Rừng thông 35 tuổi đang ‘chết mòn’
116 ha rừng thông lâu năm giữ vai trò phòng hộ đầu nguồn, “ lá phổi xanh” của huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã bị người dân triệt phá để lấy đất trồng sắn.
Cây thông 35 năm tuổi chết khô giữa rừng nhường chỗ cho cây sắn. Ảnh: Trí Tín.
Người dân huyện miền núi Sơn Hà được cho là đã dùng rựa gọt quanh gốc thông rồi phủ kín lá cây xung quanh chờ cây chết dần. Cách đây 5 năm, thị trấn Di Lăng huyện miền núi Sơn Hà được ví như TP Đà Lạt ẩn mình dưới bạt ngàn rừng thông. Song giờ những vạt rừng thông xanh đã biến mất.
Ông Đinh Văn Hai ở thị trấn Di Lăng cho biết, giá củ sắn liên tục tăng trong 2 năm nay. Mỗi ha sau thu hoạch trừ chi phí còn lãi gần 40 triệu đồng nên người dân nơi đây đã tìm cách phá rừng thông lâu năm lấy đất trồng sắn.
Video đang HOT
116 ha rừng thông ba lá được chính quyền huyện Sơn Hà phát động trồng năm 1977 để phủ xanh đất trống, đồi trọc, phòng hộ khu vực đầu nguồn. Đến năm 2008, toàn bộ diện tích rừng thông chuyển sang loại rừng sản xuất vô tình tạo “kẽ hở” cho người dân chặt thông để trồng sắn, keo lai.
Cây thông 35 năm tuổi bị gọt vỏ cho chết dần giữa rừng huyện miền núi Sơn Hà. Ảnh: Trí Tín.
2 năm qua, chính quyền thị trấn Di Lăng phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Sơn Hà tổ chức mai phục, truy bắt người dân phá rừng thông đưa ra kiểm điểm, xử lý hành chính. UBND thị trấn Di Lăng từng lập hồ sơ vụ án tập thể người dân phá rừng thông gửi lên cơ quan chức năng để khởi tố, xử lý hình sự, nhưng vụ việc sau đó rơi vào im lặng.
Ông Nguyễn Hữu Dương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Sơn Hà thống kê, mức độ tàn phá rừng thông ngày càng gia tăng, từ 116 ha ban đầu đến nay chỉ còn vài ha. Lãnh đạo Hạt kiểm lâm Sơn Hà đang “đau đầu” trước tình trạng phá thông theo kiểu đẽo, gọt cho cây chết đứng giữa rừng, sau đó mới cưa hạ.
Trong khi đó ông Đinh Quốc Bình, Chủ tịch UBND thị trấn Di Lăng cho rằng, huyện đã bàn giao 116 ha rừng thông cho địa phương quản lý nhưng thực chất chỉ có khoảng 54 ha đất là có thông. Rừng đã bị người dân lén lút chặt phá “nay chỗ này, mai chỗ kia” không thể nào kiểm soát.
Hàng loạt cây thông chết khô, ngã gục trên rừng Sơn Hà. Ảnh: Trí Tín.
Trước nhu cầu đất sản xuất “ nóng bỏng” như hiện nay, UBND thị trấn Di Lăng đã báo cáo huyện Sơn Hà không thể quản lý nổi rừng thông. “Huyện đã giao 54 ha rừng thông, cấp sổ đỏ đất lâm nghiệp cho 37 hộ dân trên địa bàn để quản lý rừng với mức hỗ trợ mỗi năm là 200.000 đồng/hộ. Diện tích nào trống thì trồng cây xà cừ để phủ xanh đồi trọc”, ông Bình cho biết thêm.
Tuy nhiên ông Bình cũng lo ngại, với mức hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ quá thấp như hiện nay, trong tương lai gần rừng thông khó tồn tại.
Theo VNE
Rừng thông cạnh Dinh 1 Đà Lạt bị triệt hạ
Ngày 8.12, có mặt tại tiểu khu 156, sau Dinh 1 Đà Lạt, thuộc lâm phần do Ban Quản lý rừng Lâm Viên quản lý, chúng tôi chứng kiến hàng trăm cây thông khoảng hơn 2 năm tuổi bị chặt hạ, nhổ bỏ nằm ngổn ngang (ảnh).
Gần vị trí trên, hàng loạt cây thông đường kính khoảng 50 cm bị ken gốc (cạo vỏ và đốt gốc) đang chết dần. Số thông bị chặt và nhổ bỏ này nằm trong số 1.000 cây thông do Ban Quản lý rừng Lâm Viên trồng tháng 7.2010, sau khi giải tỏa gần 5.000 m2 đất rừng do ông Đặng Viết Tám (ở TP.Đà Lạt) thuê máy múc san ủi trái phép.
Theo TNO
Hơn 2.000 người "đu dây" qua sông Từ trung tâm huyện Sơn Hà, vượt hơn 30km sẽ đến xã nghèo Sơn Ba, nơi có con sông Re chảy vào lòng xã. Khi sông Re hiền hòa, 629 hộ dân phải "đu dây" qua sông. Khi con lũ ập về, 6 thôn trong xã bị cô lập hoàn toàn. Những học sinh treo tính mạng trên một sợi dây, qua sông...