Rừng Tây Nguyên 5 năm mất khoảng 130.000 ha
Trong 5 năm qua (2007-2011), diện tích rừng ở Tây Nguyên đã bị mất khoảng 130.000 ha.
Đó là nội dung được báo cáo trong hội nghị quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khu vực Tây Nguyên tổ chức tại Gia Lai ngày 21/9. Báo cáo tại hội nghị cho thấy, tài nguyên rừng đang có chiều hướng suy thoái dần, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội ở từng địa phương. Chỉ trong 5 năm (2007-2011), diện tích rừng ở khu vực đã bị mất khoảng 130.000 ha (rừng tự nhiên mất hơn 100.000 ha và rừng trồng giảm 22.000 ha). Hiện nay, tổng diện tích rừng toàn khu vực còn chưa đến 5,5 triệu ha (tương ứng 51,3%), rừng có trữ lượng gần 1,8 triệu ha.
Một vụ phá rừng ở Gia Lai bị phát hiện
Nguyên nhân chủ yếu được nêu tại hội nghị là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, cùng với đó là tình trạng xâm lấn, khai thác, chặt phá rừng trái phép diễn ra khá phổ biến.
Tại hội nghị, có 5 giải pháp được đưa ra và các đại biểu dự hội nghị đều thống nhất cao đó là: Tăng cường quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương quản lý lâm trường quốc doanh và công ty lâm nghiệp quản lý khai thác rừng quản lý các cơ sở chế biến gỗ và nghiên cứu chính sách khôi phục, phát triển lâm nghiệp.
Ngoài ra, từ năm 2013, tạm dừng kế hoạch khai thác gỗ tự nhiên của 49 Lâm trường, Công ty lâm nghiệp, chỉ cho phép tiến hành khai thác ở 7 Công ty đang thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
Theo Dantri
Hàng trăm người vào rừng tìm trầm
Ngày 21-9, ông Trần Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa), cho biết:
Hai ngày qua có khoảng 500 người từ Quảng Nam và người dân địa phương đã kéo vào rừng nguyên sinh thuộc địa phận của xã Sơn Trung tìm trầm. Sau khi nhận được tin báo, huyện đã tổ chức tuyên truyền, vận động và đưa được khoảng 300 người ra khởi khu vực rừng Sơn Trung. Hiện vẫn còn hàng trăm người tụ tập trên địa bàn.
Theo ông Dũng, lúc cao điểm nhất vào rạng sáng 21-9, số người vào rừng tìm trầm lên đến 700 người. "Sáng cùng ngày, huyện đã tổ chức họp khẩn và thành lập một đội cơ động gần 50 người gồm công an, quân đội, dân quân, Ban Quản lý rừng phòng hộ... về xã Sơn Trung để ổn định tình hình. Trước mắt, những người tìm trầm chưa gây mất trật tự an ninh hay vấn đề gì khác" - ông Dũng cho biết. Theo một cán bộ xã Sơn Trung, mới đây rộ lên tin đồn một nhóm người từ Quảng Nam đã tìm thấy trầm ở vùng núi Ô Kha, xã Sơn Trung nên nhiều người đã kéo nhau đi tìm trầm.
Theo PL
Nhà đất phố cổ: Khoảng 900 triệu đồng/m2! Theo khảo sát, các khu vực trung tâm gần Hồ Hoàn Kiếm luôn có giá cao ngất ngưởng, có những ngôi nhà được gia chủ hét giá tới 800-900 triệu đồng/m2. Trong khi hầu hết các phân khúc của bất động sản đang gặp khó khăn, những ngôi nhà phố cổ được ví như "hộp diêm" vẫn có giá hàng chục tỷ đồng....