Rùng rợn tục đào mộ, tắm rửa và thay quần áo cho người chết như “tháng cô hồn”
Cứ hàng năm, người dân nơi đây lại đào mộ người thân đã khuất lên để làm sạch, thay đồ rồi rước về nhà, thậm chí còn nói chuyện và ôm hôn như khi còn sống.
Nếu ở Việt Nam có tháng cô hồn thì ở Indonesia, người dân có nghi lễ Mainene đã duy trì nhiều thế hệ nay. Nghi lễ này diễn ra vào tháng 8 hàng năm tại cộng đồng Toraja ở Panggala, vùng Nort Toraja, tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia, được coi là một trong những tục lệ độc đáo nhất trên thế giới. Trong nghi lễ Mainene, người dân sẽ đào mộ của người thân đã khuất rồi rước thi hài về nhà.
“Mainene” có nghĩa là “lễ tắm rửa cho các thi hài”. Các gia đình sẽ tập trung để đào mộ người thân đã khuất, đưa hài cốt lên. Sau đó, họ sẽ tắm rửa sạch sẽ cho người chết, mặc quần áo, giày dép mới. Nếu quan tài mục rỗng sẽ được thay cái mới. Sau đó, con cháu sẽ rước thi hài người thân về nhà bằng nghi lễ diễu hành quanh làng.
Người dân nơi đây tin rằng sau khi chết, linh hồn của người đã khuất phải được quay về nhà. Các linh hồn sẽ phù hộ cho gia đình được bình an, giàu có nếu người sống chăm sóc chu đáo, tươm tất cho họ. Ngoài ra, đây cũng là cách để người sống bày tỏ lòng thành kính và là nghi lễ tôn vinh tổ tiên. Họ tin rằng mối liên hệ giữa sự sống và cái chết là lễ kỷ niệm lớn nhất trong cuộc đời.
Video đang HOT
Hàng năm, các gia đình đều có thể đào mộ người thân lên, dọn dẹp phần mộ và chăm sóc cho hài cốt. Những bộ hài cốt đều đã mục ruỗng được đưa về nhà và đối xử như khi còn sống. Thậm chí, người dân nơi đây còn đeo trang sức, nói chuyện, ôm hôn, châm thuốc lá, chụp ảnh… cho thi hài, mời tham gia các buổi họp mặt gia đình. Sau khi nghi lễ kết thúc, họ sẽ đặt thi hài trở lại quan tài và chôn cất.
Đối với người ngoài, nghi lễ này có phần kinh dị và đáng sợ nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và tín ngưỡng của người dân Toraja. Đến tận ngày nay, truyền thống này vẫn được duy trì.
Ông Eric Crystal Rante Allo, người đứng đầu nghi lễ Mainene tại Toraja chia sẻ trên tờ báo The Sydney Morning Herald năm 2019 rằng, mặc dù tục lệ này có vẻ xa lạ với người ngoài nhưng lại là một phần quan trọng trong văn hóa của người Toraja: “Người Toraja tin rằng linh hồn của người chết vẫn sống cạnh chúng ta, ban phước và phù hộ chúng ta. Đó là lý do tại sao trước khi một người được chôn cất, họ được gọi là “to’makula”, nghĩa là mới ốm dậy hoặc chưa chết. Người Toraja vô cùng tôn trọng người đã khuất”.
Những năm gần đây, người dân Toraja cũng khuyến khích tổ chức lễ hội, mở cửa để khách du lịch tới tham quan và khám phá nền văn hóa của mình vào mỗi tháng 8 hàng năm.
Không chỉ có nghi lễ Mainene, người dân Toraja còn rất quan tâm và chú trọng đám tang. Đây cũng là sự kiện vô cùng quan trọng và tốn kém đối với mỗi gia đình. Khi một người qua đời, họ sẽ bảo quản thi thể hàng tháng trời, thậm chí nhiều năm trong nhà hoặc một khu nhà được thiết kế riêng cho người chết có tên “Tongkonan”. Trong quá trình đó, họ vẫn tiếp xúc và nói chuyện với thi thể như khi còn sống.
Sở dĩ người Toraja phải bảo quản thi thể lâu như vậy là để dành thời gian tiết kiệm tiền, đủ để lo liệu đám tang, bởi những đám tang ở đây đều vô cùng hoành tráng. Có nhiều gia đình trở nên sạt nghiệp, nợ nần chồng chất vì làm đám tang nhưng vẫn cố gắng tiến hành vì phong tục địa phương.
