Rùng mình với những quái chiêu đòi nợ ‘vô tiền khoáng hậu’
Có nợ thì có đòi nhưng những chiêu đòi nợ ngày nay khiến nhiều người không khỏi rùng mình.
Thủ đoạn đòi nợ bằng các loại “bom bẩn”
Bắt cóc người thân để gây sức ép, đánh đập dã man để đe dọa, tạt a-xít để dằn mặt….Thậm chí, còn cả ném trứng thối trộn chất thải vào nhà. Muôn vàn kiểu đòi nợ khiến người ta rợn tóc gáy…
Trăm cách vay nợ, ngàn kiểu… đòi nợ
Trong vài năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội và nhiều địa phương trong nước phát triển loại hình cho vay nặng lãi theo kiểu “ tín dụng đen”. Nấp dưới những vỏ bọc kinh doanh hợp pháp, như dịch vụ cầm đồ, dịch vụ tài chính… loại hình dịch vụ này đã gây nên bao nỗi kinh hoàng cho những người đã trót “dính” vào và điểm đến cuối cùng bao giờ cũng là sự tán gia bại sản…
Khi tín dụng “ xã hội đen” có đất để phát triển thì nó cũng mang lại nhiều hệ lụy khó lường trong cộng đồng dân cư. Thông qua những chiêu trò đòi nợ “quái đản”, không chỉ bản thân người vay nợ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cả những người thân của họ. Các hình thức đòi nợ theo kiểu côn đồ cũ như chửi rủa, dọa nạt, đánh đập, hành hung, đập phá nhà cửa của con nợ vẫn được duy trì, nhưng giờ đây đã được dân xã hội đen nâng lên thành “nghệ thuật đòi nợ”.
Liên tục xảy ra các vụ án liên quan đến đòi nợ thuê gây bức xúc dư luận. Các đối tượng đòi nợ thuê đa số là thành phần bất hảo, có tiền án, tiền sự. Với thủ đoạn táo tợn, mang hung khí như dao kiếm, tuýp sắt… bên người, chúng sẵn sàng uy hiếp, lăng mạ, đe dọa buộc “con nợ” phải đưa tiền hoặc tài sản ra trả.
Video đang HOT
Lợi nhuận kếch xù từ việc đứng ra thu hồi các khoản nợ đã khiến nhiều đối tượng, băng nhóm đòi nợ thuê sử dụng “trăm phương ngàn kế” để hành hạ con nợ: đánh chém, bắt cóc, cưỡng đoạt tài sản, chặn lối làm ăn, quấy nhiễu sự riêng tư… thậm chí sát hại người vay tiền dẫn đến tình trạng mất trật tự trị an, vi phạm pháp luật
Được biết, hiện nay, các chiêu thức đòi nợ cổ điển như mắc màn, trồng cây si hay ăn ngủ tại nhà con nợ ít khi được các nhóm đòi nợ thuê thực hiện. Cách này vừa tốn thời gian, nhân lực lại ít phát huy tác dụng. Nhưng nếu bắt thóp được con nợ luôn muốn giữ uy tín cho bản thân và gia đình thì chỉ cần một vài chiêu trò “bẩn” như cho đàn em nghiện ngập ăn cùng mâm, ngủ cường giường, hút chích hoặc chửi bới ngay trước cổng thì hiệu quả mang lại là rất lớn.
Vì vậy, khi các vụ vỡ nợ xảy ra, chủ nợ không thể “nại” đến cơ quan pháp luật và tự mình “ra tay” tàn độc hòng mong thu lại chút vốn liếng. Những hành vi này đáng lên án nhưng cũng là bài học cảnh tỉnh người dân cần chú ý hơn trong những giao dịch vay nợ bởi rút cục, người đi vay có thể thiệt thân, còn chủ nợ cũng có nguy cơ vướng vào vòng lao lý.
Trong khi chờ các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, lời khuyên cho người dân là không nên sử dụng các dịch vụ tín dụng “xã hội đen”. Hệ lụy của việc này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người vay mà cả người thân và những người xung quanh.
