Rùng rợn khách sạn bị đồn nhiều ‘ma’ khét tiếng nước Anh
Khách sạn Langham ở thủ đô London, Anh là nơi đón tiếp nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, khách sạn bị đồn nhiều ma nên một số hiện tượng kỳ bí xảy ra tại nơi đây thu hút sự tò mò của công chúng.
Nằm ở thủ đô London, Anh, khách sạn bị đồn nhiều “ma” Langham có gần 500 phòng mở cửa đón khách vào năm 1865. Vua Edward VII là một trong những người nổi tiếng tham dự lễ khai trương khách sạn này.
Sau khi đi vào hoạt động, khách sạn Langham tiếp đón hàng nghìn vị khách. Trong số này có nhiều nhà văn nổi tiếng thế giới như: Mark Twain, Oscar Wilde, Sir Arthur Conan Doyle…
Thế nhưng, đằng sau khách sạn hoa lệ, sang trọng này là những câu chuyện ma quái rùng rợn khét tiếng London.
Một trong những hồn ma được báo cáo xuất hiện tại khách sạn Langham là một người đàn ông. Người này thường xuất hiện trong phòng 333. Đặc biệt, hồn ma chỉ được các nhân chứng nhìn thấy vào tháng 10 hàng năm.
Tiếp đến, một số khách thuê phòng tại khách sạn Langham kể rằng nhìn thấy hồn ma một người đàn ông mặc bộ quân phục chỉnh tề và đứng ở cửa sổ tầng 4.
Theo người dân địa phương, hồn ma đó là một hoàng tử người Đức. Người này đã tự sát bằng cách nhảy từ cửa sổ phòng khách sạn xuống dưới đất khi Thế chiến 1 nổ ra.
Video đang HOT
Một vài nhân chứng cho hay nhìn thấy hồn ma nghi của hoàng tử Đức đột ngột xuất hiện gần cửa sổ. Đôi khi, hồn ma bí ẩn còn đóng sập cửa và khiến nhiệt độ trong phòng giảm sâu.
Ly kỳ hơn, một số nhan chứng kể rằng bắt gặp hồn ma hoàng đế Napolean III tại tầng hầm của khách sạn Langham. Vị hoàng đế này từng ở trong khách sạn nên sau khi chết “ở” lại nơi đây.
Từ đây, nhiều người cho rằng, những vị khách từng lưu trú tại khách sạn Langham và có cái chết bi thương nên trú ngụ tại nơi này.
Do chưa được siêu thoát nên những linh hồn hồn này “ám” khách sạn và gây ra những điều huyền bí khó lý giải.
Dù vậy, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể chứng minh hồn ma có thật. Do đó, những câu chuyện ma quái xảy ra ở khách sạn Langham chưa thể kiểm chứng và xác nhận sự nhận.
Sự thật sau trào lưu check-in với "Bữa sáng nổi"
Trào lưu check-in với bữa sáng nổi
Bữa sáng nổi (Floating breakfast) là một dịch vụ đi kèm của các khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng cao cấp và chúng được sử dụng như một công cụ quảng cáo để thu hút khách du lịch. Thay vì ăn sáng trong nhà hàng hay phòng nghỉ, du khách sẽ được phục vụ bữa ăn ở bể bơi. Đó là một bữa sáng gồm cà phê, bánh mì nướng, trái cây, bánh ngọt... đặt trên một chiếc giỏ mây lớn và trôi bồng bềnh trên mặt nước. Chúng thường được trang trí thêm những bông hoa nhiệt đới sáng màu để trông bắt mắt và "ăn ảnh" hơn.
Theo CNN, trào lưu này rất phổ biến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là trong những khu nghỉ dưỡng biệt biệt lập tại Thái Lan, Fiji hay Maldives. Hầu hết mọi người cho rằng xu hướng này bắt nguồn từ Bali - Indonesia, dù chưa rõ khu nghỉ dưỡng, khách sạn cụ thể nào đã đưa ra ý tưởng này.
Bữa sáng nổi đã xuất hiện trong thực đơn của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng từ năm năm trước. Tuy nhiên, dịch Covid-19 càng khiến trào lưu này phổ biến hơn bao giờ hết vì du khách có xu hướng tránh dùng tiệc tự chọn (buffet) và phòng ăn chung.
Tất nhiên, việc chọn hồ bơi riêng cho mỗi bữa sáng nổi cũng có lý do của nó, bởi để cho ra một bức ảnh đẹp thì một bể bơi tĩnh lặng sẽ hiệu quả hơn bể bơi công cộng. Không ai muốn chào ngày mới bên cạnh những đứa trẻ tinh nghịch, bắn nước tung tóe xung quanh khiến giỏ đồ ăn của mình có nguy cơ lộn nhào bất kỳ lúc nào.
Tuy vậy, không phải ai cũng có được những khoảnh khắc đẹp với bữa sáng nổi của mình, và cũng có nhiều du khách đã "vỡ mộng" vì trải nghiệm ăn sáng giữa bể bơi không như họ từng tưởng tượng.
những trải nghiệm... lộn xộn
Mặc dù màu sắc rực rỡ và sự bồng bềnh khiến các bữa sáng nổi trông thật hoàn hảo qua những tấm ảnh trên mạng xã hội. Nhưng để bắt được hình đẹp, bạn phải có mặt ở hồ bơi từ sáng sớm hoặc phải tiêu thụ thức uống chứa caffeine để giúp tỉnh táo, việc này dường như lại là một trải nghiệm không mấy lý tưởng như chúng ta nghĩ. Vậy, những bữa sáng nổi chỉ dùng để chụp ảnh hay du khách thực sự thích kiểu ăn sáng này?
