Rừng rậm đã bị con người làm biến mất như thế nào?
Hàng năm, 1870 kilomet vuông diện tích rừng đã biến mất. Rất nhiều trong số đó là do tác động của con người.
Năm 2019, rừng Amazon đã cháy với tốc độ kỷ lục. Một số vụ cháy là do nông dân và những người khai thác gỗ đã đốt rừng cho mục đích nông nghiệp và công nghiệp. Nạn phá rừng, ô nhiễm khí hậu, biến đổi khí hậu và sự bất cẩn của loài người đã và đang tàn phá nhiều khu rừng trên thế giới, không chỉ Amazon.
12 bức ảnh dưới đây cho thấy rừng đã thay đổi như thế nào trong thời gian qua.
1. Những người khai thác thủy lực sử dụng vòi phun nước áp lực cao để đánh bật đá và trầm tích. Tại khu vực khai thác vàng ở làng Agua Branca, Pará, Brazil, bùn còn sót lại tạo thành những ao nước bẩn thỉu.
2. Khai thác vàng bất hợp pháp ở Peru đã tàn phá các khu rừng của đất nước. Ngoài việc phá hủy rừng rậm Amazon, những bọn khai thác vàng còn thúc đẩy việc sử dụng lao động trẻ em và buôn bán tình dục trong khu vực. Chính phủ Per tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tháng Hai, sử dụng quân đội để tháo dỡ các loại máy móc khai thác bất hợp pháp.
3. Hãng tin SBS báo cáo rằng việc khai thác gỗ bất hợp pháp tại rừng Amazon ở Brazil đã làm tăng thêm 14% diện tích rừng bị tàn phá từ tháng Bảy 2017 đến tháng Bảy 2018. Năm sau đó, Reuters đã thông báo diện tích rừng bị tàn phá đã tăng 29,5%
4. Đường cao tốc liên quốc gia nối Peru và Brazil qua rừng mưa Amazon được xây dựng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng dự án này đã dẫn tới nạn phá rừng trầm trọng hơn.
Ở Iberia, một thị trấn của Peru nằm dọc theo Đường cao tốc liên quốc gia, nhiều người dân sống dựa vào việc khai thác mủ từ rừng để làm nguồn thu nhập. Theo các Giám sát của Dự án Andean Amazon (MAAP), mức độ phá rừng của Iberia liên tục tăng từ thấp đến trung bình từ năm 2012 đến 2015.
Video đang HOT
5. Nông dân sử dụng trái phép diện tích rừng mưa để trồng thêm hoa màu và chăn thả gia súc. Brazil là nước xuất khẩu thịt bò hàng đầu thế giới và là nước xuất khẩu đậu nành thứ hai sau Mỹ. Nông dân phá rừng nhiệt đới để sản xuất phục vụ cho nhu cầu lương thực của thế giới.
6. Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, đã bày tỏ kế hoạch cắt giảm nhiều hơn nữa diện tích Amazon, khiến các nhà khoa học và người dân bản địa vô cùng lo ngại.
Ông Bolsonaro cho rằng quá nhiều khu vực được bảo vệ đang cản trở sự phát triển của đất nước. Trong khi đó, cộng đồng bản địa đang kêu gọi tạo ra một “hành lang thiêng liêng của cuộc sống và văn hóa” kéo dài Amazon từ dãy núi Andes đến Đại Tây Dương.
7. Không chỉ rừng Amazon, Sudan cũng đã mất 8,4% diện tích rừng từ năm 1990 đến 2010. Nạn buôn bán than và gỗ đốt của Sudan là hai trong số các nguyên nhân.
8. Khi các khu rừng của Ấn Độ dần biến mất, động vật hoang dã đang bị đẩy vào các khu vực đông dân cư. Năm 2017, những người bảo vệ rừng Ấn Độ đã đưa một con báo ra khỏi khu dân cư khi nó đang đi lang thang tại công viên động vật học, bang Guwahati, Assam.
9. Borneo, Malaysia, đã mất một nửa diện tích rừng với tốc độ 1,3 triệu hecta mỗi năm, theo báo cáo của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới.
Phá rừng do khai thác gỗ, cháy rừng và sử dụng đất làm đồn điền dầu cọ đã lấy mất nhà của dân cư bộ lạc địa phương và các động vật như đười ươi, báo và voi
10. Rừng của Indonesia chỉ bằng một phần tư kích thước của rừng Amazon, nhưng năm 2012 Indonesia đã mất 840.000 hecta rừng vào năm 2012 so với 460.000 hecta ở Brazil, theo báo cáo trên tạp chí Nature Climate Change. Dầu cọ, bột giấy và sản xuất giấy đã làm tăng lượng khí thải nhà kính và gây nguy hiểm cho số lượng hổ trong rừng.