Việc đe dọa tính mạng và thân thể, làm nhục con nợ và gia đình con nợ là vi phạm pháp luật theo điều Điều 103 Bộ Luật Hình sự. Theo điều luật này: Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Nếu các chủ nợ thuê, hoặc tự mình gây thương tích cho con nợ thì vi phạm điều 104 Bộ Luật Hình sự: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, theo đó: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tùy mức độ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, trường hợp gây thương tích nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, làm chết người có thể bị phạt đến tử hình. Đòi nợ thế nào thì không phạm luật? Khi đòi nợ không được nhiều người đã tìm đến nhiều cách thức đòi nợ kiểu xã hội đen. Và như vậy liệu cách thuê đòi nợ đó có phạm luật? Đòi nợ thế nào thì không phạm luật? Đòi tiền bằng con đường kiện dân sự Kiện dân sự trong trường hợp chỉ là giao dịch dân sự vay tiền thông thường bằng hình thức, người cho vay tiền muốn đòi được nợ quá hạn mà bên vay chưa thanh toán thì phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Đồng thời để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý bên cho vay cần phải cung cấp các cần tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, thông qua các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên. Theo đó, người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, Tòa án chỉ có căn cứ để giải quyết khi người cho vay tiền phải có bằng chứng, chứng cứ thể hiện mối quan hệ vay hoặc cả hai bên đều thừa nhận có giao dịch vay tiền trên thực tế. Trong trường hợp việc vay mượn giữa hai bên không thiết lập hợp đồng, cũng không có giấy biên nhận hay giấy ghi nợ thì bên cho vay có thể xuất trình cho Tòa án các chứng cứ như bản ghi âm cuộc giao dịch vay tiền, nội dung tin nhắn vay tiền, hay nội dung email, người làm chứng xác nhận có việc vay tiền của bị đơn đối với nguyên đơn.v.v. Đây sẽ là chứng cứ trong trường hợp không có giấy tờ có giá trị chứng minh trực tiếp khoản vay. Tuy nhiên đây là trường hợp khó đòi nợ hơn do tính phức tạp của quá trình chứng minh. Do đó, đòi hỏi bên cho vay muốn đòi được khoản nợ phải tích cực cung cấp chứng cứ để đủ cơ sở lấy lại khoản tiền nợ ngắn hạn. Tố giác tội phạm để lấy lại khoản vay Mặt khác, việc đòi nợ cũng có thể giải quyết bằng con đường hình sự, thông qua việc tố giác tội phạm. Tùy từng trường hợp cụ thể nếu có đủ căn cứ xác định tội phạm, người vay tiền đã có những hành vi đủ yếu tố cấu thành Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì người cho vay tiền cần làm đơn tố giác gửi Cơ quan điều tra, để nghị tiến hành điều tra khởi tố vụ án. Đó là các trường hợp người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi lạm dụng tín nhiệm để vay tài sản hoặc vay tài sản sau đó tẩu tán tài sản, bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng thanh toán, có tài sản nhưng cố tình không trả nợ.v.v. Nếu xảy ra vụ án hình sự thì khi xét xử tòa án sẽ giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, theo đó người vay tiền vừa bị giải quyết về vấn đề hình sự vừa phải bồi thường số tiền chiếm đoạt cho người bị hại do hành vi phạm tội mà người vay tiền gây ra, theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Tông hơp
Cha trộm cắp, con đòi nợ thuê cùng bị bắt theo lệnh truy nã
Sau khi con bị bắt về hành vi đánh người trong lúc đòi nợ thuê, người cha cũng bị tóm theo lệnh truy nã về tội lừa đảo từ 15 năm trước.
Ngày 22/8, Công an TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết đã di lý đối tượng Nguyễn Phước Lộc (SN 1968, ngụ phường Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn) về địa phương để xử lý về hành vi lừa đảo.
Trước đó, chiều 21/8, Lộc bị lực lượng trinh sát Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an tỉnh Bình Định phối hợp cùng Công huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bắt giữ khi đang lẩn trốn tại địa phương này.
Nguyễn Phước Lộc.
Theo hồ sơ, giữa năm 2000, trong một lần tụ tập uống rượu, Lộc đã lừa bạn nhậu lấy một chiếc xe mô tô mang đi bán rồi bỏ trốn khỏi địa phương nên bị Công an TP Quy Nhơn khởi tố, ra quyết định truy nã trên toàn quốc. Thời điểm này, Lộc có người con trai Nguyễn Thành Tân, 10 tuổi.
Ngày 29/1/2015, trong lúc đòi nợ thuê tiền thua cá độ bóng đá, Nguyễn Thành Tân đã cùng đồng bọn bắt giữ và dùng ly thủy tinh đập vào đầu anh Huỳnh Ngọc Trọng (ngụ huyện Tuy Phước) rồi bỏ trốn.
Nguyễn Thành Tân.
Đến ngày 20/4, Tân cùng đồng bọn bị Công an huyện Tuy Phước khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích. Riêng Tân bỏ trốn nên bị công an ra quyết định truy nã trên toàn quốc.
Rạng sáng 10/8, tại phường Trần Phú, TP Quảng Ngãi, Tân bị lực lượng PC52 phối hợp giữa Công an 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi vây bắt khi y đang lẩn trốn tại nơi này.
Sau khi bị bắt tạm giam, Tân đã khai ra nơi ở của người cha phạm tội, bỏ rơi con từ 15 năm trước để vào Khánh Hòa trốn truy nã./.
Theo Anh Tú
Theo_VOV
Xô xát khi đòi nợ 5 triệu đồng, đâm chết người Ngày 12.8, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 10 năm tù đối với Phan Ngọc Trãi (28 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) về tội 'giết người'. Trước đó, Trãi bị TAND TP.Biên Hòa phạt 2 năm tù về tội trộm cắp tài sản, tổng hình phạt Trãi phải chấp hành là 12 năm tù. Trãi được dẫn về trại giam Tại...