James Booth, một phóng viên ở Sydney từng trải nghiệm dùng bữa sáng nổi ở Bali năm 2019 thừa nhận rằng... chúng không như mơ. Theo anh, những bữa ăn như thế này gần như chỉ phục vụ cho nhu cầu "sống ảo".
Về mặt ý tưởng, cách phục vụ bữa ăn nghe có vẻ mới lạ và hay ho. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại. Mặc dù Booth đã đặt lịch để bữa ăn được đưa đến đúng giờ, cuối cùng anh ấy lại ngủ quên mất 20 phút.
Nguyên nhân đầu tiên là để bắt được khung cảnh đẹp với mây trời quang đãng, bạn phải căn thời tiết. Tiếp đó phải dậy đúng giờ bởi khí hậu nhiệt đới sẽ khiến trải nghiệm ăn sáng bên hồ bơi khá cực với cái nắng gay gắt. "Tôi nhận ra rằng việc phục vụ bữa ăn trong một môi trường ẩm ướt như vậy không lý tưởng một chút nào" - Booth kể lại.
Dù đồ ăn đã nguội, Booth vẫn quyết tâm chụp một bức ảnh để đăng lên Instagram. Phía khách sạn đã rất khéo léo khi bày biện giỏ đồ ăn thật đẹp nhưng Booth vẫn gặp khó khăn vì còn... ngái ngủ. Thêm nữa, giỏ đồ ăn cứ liên tục trôi theo nhiều hướng khiến việc chụp ảnh gặp nhiều trục trặc.
"Tôi khá ngại khi phải nhờ nhân viên khách sạn giúp đỡ nên đã cố tự xoay sở một mình. Hậu quả là tôi làm đổ đồ ăn khắp nơi. Cà phê vương vãi trên bể bơi còn bánh mì thì sũng nước".
Sau trải nghiệm đó, Booth nhận ra việc lao mình xuống nước vào buổi sáng sớm chỉ để có tấm ảnh đẹp là không đáng. "Nếu được thử lại, tôi sẽ uống cà phê để đủ tỉnh táo và không làm đổ bất cứ thứ gì, tìm một chỗ đứng trong hồ bơi thay vì phải đi loanh quanh một cách vụng về".
Jayne Gorman, một du khách cũng từng viết trên trang ourtravelhome về bữa sáng nổi "thất bại" của cô:
"Tôi bắt Justin (chồng tôi) chụp cho tôi cả triệu bức ảnh khác nhau, vì đồ ăn cứ bị cuốn ra xa.
Khi ăn sáng trong bể bơi, hai vợ chồng tôi một người giữ khay, người kia cắt bánh ngọt. Ngâm mình trong nước từ sớm khiến chúng tôi cảm thấy khá lạnh và hơi chút... ngớ ngẩn, trong khi nước bể bơi còn trào vào món salad trên khay. Vì thế, chúng tôi đành ngồi lên thành bể cho ấm người, ăn nốt bữa sáng đó và phải dùng một chân giữ dưới khay để nó không trôi đi".
Công cụ quảng cáo miễn phí
Bất chấp trải nghiệm thực tế không mấy hoàn hảo, việc hàng loạt người nổi tiếng cũng như các bạn trẻ có những tấm hình check-in lung linh đã thúc đẩy trào lưu bữa sáng nổi lan rộng. Giống như trà chiều hay dạ tiệc tối, bữa sáng nổi giờ đây cũng trở thành một dịch vụ sang trọng, đắt đỏ trong các khách sạn cao cấp.
Trong bối cảnh đại dịch, những khu nghỉ dưỡng bình dân cũng mở thêm dịch vụ này với mức giá phải chăng để thu hút khách lưu trú.
Timo Kuenzli, Tổng Giám đốc của khách sạn Cape Fahn Hotel ở Koh Samui, nói rằng gần 100% khách của họ trong năm qua đều sử dụng bữa sáng nổi. Ông cũng nhận định thị trường châu Á chắc chắn đang lợi thế về hình ảnh trên Instagram hơn các thị trường khác.
Ngoài cho ra đời những bức ảnh đẹp, bữa sáng nổi còn đóng vai trò như một công cụ tiếp thị miễn phí. Mọi người xem các khoảnh khắc trực tuyến, tìm kiếm vị trí check-in và sau đó muốn tự mình trải nghiệm.
Và cũng bởi sự xuất hiện ngày càng bão hòa của nó, các khu nghỉ dưỡng phải tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ để khiến mình trở nên nổi bật. Nhiều ý tưởng độc đáo ra đời như: Six Senses Uluwatu ở Bali phục vụ bữa ăn trong một chiếc giỏ hình trái tim màu đỏ; Anantara ở Koh Phangan, Thái Lan đưa món "sushi hoàng hôn" vào thực đơn nổi; còn Cape Fahn đang thí điểm mô hình "trà chiều nổi".
Bất kể du khách có thực sự ăn các bữa sáng nổi hay chỉ phục vụ cho mục đích "sống ảo", những khách sạn này chỉ cần biết rằng hình ảnh của họ đang được quảng cáo miễn phí trên mạng xã hội.
Dẫu vậy, du khách nên chuẩn bị tâm lý trước, bởi trải nghiệm bữa sáng nổi có thể sẽ không đẹp như mơ.
Tòa nhà bị bỏ hoang xuất hiện một cách bí ẩn trên bãi biển Người dân ở El Salvador bỗng nhiên phát hiện ra có một tòa nhà bí ẩn xuất hiện trên biển, họ không hiểu bằng cách nào mà nó có thể di chuyển được đến đây. Những du khách đi dạo trên bãi biển La Puntilla ở El Salvador kinh ngạc khi thấy đột nhiên có một tòa nhà cũ kỹ đầy bí ẩn...