Rừng ở Huế bị tàn phá: ‘Sếp’ kiểm lâm được đề bạt thăng chức đúng quy trình?
UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế khẳng định, việc đề bạt ông Tuấn giữ chức Phó Giám đốc Sở NN&PTNT và kiêm nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm là đúng quy trình.
Liên quan đến việc cán bộ bị kỷ luật hàng loạt, sếp’ kiểm lâm ở Huế vẫn được đề bạt thăng chức, ngày 14/9 UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thông tin về một số vấn đề liên quan đến việc đề xuất bổ nhiệm ông Nguyễn Đại Anh Tuấn – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm giữ chức Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh này và vẫn kiêm nhiệm chức vụ cũ.
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, sau khi báo chí phản ánh sự việc, UBND tỉnh này giao Sở Nội vụ kiểm tra, báo cáo và ngày 12/9 Sở Nội vụ có công văn phúc đáp.
Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, căn cứ Công văn số 1520-CV/TU ngày 02/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đồng ý chủ trương thực hiện quy trình bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT.
Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế khẳng định quy trình đề xuất ông Nguyễn Đại Anh Tuấn giữ chức Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm nhiệm chức Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh này là đúng quy trình.
Ngày 02/8 Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Đảng ủy Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh thực hiện quy trình lấy phiếu thăm dò bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc Sở NN&PTNT theo quy trình 5 bước được hướng dẫn tại quy định số 04-QĐi/TU ngày 01/1/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ, kết quả ông Nguyễn Đại Anh Tuấn đạt số phiếu tín nhiệm cao.
Ngày 06/8 Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế có tờ trình số 1359/TTr-SNN&PTNT về việc đề nghị bổ nhiệm ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở NN&PTNT và tỷ lệ phiếu đề nghị bổ nhiệm ông Nguyễn Đại Anh Tuấn đạt tỷ lệ cao, đó là cơ sở để Sở Nội vụ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm.
Video đang HOT
Ngày 04/9/2019, Sở Nội vụ có tờ trình số 1163/TTr-SNV về việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định: “Bổ nhiệm ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm. Thời hạn giữ chức vụ là 05 năm, kể từ ngày 01/10/2019 đến ngày 30/9/2024. Riêng chức danh kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm được tính đến thời điểm cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.”
Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế cho rằng, mặc dù công văn số 5470/BNV-TCBC ngày 22/10/2014 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về số lượng cấp phó có quy định: “Thực hiện nguyên tắc Phó Thủ trưởng cấp trên không kiêm Thủ trưởng cơ quan cấp dưới”.
Tuy nhiên, ngày 25/3/2015, Bộ NN&PTNT, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Trong đó, Khoản d, Mục 1, Điều 3 quy định: “Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không kiêm nhiệm Chi cục trưởng. Trường hợp phải kiêm nhiệm thì thời gian kiêm nhiệm không quá 12 tháng”.
“Vì vậy, việc đề nghị bổ nhiệm ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vẫn đảm bảo theo quy định hiện hành”, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên – Huế khẳng định.
Giải thích lý do để ông Nguyễn Đại Anh Tuấn kiêm nhiệm chức vụ cũ khi được đề xuất giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, một lãnh đạo Sở Nội vụ cho rằng: “Trước mắt vì chưa có người nên cho kiêm nhiệm nhưng không quá 12 tháng”.
Tuy nhiên, theo thông tin VTC News có được, trong quy hoạch các chức danh cán bộ quản lý thuộc diện Ban cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý của Sở NN&PTNT giai đoạn 2018-2020 và 2020-2025 được phê duyệt thì có đến 4 nhân sự được quy hoạch chức danh Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ở một thông tin khác, thời gian ông Nguyễn Đại Anh Tuấn làm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế thì nhiều cánh rừng của tỉnh này bị lâm tặc tàn phá tan hoang.
Sau khi sự việc được các cơ quan báo chí, phản ánh, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế vào cuộc làm rõ và kết quả là nhiều cán bộ bảo vệ rừng bị kỷ luật, luân chuyển công tác. Cụ thể, Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới đình chỉ công tác, luân chuyển 8 cán bộ vì để xảy ra phá rừng ở khu vực tiểu khu 297, 298 do Đội Bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ quản lý.
Công TNHH Nhà nước MTV Lâm Nghiệp Nam Hòa (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đình chỉ công tác 2 cán bộ là Trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng Lộc Hòa và Trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng Xuân Lộc, liên quan đến việc rừng phòng hộ Phú Lộc bị tàn phá.
