Rùng rợn hủ tục thiêu sống cô dâu nếu ít của hồi môn
Của hồi môn vốn là những gì cha mẹ đẻ cô dâu dành riêng cho con gái khi đi lấy chồng để “phòng thân”.
Thế nhưng ở nhiều vùng nông thôn của Ấn Độ, Pakistan hay Bangladesh, của hồi môn bị coi là sự đánh đổi mà bố mẹ cô dâu phải trả để con gái họ có một đám cưới. Vì thế nhiều cô dâu hàng ngày phải sống trong sợ hãi.
Bị ngược đãi vì của hồi môn ít
Tại nhiều vùng ở Ấn Độ, khi cô dâu về nhà chồng, cha mẹ cô thường gửi theo nhiều vàng bạc và những hàng hóa có giá trị như ti vi, tủ lạnh, thậm chí cả nhà đất để làm của hồi môn cho cô gái.
Tuy nhiên, thay vì trân trọng vợ hay con dâu mới, nhiều ông chồng và gia đình nhà chồng chỉ để mắt soi xét số của cải cô gái mang theo có đủ “rửa mắt” cho họ hay không.
Khuôn mặt biến dạng của Olga Rubio, một cô gái Ấn Độ là nạn nhân của hủ tục đốt cô dâu vì của hồi môn ít
Chính vì thế, nếu một cô dâu bất hạnh nào đó không thể thỏa mãn “lòng tham vô đáy” của những ông chồng và bà mẹ chồng, cô ấy sẽ bị đối xử chẳng ra gì.
Nhẹ nhàng thì cô bị bỏ đói, bị quản lý, bị đánh đập, bị cô lập. Nặng nề hơn, những cô dâu này sẽ bị chồng và nhà chồng thẳng tay “trừng trị” bằng cách dồn đến mức tự tử hoặc thiêu sống.
Biện pháp thiêu sống thường áp dụng nhất là nhốt cô dâu đáng thương trong bếp, tẩm dầu ăn vào bộ sari cô mặc, lạnh lùng thiêu sống và nhìn cô gái đau đớn trong ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt.
Hoặc gia đình chồng sẽ nhốt cô lại, mở khóa gas trước khi cô bật lửa nấu trà cho cả nhà. Cuối cùng, họ lạnh lùng tuyên bố “cô ấy bị cháy trong khi nấu ăn!”.
Vòng luẩn quẩn “vì danh dự gia đình”
Năm 1961, luật pháp Ấn Độ đã quy định những đòi hỏi của hồi môn của nhà trai đối với nhà gái là bất hợp pháp.
Năm 1986, tội danh giết cô dâu vì của hồi môn cũng bị liệt vào danh sách tội phạm hình sự ở Ấn Độ. Tuy nhiên, cho tới nay, hủ tục đau lòng này vẫn đang tiếp diễn và nhiều cô gái vẫn ngấm ngầm chấp nhận.
Những tàn tích sót lại của vụ đốt cô dâu dã man ở Ấn Độ
Theo thống kê của Cục thống kê tội phạm quốc gia Ấn Độ, năm 2010, cứ 90 phút lại xảy ra một vụ thiêu sống cô dâu vì mâu thuẫn của hồi môn. Tổng cộng cả năm ghi nhận 8391 ca tử vong của những vụ thiêu sống như thế này trên toàn quốc.
Nạn nhân rất khó sống sót bởi một khi đã bị cháy trong chiếc sari thì các cô gái sẽ bị bỏng từ đầu tới chân, khả năng bội nhiễm là vô cùng cao.
Các cô dâu thường chết và không có đối chứng. Đó cũng là nguyên nhân khiến những ông chồng vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật, thậm chí là có cơ hội lấy thêm vợ khác để lại kiếm chác lần nữa.
Có những cô dâu dù biết trước với số hồi môn ít ỏi, có thể sát hại bất cứ lúc nào nhưng vẫn không thể chạy trốn, không thể ly hôn bởi ám ảnh “danh dự gia đình”. Và dù có trốn thoát, gia đình cô dâu cũng sẽ mang cô trả lại nhà chồng.
Theo ihay
Kinh hoàng hủ tục dùng đá "phá trinh" thiếu nữ
Hàng loạt hủ tục "phá trinh" thiếu nữ chỉ nghe qua thôi cũng đủ ớn lạnh và ghê sợ.