11. Đốt rừng là một cách rất nhanh và hiệu quả để chuẩn bị đất xây dựng đồn điền mới, nhưng việc này lại gây ô nhiễm không khí. Chất lượng không khí ở Queenstown, Singapore, đạt mức không lành mạnh do các vụ phá và đốt rừng vào năm 2016.
12. Sự bất cẩn của con người cũng là một yếu tố gây thiệt hại cho các khu rừng, chẳng hạn như bãi rác thải ở sông Pisang Batu của Indonesia. Gần một nửa trong số 3,2 triệu tấn chất thải nhựa hàng năm của Indonesia sẽ trôi dạt và kết thúc ở đại dương, theo một nghiên cứu năm 2015.
Đười ươi bạch tạng duy nhất trên thế giới sống trong rừng ra sao?
Alba là cá thể đười ươi bạch tạng duy nhất trên thế giới đang sinh sống trong một khu rừng nhiệt đới Borneo, Indonesia.
Alba, đười ươi bạch tạng duy nhất trên thế giới
Alba là một con đười ươi có lông màu trắng muốt khá lạ do bị bệnh bạch tạng hiếm gặp ở động vật. Tên gọi của nó cũng có nghĩa là màu trắng theo tiếng Latinh.
Theo tờ Daily mail, tổ chức bảo tồn đười ươi Borneo đã giải cứu Alba sau khi bị dân làng Tanggirang, Trung Kalimantan giam giữ bên trong một chiếc lồng sắt và bị bỏ đói. Nó được tổ chức chăm sóc suốt một năm trước khi có thể trở về với thiên nhiên.
Các chuyên gia phát hiện ra Alba khi nó đang trong tình trạng mắt xanh da trắng, nhợt nhạt, suy dinh dưỡng, mất nước và người toàn ký sinh trùng.
Alba khoảng 6 tuổi, hiện sinh sống trong khu rừng nhiệt đới ở Indonesia
Vào thời điểm đó, Alba không thể trở lại tự nhiên ngay lập tức do các vấn đề sức khỏe. Hơn nữa, Alba mắc bệnh bạch tạng, điều này có thể khiến nó bị suy giảm thị lực, thính giác và có thể đối mặt với nguy cơ phát triển ung thư da sau này.
Alba ước tính khoảng 6 tuổi. Sau khi trở về cuộc sống tự nhiên, nó được gắn thẻ điện tử và theo dõi thường xuyên.
Tổ chức bảo tồn Đười ươi Borneo lần cuối quan sát thấy Alba vào tháng 2, trong cuộc hội ngộ ấm áp với ba con đười ươi mới được thả về rừng.
Người đứng đầu ban quản lý Công viên hoang dã Quốc gia Bukit Baka Bukit Raya, nơi Alba sinh sống, ông Agung Nugroho chia sẻ: "Alba có khả năng khám phá trên diện rộng, tìm kiếm thức ăn tốt, thậm chí là làm tổ trên cây. Khả năng giao tiếp của nó với những con đười ươi khác trong rừng cũng rất tốt. Điều này là một tín hiệu tích cực. Tất cả chúng tôi đều hy vọng Alba có thể tiếp tục sống sót trong cuộc sống hoang dã".
Các quan sát cho thấy, trung bình, Alba dành 56,5% thời gian hoạt động của mình để kiếm ăn trong rừng, 27,2% thời gian đi du lịch, 13,8% thời gian nghỉ ngơi và 2,2% thời gian của cô trong các hoạt động khác, bao gồm làm tổ và tương tác xã hội.
Alba thích nghi khá tốt trong môi trường tự nhiên
Sự giải cứu Alba là một trong số những tin tức tích cực hiếm hoi đối với các loài cực kỳ nguy cấp này. Trong vài thập kỷ qua, môi trường sống của chúng bị thu hẹp đáng kể và phần lớn do nạn phá rừng bừa bãi để khai thác gỗ, giấy, dầu cọ ...
Mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của Alba chính từ những kẻ săn trộm, những người coi nó là quý giá vì tình trạng đặc biệt của nó.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục quan sát Alba với cuộc hành trình của mình trong tự nhiên.
Hoàng Dung (lược dịch)
Theo nfonet.vietnamnet.vn
Kon Tum: Bắt 11 đối tượng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô (Kon Tum) đã mật phục và bắt giữ 11 đối tượng khai thác vận chuyển gỗ trái phép. Ngày 29/9, nguồn tin từ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô (Kon Tum) cho biết, rạng sáng cùng ngày, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của...