệt
Baotintuc.vn
Hoàn táng mộ cổ 300 năm tuổi Chiều 11/12, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã giao cho dòng họ hoàn táng thi hài trong ngôi mộ cổ được phát hiện ở cánh đồng Chằm, thôn Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Hàng nghìn người dân kéo đến để tận mục sở thị ngôi mộ cổ còn...