Cùng là một chữ "trinh" nhưng ở nơi này việc một cô gái bị mất trinh trước khi lấy chồng là một điều không thể chấp nhận, thậm chí bị coi là kẻ hủy hoại danh dự gia đình, thì ở nơi khác, một cô gái tới tận khi đã về nhà chồng mà vẫn còn trinh lại là điều không hay.
Đáng chú ý là những hủ tục "phá trinh" mà chỉ nghe qua thôi cũng đủ khiến người ta nổi gai ốc. Đơn cử như hủ tục "phá trinh" bằng đá của tộc người Bataks ở vùng Sumantra (Indonesia).
Dụng cụ để "phá trinh" thiếu nữ của người Bataks
Theo đó, trong hôn lễ, khi mọi người ăn uống, nhảy múa đến cao trào, cô dâu sẽ được đưa tới một phòng riêng, và một người thứ ba (không phải là chồng) dùng dụng cụ bằng đá hoặc gỗ để giúp cô giã từ màng trinh trước khi đến với chồng.
Sau đó, vật mang máu trinh của cô dâu sẽ được đưa ra trước họ hàng, quan khách. Người thứ ba phá trinh cô dâu thường là cha hoặc anh cô dâu hoặc một người lớn tuổi được kính trọng.
Không chỉ có người Bataks, nhiều vùng miền ở Ấn Độ cũng có cách "phá trinh" thiếu nữ cực kỳ kinh hãi. Người ta dùng một loại đồ gỗ gọi là "thần tượng sinh thực khí" để giúp phá trinh các cô gái.
Người thứ ba (không phải chồng) giúp phá trinh cô không nhất thiết là nam giới nhưng phải là người được kính trọng, có gia thế, chức sắc.
Trong khi đó, ở Piluch (Nam Phi), người ta quan niệm sự chảy máu của cô dâu trong đêm tân hôn là điều không may, do đó họ rất sợ nếu cô gái về nhà chồng mà vẫn còn trinh.
Có những vùng rất kỵ cô gái về nhà chồng vẫn còn trinh
Chính vì vậy, những bà mẹ ở đây sinh con gái sẽ dùng dao sắc, tự tay rạch màng trinh con gái trước khi họ trưởng thành, nhằm ngăn chặn những tố chất được cho là cực độc từ máu màng trinh.
Cũng ở lục địa đen như Pilunch, tộc người lùn Pygmy nổi tiếng vùng Trung Phi từ xa xưa đã quan niệm các bé gái lên 8 tuổi đã được coi là trưởng thành và có thể sinh con đẻ cái. Tín ngưỡng độc đáo của tộc người này vẫn tồn tại cho tới ngày nay.
Quan niệm này sở dĩ xuất phát từ phát triển sinh lý khác lạ của các bé gái nơi đây, đến năm 8-9 tuổi thì chức năng sinh lý đã trưởng thành. Các bé gái lên 8 của tộc người này đã được phép quan hệ tình dục và từ bé gái đồng trinh trở thành phụ nữ thực sự.
Bé gái Pygmy trở thành... đàn bà khi mới 8 tuổi
Tục phá trinh bằng cách bán trinh của một bộ lạc cũng ở châu Phi có vẻ nhẹ nhàng hơn. Theo đó, mọi thiếu nữ đến tuổi trưởng thành sẽ phải tham gia ngày hội bán trinh công khai.
Tại đây, họ bị bó chặt cơ thể trong những bộ quần áo bó sát và các thanh niên trai tráng trong làng sẽ vác từng người đi một vòng cho mọi người xem.
Người tham dự có quyền lựa chọn thiếu nữ mình ưng ý và thỏa thuận giá cả để qua đêm. Theo quy định của bộ lạc, cha mẹ của những thiếu nữ này được quyền bán trinh tiết của con gái và con cái không được phép từ chối.
Theo ihay
33 thiếu niên bỏ mạng vì cắt bao quy đầu Khoảng 33 thiếu niên Nam Phi đã thiệt mạng trong 2 tuần gần đây tại tỉnh miền Bắc Mpumalanga bởi hủ tục cắt bao quy đầu và những thử thách sinh tồn khắc nghiệt trong nghi ... Các thiếu niên tham gia nghi lễ trưởng thành tại Nam Phi. Cảnh sát xác nhận, ban đầu, họ cho rằng các trường hợp nêu trên...