Rùng rợn nhìn ‘mẹ chết, con bị chôn sống’
Rõ là cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại nhưng ở một số dân tộc ít người vẫn tồn tại hủ tục lạc hậu độc ác. Đó là những đứa trẻ vừa chào đời mà mẹ qua đời, sẽ bị coi báo hiệu “điềm dữ”, nên phải chôn sống…
Ngày 7/9, chị Hồ Thị Hiếu, cán bộ Trạm y tế xã Trà Cang (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, chị và cán bộ Trạm y tế vừa cứu sống một bé trai 5 ngày tuổi khỏi bị chôn sống bởi hủ tục của người Xê Đăng.
May mắn vượt qua hủ tục
Vào khoảng 3h30 ngày 2/9, sản phụ Hồ Thị Yên (sinh năm 1978 trú tại thôn 6 xã Trà Cang) chuyển bụng và sinh tại nhà riêng được bé trai nặng 2,5 kg. Sau khi sinh, chị Yên bị tai biến băng huyết và tử vong. Với suy nghĩ và tập tục của người Xê Đăng thì đưa bé phải bị chôn theo người mẹ.
Lúc nhận được thông tin, chị Hiếu đã có mặt để van xin gia đình và dân làng tha chết cho cháu bé. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương đã cự tuyệt và quyết định đưa bé trai này chôn theo mẹ. Thấy vậy, chị Hiếu đã ôm cháu bé chạy về Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My để chăm sóc. Đến nay, sức khỏe của cháu bé rất tốt và được đặt tên là Hồ Quốc Khánh.
Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo thuyết phục gia đình không chôn sống con của chị Hồ Thị Lon.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 5/12/2010, chị Hồ Thị Lon (37 tuổi) ở bản Kà Ai, xã vùng cao Dân Hoá, huyện Minh Hoá (Quảng Bình) qua đời khi vừa “vượt cạn” và ngay lập tức, đứa bé sơ sinh vô tội cũng bị chôn theo mẹ. Khi biết tin, cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo kịp thời đến bản Kà Ai tuyên truyền, thuyết phục, động viên gia đình và dân bản. Cuối cùng, gia đình đã ngộ ra và cháu bé vô tội đã được dì ruột nhận nuôi.
Cách đó không lâu, chị Điểu Thị Lê (xã Bom Bo, Bù Đăng, Bình Phước) cũng qua đời khi sinh con. Theo tập tục lạc hậu của người S”tiêng, phải chôn em bé mới sinh theo mẹ thì bé mới có sữa bú nên gia đình đã đặt cháu bé nằm sấp trên ngực chị Lê, bỏ cả mẹ và con vào quan tài để mang chôn. Tuy nhiên, nhờ công an xã Bom Bo đã đến và tìm cách thuyết phục, giải thích cho những người thân trong gia đình Điểu Thị Lê và kiên quyết bế đứa bé ra khỏi xác người mẹ xấu số, nên cháu bé đã được cứu sống.
Đắng lòng hài nhi bị chôn sống
Không thoát khỏi hủ tục lạc hậu và quá độc ác của người Ma Coong, ông Y Hắt (65 tuổi, trú bản Khe Rung, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) nuốt nước mắt cùng với dân làng dùng cuốc đào huyệt chôn sống đứa con còn đỏ hỏn 3 ngày tuổi sau khi người mẹ qua đời.
Chung cảnh ngộ, ông Y Cư (68 tuổi, trú bản Bụt) cũng đau đớn tuân theo luật tục và sợ “lời nguyền” của con “ma rừng” mà tháng 11/1994, phải tự tay chôn người vợ xấu số và đứa con gái vừa tròn 4 ngày tuổi của mình.
Có thể nói rằng, không phải chiến tranh, không phải ốm đau, bệnh tật, nhưng từ bao đời nay đã có hàng trăm người đàn ông dân tộc ít người như: Xê Đăng, Kà Ai, S”tiêng, Ma Coong… phải sống trong cô độc và xót xa bởi họ vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân khi đã tự tay chôn đi những đứa con của mình vì người vợ không thể sống tiếp trên đời…
Theo Báo Đất Việt
Vén màn bí mật trong thế giới les ,Kỳ cuối: Con cứ sống và làm những gì con muốn
Một les bày tỏ khao khát: "Con biết mẹ rất mong được trông thấy con khoác lên mình chiếc soirée (áo cưới) trắng của cô dâu. Nhưng con hiểu, đâu phải tình yêu nào cũng dễ dàng đơm hoa kết trái...
Dù vấp phải sự phản đối gay gắt của gia đình, sự bình phẩm của người xung quanh nhưng khát khao được sống với con người thực của les vẫn không thể mất đi. Trái lại, khát khao đó ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ và cháy bỏng. Họ tin rằng, một chân trời mới sẽ rộng mở hơn...
Con rẽ trái, mẹ nhé!
Một bạn gái tâm sự với mẹ về điều thầm kín của mình và thể hiện niềm tin sẽ được mẹ ủng hộ: Thuở nhỏ, mỗi ngày con tập viết, mẹ bắt con phải ngồi thẳng lưng, tay cầm bút phải đúng quy tắc... Đi ngoài đường, đến ngã tư, mẹ luôn dặn con phải đi thẳng. Rẽ trái là điều tối kị. Mẹ bảo, người ta chỉ rẽ trái khi được phép. Còn nếu không, con cứ theo số đông mà đi. Nếu cố tình đi ngược, con sẽ gặp trở ngại với chính con. Nhưng mẹ ơi! Càng lớn lên con càng nhận thấy mình không rẽ phải và đi thẳng được như mọi người mà con rẽ trái, rẽ trái theo trái tim mách bảo, mẹ à!
