Rừng quốc gia Phia Oắc – Phia Đén: ‘Viên ngọc quý’ của Cao Bằng
Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén (huyện Nguyên Bình) được ví như một viên ngọc quý mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất biên cương Cao Bằng.
Nơi đây có cấu tạo địa chất rất đặc biệt với những dãy núi cao, nhiều khoáng sản quý hiếm như vàng, bạc, thiếc, vonphram, quặng uranium… Phia Oắc – Phia Đén vẫn giữ được rừng nguyên sinh, hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đặc biệt, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mát mẻ, có băng tuyết về mùa đông và là nơi lý tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.
Vùng Phia Oăc – Phia Đén với những thảo nguyên đồng cỏ bao la cùng núi non trùng điệp. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Anh Vi Trần Thùy, cán bộ Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu “Non nước Cao Bằng” cho biết: Vườn Quốc gia Phia Oắc, Phia Đén là một khu vực hết sức đặc biệt, được các chuyên gia địa chất, môi trường quốc tế đánh giá rất cao. Điểm đặc biệt nhất ở đây chính là hệ núi trẻ vẫn đang trong quá trình tiếp tục thay đổi, phát triển. Đối với du khách nước ngoài, họ không chỉ đi du lịch để ngắm nhìn cảnh đẹp và còn rất thích tìm hiểu, khám phá những khác biệt về địa chất, địa mạo, địa tầng của tự nhiên. Chính vì thế, họ rất thích đến khu vực này để thăm quan, tìm hiểu, khám phá. Trong tương lai, khu vực này sẽ là khu du lịch trọng điểm của tỉnh Cao Bằng.
Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén được thành lập tháng 1/2018 trên cơ sở chuyển hạng từ cấp Khu Bảo tồn; trải dài trên địa phận các xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Tổng diện tích tự nhiên của Khu Bảo tồn là 10.000 ha, trong đó có hơn 8.000 ha rừng tự nhiên. Khu rừng này trước đây từng được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) xác lập là Khu dự trữ thiên nhiên năm 1986. Ngày 11/1/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định chính thức thành lập Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén trên cơ sở chuyển hạng từ cấp Khu Bảo tồn.
Phia Oắc – Phia Đén là tên hai đỉnh núi cao nhất trong khu vườn quốc gia. Đỉnh Phia Oắc có độ cao 1.931 m, được ví như “nóc nhà” phía Tây của tỉnh. Rừng ở đây thuộc kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới; có 1.287 loài thuộc 786 chi trong 202 họ thực vật của 6 ngành thực vật, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam…
Hiện nay, Vườn có 496 loài động vật có xương sống, ngoài ra còn hàng nghìn loài động vật không xương sống, côn trùng… Trong số các loài động vật có tên trong danh mục, đã xác định được 58 loài động vật quý hiếm, bao gồm 30 loài thú có tên trong Sách Đỏ Việt Nam; 12 loài bò sát, trong đó 3 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp; 3 loài ếch nhái, trong đó 2 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm, những nguồn gen động vật này có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao.
Đỉnh Phia Oắc với cung đường uốn lượn giữa rừng già, với nắng, gió và mây che phủ, hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm thú vị với những du khách muốn chinh phục và khám phá. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Video đang HOT
Về cảnh quan thiên nhiên, Phia Oắc – Phia Đén tựa như một chốn “bồng lai tiên cảnh”. Những ngày trời trong, nắng đẹp, đứng trên đỉnh núi Phia Oắc, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, quan sát quang cảnh núi non trùng điệp hùng vỹ. Với đặc điểm khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình thấp, độ ẩm cao, Phia Oắc – Phia Đén là thiên đường cho các loài hoa.
Những loài hoa bình thường khi trồng ở Phia Đén sẽ cho chất lượng khác hẳn trồng ở nơi khác bởi bông hoa to mập, màu sắc rực rỡ, hương bay ngào ngạt. Ngoài ra, Phia Oắc – Phia Đén còn có rất nhiều loài hoa mọc tự nhiên trong rừng mang vẻ đẹp hoang dã, mê hoặc, đặc biệt là hoa đỗ quyên, lan rừng nở rực rỡ vào mùa Xuân. Mùa Đông, vào những ngày giá lạnh, du khách sẽ được thưởng ngoạn một phong cảnh diễm lệ như ở châu Âu khi đỉnh Phia Oắc phủ kín một màu trắng của băng tuyết.
Phát hiện những tiềm năng to lớn của Phia Oắc – Phia Đén, anh Hoàng Mạnh Ngọc, một người con của quê hương Nguyên Bình đã đầu tư xây dựng đồn điền chuyên trồng, chế biến chè chất lượng cao phục vụ xuất khẩu; trồng hoa, rau sạch, dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Ngọc tâm sự: “Nói Phia Oắc – Phia Đén là một kho báu khổng lồ quả không sai chút nào. Nơi này ngoài địa chất địa mạo, khoáng sản, du lịch, một điều hết sức đặc biệt nữa thu hút tôi đó là khí hậu mát mẻ rất phù hợp với phát triển nông nghiệp, dược liệu.