Đám tang thường kéo dài nhiều ngày, bắt đầu bằng việc dựng rạp, giết trâu bò hoặc lợn để tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ của người thân ở thế giới bên kia, đồng thời để thiết đãi dân làng.
Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nghi lễ Mainene vẫn được tiến hành nhưng đã có nhiều thay đổi. Người dân không tụ tập đông người, đeo khẩu trang khi tiến hành đào mộ và không tiếp đón du khách bên ngoài nữa.
Gia tăng các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao tại Indonesia
Đơn vị đặc trách ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Indonesia ngày 8/9 thông báo các vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm cao ở nước này đã mở rộng trong thời gian gần đây với số ca mắc gia tăng.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 19/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo người phát ngôn đơn vị trên, ông Wiku Adisasmito, số thành phố và quận huyện được phân loại có nguy cơ lây nhiễm cao hay còn gọi là "vùng đỏ", đã tăng từ 65 lên 70 trong 1 tuần qua. Ông Wiku Adisasmito cho rằng đây là điều đáng quan ngại vì nguy cơ lây nhiễm ở một số khu vực đã xấu đi - từ mức nguy cơ vừa phải lên mức nguy cơ cao.
Ngoài ra, ông Adisasmito cho biết số thành phố và quận huyện được phân loại có nguy cơ dịch bệnh ở mức vừa phải, tức là "vùng màu cam", đã tăng từ 230 lên 267. Indonesia có tổng cộng 514 thành phố và quận huyện.
Ông Wiku Adisasmito cũng lưu ý đảo nghỉ dưỡng Bali là địa phương ghi nhận số ca lây nhiễm tăng theo tuần cao nhất, tiếp sau là tỉnh Nam Sulawesi, tỉnh Riau và thủ đô Jakarta. Tuần trước, Bali ghi nhận số ca nhiễm tăng 100% so với tuần trước đó, lên 1.134 ca. Thực tế này xảy ra sau khi Chính phủ Indonesia mở cửa cho khai thác trở lại các dịch vụ du lịch trên đảo hồi tháng 7.
Tổng số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã vượt con số 200.000 ca. Bộ Y tế nước này ngày 8/9 thông báo có 3.044 ca nhiễm mới.
Tại Hàn Quốc, giới chức nước này vẫn duy trì cảnh giác đối với các ổ dịch rải rác trên cả nước, mặc dù số ca nhiễm mới trong ngày ghi nhận sáng 9/9 tiếp tục dưới con số 200 ngày thứ 7 liên tiếp (156 ca, bao gồm 144 ca lây nhiễm trong cộng đồng).
Số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc giảm mạnh sau ngày 27/8 - thời điểm nước này ghi nhận tới 441 ca nhiễm mới trong ngày. Đường biểu đồ số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc liên tục tăng, giảm xen kẽ, trong bối cảnh quốc gia Đông Bắc Á này khôi phục các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Trong khi đó, tại Canada xuất hiện nhiều quan ngại về số ca nhiễm tăng nhanh khi các trường học trên cả nước bắt đầu mở cửa trở lại. Theo giới chức y tế Canada, số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận mỗi ngày tại nước này trong tuần qua ở mức trung bình 545 ca, so với mức 300 ca/ngày trong tháng 7.
Trong tuần này, một số tỉnh của Canada bắt đầu mở cửa trưởng học đón học sinh trở lại sau 6 tháng đóng cửa. Nhà chức trách địa phương đã đầu tư hàng triệu USD để tăng cường các biện pháp phòng dịch tại trường học. Tình Quebec đã đón học sinh trở trường học tuần trước và đến nay đã ghi nhận một số ca nhiễm tại trường học.
Kỳ quái bộ lạc đào người chết lên mỗi năm để thay quần áo mới Người Torajan tin rằng người sống cần đối xử với những người thân đã qua đời một cách tử tế, lau rửa, thay quần áo mới, mang đồ ăn và thuốc lá cho người chết vào mỗi dịp Ma'nene. Hình ảnh về nghi thức Ma'nene của người Torajan. Mỗi năm, vào độ tháng 8, người dân bộ lạc Toraja, Indonesia bắt đầu một...