Con thích và yêu con gái. Con là một người đồng tính. Hẳn mẹ vô cùng đau lòng khi biết con mình như thế! Đồng tính thì có gì sai đâu mẹ? Mọi người thích rẽ phải còn con thì thích rẽ trái. Không phải vì con ương bướng mà vì con sinh ra đã là thế! Vốn dĩ con là thế mẹ ạ. Mà lối đi đó đâu có sai nếu như con rẽ trái, không ít người cùng rẽ trái như con? Con đâu có đơn độc hả mẹ?.
Con luôn tự hỏi, tại sao những gì thuộc về số đông thì luôn đúng, còn số ít thì bị coi là sai? Tại sao mọi người cứ dồn ép thế giới của chúng con giống như với những loại người cần bỏ đi? Những người như chúng con có làm gì tổn hại đến xã hội không? Con gái mẹ có phải là tội phạm không? Tại sao mọi người không thể chấp nhận con là đồng tính? Đã có những bà mẹ chấp nhận ủng hộ con. Đó mới chính là những người mẹ thực sự thương con mình nhất.
Con nghĩ, đã đến lúc con không nên tự dằn vặt mình nữa! Nếu không dám đứng lên, con sẽ suốt đời ở trong bóng tối mà tự vấn mình. Biết đâu, mẹ sẽ hiểu được tại sao con lại làm như thế. Con nghĩ, mẹ hiểu con gái mình, có bao giờ bốc đồng khi quyết định điều gì đâu. Con không bỏ ngoài tai những lời mẹ dặn. Nhưng có một thứ, một thứ rất nhỏ là mẹ hãy để cho con được tự do sống với cuộc sống của mình.
Vậy, con rẽ trái mẹ nhé! Để con được công khai sống với chính con người thật của mình, dù con biết rằng rẽ trái sẽ có muôn vàn khó khăn. Nhưng con sẽ hạnh phúc vì con đã chọn cho mình lối đi phù hợp.
Les thực sự có được hạnh phúc khi được sống là chính mình.
Giấc mơ về một đám cưới đồng giới
Một les bày tỏ khao khát: "Con biết mẹ rất mong được trông thấy con khoác lên mình chiếc soirée (áo cưới) trắng của cô dâu. Nhưng con hiểu, đâu phải tình yêu nào cũng dễ dàng đơm hoa kết trái... Đôi lúc con đã nghĩ đâu cần soirée trắng, tới hôm nay khi trong đám cưới của một người bạn thân, con mới hiểu thế nào là hạnh phúc trọn vẹn. Thì ra, con vẫn mơ giấc mơ, con được xúng xính trong chiếc áo soirée trắng bên người ấy.
Trong đám cưới của chúng con có cha mẹ đôi bên, họ hàng thân thuộc. Ai cũng vui mừng, cùng chúc phúc cho 2 cô gái sẽ yêu thương nhau trọn đời. Sẽ không còn ai phản đối, sẽ không còn những lời gièm pha. Không còn ai cho rằng tình yêu của chúng con - tình yêu giữa 2 cô gái là tình yêu bất thường nữa. Trong đám cưới đó, ai cũng thấy tình yêu của những người đồng tính cũng không khác với người dị tính. Đó cũng là tình yêu được ươm mầm từ những cay đắng, xót xa nhất...
Rồi mẹ và cả mẹ của người ấy sẽ thấy rằng con của các mẹ đang được hạnh phúc, được tất cả họ hàng đến góp vui. Các mẹ không còn lo âu nữa, không phải sợ ai đó nói điều không hay về chúng con... Soirée trắng cùng một đám cưới như trong mơ vậy, con mong lắm! Biết đến khi nào mẹ mới được nhìn thấy con gái mẹ thướt tha trong soirée trắng mẹ nhỉ?"
Dường như, những nỗ lực để được sống cho chính mình đã phần nào được mọi người cảm thông, chấp nhận. Một bạn gái tên L., đã được mẹ hiểu, ủng hộ: "Từ lâu, mẹ đã biết con là một cô gái đặc biệt... Con cứ sống và làm theo những gì con muốn. Mẹ tin con, mặc dù mẹ chẳng hiểu gì hết... Nếu chỉ vì điều tiếng mà công danh sự nghiệp sau này bị ảnh hưởng thì khổ lắm con ạ..."
L., thầm cảm ơn mẹ vì đã tôn trọng cô, để L., được sống với cuộc sống của mình.
Theo PLXH
Vén màn bí mật trong thế giới Les, Kỳ 4: Một nữ hộ sinh ân hận khi dám bộc lộ Thế nhưng, ở nơi tưởng sẽ có sự riêng tư và bình yên đó, họ vẫn bị miệt thị, thậm chí chối bỏ khi mọi người biết họ là les. Và chính điều này đã đẩy les vào con đường tuyệt vọng đến cùng cực. Dưới đây là câu chuyện của một nữ hộ sinh. Để tránh thái độ dò xét, sự cấm...