Bản thân ngọn núi Phia Oắc này trước đây là một kho tàng khổng lồ về thuốc quý của Việt Nam với những loài đặc biệt quý hiếm như lan kim tuyến, thất diệp nhất chi hoa, sâm núi… chỉ tiếc là do không biết cách khai thác và bảo quản nên đang dần cạn kiệt. Tôi đang ấp ủ ước mơ khôi phục lại những loài dược liệu quý hiếm ở nơi này, chế biến và đưa ra thị trường. Hiện nay, tôi đang lên kế hoạch để di thực sâm Ngọc Linh, đông trùng hạ thảo về nuôi trồng trên Phia Đén.
Ông Sầm Việt An, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng cho biết, tỉnh có chủ trương thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch Phia Oắc, Phia Đén. Doanh nghiệp, tập đoàn nào đáp ứng đủ các tiêu chí bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tốt nhất sẽ được tỉnh cấp phép hoạt động. Cùng với Khu Du lịch thác Bản Giốc, Khu Di tích đặc biệt quốc gia Pác Bó, trong tương lai Phia Oắc – Phia Đén sẽ trở thành trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh Cao Bằng.
Quốc Đạt
Theo baotintuc.vn
Tháng 11, Thái Lan hóa miền cổ tích trong lễ hội thả đèn trời
Tháng 11 hàng năm, bầu trời về đêm khắp xứ chùa vàng bỗng rực sáng lung linh bởi hàng triệu ánh nến trong lễ hội Loy Krathong.
Ảnh: Chiang Mai Traveller.
Loy Krathong thường được tổ chức vào tháng 11, thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước tham gia. Mặc dù diễn ra ở nhiều nơi, Loy Krathong ở Chiang Mai được biết đến rộng rãi. Đặc biệt, thả đèn trời là hoạt động nhiều người mong chờ nhất trong lễ hội.
Ảnh: Toursthailandtravel.
Loy Krathong được cho là chuyển thể từ lễ hội Deepavali. Vào dịp này, người dân Thái Lan sẽ tỏ lòng biết ơn thần sông Pra Mae Khongkha sau vụ mùa bội thu. Người Thái cũng coi lễ hội là thời gian để gột rửa tội lỗi, bất hạnh và mong ước những điều tốt đẹp cho năm tới.
Ảnh: Heather Holt Photography Bali.
Vào ban ngày, bạn sẽ thấy người Thái ăn mừng khắp thành phố. Khi đêm xuống, mọi người tập trung đông đúc tại Mae Jo và cầu Nawarat. Đây là 2 địa điểm tổ chức hội hoa đăng có quy mô lớn nhất. Những chiếc đèn trời mang theo lời mong ước năm mới may mắn cùng hy vọng mọi muộn phiền, tội lỗi sẽ được gột rửa.
Ảnh: Twitter.
Hàng nghìn đèn lồng cùng được thắp sáng và thả lên không trung. Cả bầu trời và mặt sông sáng rực ánh đèn. Cảnh tượng lung linh và choáng ngợp như buổi trình diễn ánh sáng với quy mô lớn, hứa hẹn mang đến cho du khách trải nghiệm tuyệt vời, đáng nhớ về lễ hội lớn thứ hai Thái Lan.
Ảnh: Dreamstime.
Bạn nên chuẩn bị chiếc đèn lồng với giá khoảng 1,6 USD để hòa chung vào không khí náo nhiệt của lễ hội. Du khách phải nhanh tay bởi số lượng đèn trong dịp lễ hội có hạn. Bên cạnh đó, bạn đừng quên nhanh tay ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp của buổi lễ. Khoảnh khắc đó sẽ là kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch.
Ảnh: Thailand-spezialisten.
Đền Wat Phan Tao là nơi để bạn trải nghiệm không khí của lễ hội Loy Krathong ở góc độ khác. Ngôi đền nhỏ bằng gỗ ở trung tâm thành phố, lặng lẽ nhưng thu hút lượng khách tham quan không nhỏ.
Ảnh: Portal Foz.
Các nhà sư thường trang trí sân đền bằng những chiếc đèn lồng đầy màu sắc và hàng trăm ngọn đèn dầu lung linh. Khung cảnh hiện lên vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo, mê hoặc. Ngày tổ chức lễ hội chính thức thường được công bố trước một tháng. Năm nay, lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 11-13/11.
Theo news.zing.vn
Đánh thức 'báu vật' trong rừng: Khi nào người Việt được ăn 'khoai sâm' bổ dưỡng? Ngay cả một loại củ mà tôi gọi vui là "sâm khoai", là thứ củ rất đáng quan tâm, nhưng cũng bị bỏ ngỏ và phát triển tự phát, rất đáng tiếc. Kỳ 2: Củ khoai tốt như sâm Những năm tháng đi rừng, nhìn cảnh người Trung Quốc thu mua các loại dược liệu quý mà buồn lòng. Chỉ đến khi chúng...