Rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm ở Huế
Rú Chá thuộc thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm không chỉ ở Thừa Thiên Huế mà của cả nước.
Rừng ngập mặn Rú Chá nằm ở khu vực phá Tam Giang, thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế), do vậy được bao quanh bởi một vùng đầm phá rộng lớn.
Ông Nguyễn Ngọc Đáp (72 tuổi, hộ dân duy nhất sinh sống trong rừng ngập mặn) cho biết các cây chá ở đây đều là nguyên sinh.
Với quần thể cây chá mọc dày đặc, rừng ngập mặn này là nơi cư trú của nhiều loài chim và thủy hải sản. Tôm, cá ở vùng đầm phá xung quanh đến mùa sinh sản đều di cư vào khu rừng.
Loại cua nhỏ sinh sống khá nhiều trong lớp đất ở rừng ngập mặn.
Video đang HOT
Ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn Rú Chá làm điểm du lịch.
Trước đây, ở khu vực Rú Chá người dân chỉ đắp đường đất để thuận tiện đi lại. Hiện các con đường dẫn vào rừng ngập mặn được bê tông hóa và hai bên có hàng cây chá phủ bóng mát.
Cùng với việc bảo vệ rừng chá nguyên sinh, chính quyền địa phương đang trồng các loại dừa nước, cây đước để tạo đa dạng sinh học.
Võ Thạnh
Theo VNE
Di tích gắn với nhiều giai thoại bậc nhất xứ Huế
Điện Hòn Chén nằm giữa rừng cây xanh ở thượng nguồn sông Hương (Huế), được nhiều người biết đến bởi những giai thoại và sự linh thiêng.
Điện Hòn Chén hay còn gọi là điện Huệ Nam nằm ở làng Hải Cát (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Theo một số tài liệu, điện ra đời vào thế kỷ thứ 16, nguyên là ngôi đền thờ nữ thần Po Nagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm. Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần Po Nagar là con của Ngọc hoàng Thượng đế được sai xuống trần gian, bà có công lao tạo ra trái đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo.
Muốn đến điện Hòn Chén, người đi lễ và du khách phải thuê thuyền chở từ bến đò thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng sang; hoặc thuê thuyền rồng từ bến Tòa Khâm ngược dòng lên thượng nguồn sông Hương.
Nhiều nhà nghiên cứu cho hay, trong quần thể di tích cố đô Huế, điện Hòn Chén gắn với nhiều giai thoại nhất. Dân gian còn lưu truyền rằng điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa "trả lại chén ngọc", vì vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua! Ngoài ra, người dân địa phương còn có nhiều giai thoại khác về ngôi điện này.
Trong văn bằng sắc phong chính thức của các vua Nguyễn, ngôi điện xuất hiện với tên chính thức "Ngọc Trản Sơn Từ" (đền thờ ở núi Ngọc Trản).
Đến thời Đồng Khánh (1886-1888), ngôi điện mới được đổi tên là Huệ Nam Điện (ý là mang lại ân huệ cho vua nước Nam).
Điện Hòn Chén là một quần thể kiến trúc hài hoà với quang cảnh tự nhiên. Có khoảng 10 công trình kiến trúc nhỏ của Điện, đều nằm ở lưng chừng sườn núi, các bậc tam cấp được bố trí chạy từ đền cao xuống bến nước sông Hương.
Điện thờ chính ở nơi này là Minh Kính Đài hướng ra phía sông, nét trang trí chủ đạo là hình ảnh con phụng xuất phát từ việc nơi đây xưa kia thờ nữ thần.
Trang hoàng ở Điện Hòn Chén được cho là giản dị, làm cho không gian thờ tự và thế giới tâm linh trở nên rất gần gũi với con người.
Hương mộc và kỳ nam là thứ gỗ tượng trưng cho sự linh hiển của Nữ thần, cũng chính vì vậy các tượng thờ ở điện Hòn Chén đa số được làm từ loại gỗ này.
Điện Hòn Chén là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian.
Tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm, đông đảo người dân và du khách thập phương đổ về đây tham gia lễ hội. Trong khuôn khổ lễ hội có đám rước Thánh Mẫu trên sông Hương và hát thờ, lên đồng, hầu bóng diễn ra suốt đêm...
Võ Thạnh
Theo VNE
Lễ cầu ngư của làng chài bên phá Tam Giang Cứ 3 năm, ngư dân làng Thai Dương Hạ (xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) lại tổ chức lễ hội cầu ngư với ước mong một năm ra khơi bội thu. Lễ hội cầu ngư làng Thai Dương Hạ diễn ra trong hai ngày 10-11 tháng Giêng. Đây là lễ hội lớn của ngư dân địa phương, ba...