Chưa hết, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế) cũng kỷ luật, cách chức 6 cán bộ, nhân viên vì để hàng chục gốc gỗ quý ở khoảnh 4 tiểu khu 187 của rừng đầu nguồn sông Tả Trạch bị đốn hạ.
Khi trả lời báo chí, bà Trần Thị Hoài Trâm, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho rằng, những cán bộ bị kỷ luật nêu trên thuộc các Ban Quản lý Rừng phòng hộ và Công ty lâm nghiệp chứ không phải đơn vị cấp dưới của Chi cục Kiểm lâm. Các đơn vị này trực thuộc Sở NN&PTNT và UBND tỉnh.
Từ đây, dư luận tiếp tục đặt ra câu hỏi, lực lượng kiểm lâm với người đứng đầu là ông Nguyễn Đại Anh Tuấn chịu trách nhiệm gì khi để lâm tặc hoành hành? Nhất là thời điểm rừng phòng hộ A Lưới bị lâm tặc tàn phá, trả lời trước báo chí, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn từng tuyên bố: “Sẽ từ chức nếu rừng ở Thừa Thiên – Huế bị phá như Quảng Nam”. Trong phần trả lời của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng chưa đề cập đến nội dung này.
NGUYỄN VƯƠNG
Theo VTC
Ông Đoàn Ngọc Hải chính thức được nghỉ việc
Chiều 5/9, UBND TP.HCM cho biết, Phó chủ tịch Võ Văn Hoan đã ký quyết định cho ông Đoàn Ngọc Hải thôi chức Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn (SGCC). Như vậy sau 3 tháng từ khi đề đạt nguyện vọng, ý kiến của ông Hải đã được chấp thuận.
TP mới đưa ra quyết định này và được căn cứ trên các quy định của pháp luật hiện hành, cùng kết luận của Thường trực Thành ủy và ý kiến của Sở Nội vụ về giải quyết đơn xin từ chức của ông Hải.
Cuối tháng 8 vừa qua Sở Nội vụ đã có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc cho ông Đoàn Ngọc Hải thôi chức Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn. Một trong những cơ sở để Sở Nội vụ TP.HCM đưa phương án giải quyết là theo Điểm c, Khoản 1, Điều 40 Nghị định số 97/2015/NĐ-CP (về quản lý người giữ chức danh tại doanh nghiệp nhà nước) có nêu: "Có nguyện vọng xin từ chức vì lý do cá nhân khác".
Trả lời báo chí ngày 20/8 vừa qua, ông Trần Minh Khiêm - Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn xác nhận kể từ khi được bổ nhiệm đến nay, ông Đoàn Ngọc Hải vẫn chưa đến cơ quan mới làm việc ngày nào.
Như Infonet đã thông tin, sáng 4/6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến trao quyết định điều động Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải sang làm Phó tổng giám đốc Công ty Xây dựng Sài Gòn. Tuy nhiên, ngay chiều hôm đó ông Đoàn Ngọc Hải đã có đơn từ chức.
Trong lá đơn này, ông Hải cho biết bản thân không có trình độ, chuyên môn về ngành xây dựng, do đó nếu nhận nhiệm vụ mới thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, gây tổn thương đến uy tín của Đảng, tiền bạc và tài sản của nhân dân.
Trước đó, ông Hải đã 1 lần từ chức Phó chủ tịch UBND quận 1 vào tháng 11/2017. Tuy nhiên, sau đó ông rút lại lá đơn này.
Ông Đoàn Ngọc Hải sinh năm 1969, quê tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông Hải từng là Chủ tịch UBND phường Cầu Ông Lãnh (quận 1), Phó trưởng Phòng kinh tế quận 1; Bí thư Đảng ủy phường Cầu Ông Lãnh; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quận ủy quận 1.
Phong Vũ
Theo infonet
Mưa lớn, hồ thủy điện A Lưới nhận lệnh xả lũ khẩn Chủ đầu tư thủy điện A Lưới (huyện A Lưới) vừa nhận lệnh phải vận hành điều tiết xả lũ, bắt đầu từ 16h ngày 3/9, nhằm bảo đảm an toàn cho công trình và cư dân. Tại hồ thủy điện A Lưới, do mức nước đổ về hồ xấp xỉ mức dâng bình thường và có khả năng vượt ngưỡng, nên theo...