Rùng mình với màn hướng dẫn tắm trắng NHƯ MA CÀ RỒNG tại nhà với nguyên liệu chính từ dung dịch vệ sinh phụ nữ
Không biết dựa trên cơ sở khoa học nào mà một cô gái có tên N.T.U.N đã “sáng chế” ra một loại nước tắm trắng da với nguyên liệu từ dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm em bé, bia và sữa tươi.
Có câu: “Nhất dáng, nhì da, thứ ba khuôn mặt’ là để chỉ ra những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ từ xưa. Chẳng thế mà các chị em luôn tìm đủ mọi cách để giữ dáng, dưỡng da và giúp cho khuôn mặt trở nên khả ái. Rất nhiều người thậm chí còn không ngại thử đủ mọi cách làm đẹp để miễn giảm cân nhanh, trắng da thần tốc mà không màng đến hậu quả.
Mới đây, một cô gái có tên N.T.U.N gây sốc khi chia sẻ trong livestream bí quyết tắm trắng tại nhà. Đáng chú ý là nguyên liệu để tắm trắng đều là những thứ rẻ, dễ kiếm như dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm em bé, bia, sữa tươi… còn công thức là… trộn tùy tâm.
Từ trước đến nay, cộng đồng làm đẹp mới chỉ nghe đến các công thức làm trắng da an toàn như bia trộn nước cốt chanh/khoai tây/lòng trắng trứng hoặc sữa tươi với bột yến mạch/cam/đu đủ/mật ong… nhưng chưa từng có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng hỗn hợp bia, sữa tươi, sữa tắm em bé và dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể làm trắng da an toàn.
Chủ tài khoản Facebook N.T.U.N không ngại chia sẻ trên mạng xã hội công thức dưỡng trắng tại nhà từ: sữa tắm em bé (chai vàng), dung dịch vệ sinh phụ nữ (chai xanh), bia và sữa tươi rồi sau đó xức kem trộn và ủ bằng áo mưa.
Từ bao giờ dung dịch vệ sinh phụ nữ được chỉ định trị ngứa âm hộ, viêm âm đạo, huyết trắng và sát trùng ngoài da như vết thương, mụn nhọt, rôm sảy với giá chỉ 14.000/chai lại có khả năng làm trắng?
Đây là loại thuốc dùng bên ngoài có tác dụng trị nấm, diệt khuẩn với thành phần là đồng sulfat – một hóa chất dùng để trừ nấm, diệt khuẩn thậm chí còn được dùng trong các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Cô gái livestream chia sẻ cách tắm trắng tại nhà này còn giới thiệu và tặng miễn phí cho người xem những hộp kem có tên Ủ Ma Trắng Bạch được trộn từ những thành phần xanh đỏ gì không rõ nhưng vẫn được người xem xin ầm ầm. Đây là loại kem khá đắt hàng bởi khả năng làm trắng da siêu tốc chỉ sau vài ngày, thậm chí là bật tone chỉ sau 15 phút mà không thấy có dấu hiệu bất thường gì sau đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên các chuyên gia làm đẹp cho biết, loại kem này để lại rất nhiều hệ lụy cho da sau khi ngưng hoặc dùng được một thời gian bởi lẽ kem trộn là loại kem hỗn hợp được pha chế từ nhiều các sản phẩm khác nhau, mà nguồn gốc của những sản phẩm này không xác định được xuất xứ cũng như được cơ quan nào kiểm chứng về chất lượng cũng như an toàn cho người sử dụng.
Liệu những hũ kem “gia truyền” được quảng cáo là “bào mạnh” và sẽ giúp người dùng “trắng như ma cà rồng” có an toàn hay không khi nguyên liệu không rõ từ những thứ gì thế này?
Thành phần chủ yếu của các loại kem trộn bán trên thị trường gồm có vitamin E, Corticoid, Bencozym, Cortibion và Aspirin. Trong đó, hoạt chất Corticoid chính là chất kỳ diệu làm cho làn da trắng mịn không tỳ vết, làm sạch mụn, đánh bay thâm nám rõ rệt. Chính vì vậy mà nhiều chị em đã chạy theo loại kem trộn này để giải quyết tình trạng da xấu của mình.
Các chuyên gia bác sĩ lý giải, Corticoid là chất làm ức chế đi khả năng miễn dịch của da, gây viêm da, nhiễm trùng da, thâm nám lan rộng, xuất hiện nhiều mụn nước li ti nổi đầy mặt sau một thời gian sử dụng.
Về mặt khoa học, những loại kem trộn, kem tự chế theo bất cứ công thức nào đó là hoàn toàn sai lầm để bôi lên da. Để làm ra một công thức kem bôi da hoặc gel dưỡng da, các nhà khoa học phải tiến hành một quá trình nghiên cứu lâu dài về thành phần, sự kết hợp, tương tác của các thành phần với nhau. Do đó, chị em cần cảnh giác những tác hại của kem trộn đáng sợ này, đừng vì tin những lời PR thần thánh của kem mà phải nhận lấy những hậu quả đáng tiếc về sau.
Công thức kem tự chế hay bất cứ loại kem không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đều vô cùng nguy hiểm. Vì mục đích kinh doanh, đôi khi những thành phần trong những công thức chữa mụn, công thức làm trắng mịn… này không chỉ là kem mà còn có chứa những thành phần thuốc nguy hiểm mà bất cứ ai cũng không thể lường trước.
Những nạn nhân thương tâm của kem trộn
Buu
Theo 2sao.vn
Chữa nám da mặt, cẩn trọng "tiền mất, tật mang"
Không ít bệnh nhân tìm đến BV Da liễu T.Ư với gương mặt loang lổ, đốm trắng, đốm đen... mà nguyên nhân là bởi chữa nám mặt sai cách.
Một bệnh nhân tới khám tại BV Da liễu T.Ư với các mảng loang lổ trên má sau khi đã tự điều trị nám bên ngoài
Lúc nào cũng đeo khẩu trang vì tự ti nám đen mặt
Chỉ đến khi ngồi đối diện với bác sĩ, chị Nguyễn Thị Kh. (Hoàng Mai, Hà Nội) mới bỏ khẩu trang bịt kín mặt ra. Khắp hai bên gò má chị loang lổ đốm trắng, đốm xám. Theo lời chị Kh., gần năm nay đi đâu chị cũng bịt kín khẩu trang vì "không hiểu sao càng chữa thì vết nám lại càng tồi tệ đến thế".
Sau khi sinh con thứ hai, trên gò má chị Kh. bắt đầu lốm đốm vết nám, nhưng chị cũng không lưu tâm mấy vì bận chăm con. Thế nhưng, khi con tròn năm thì nám má càng sậm màu khiến chị không còn tự tin mỗi khi ra ngoài. Lang thang trên mạng, chị đọc không biết bao nhiêu chỉ dẫn cách chữa nám. "Sản phẩm nào người bán cũng khẳng định chữa khỏi dứt điểm. Mình lựa chọn loại thuốc bôi được quảng cáo làm từ nguyên liệu thiên nhiên như lá trầu không, hay dược liệu đông y. Ban đầu cũng thấy da sáng lên nhưng càng bôi càng không thể ngờ kết quả thế này", chị Kh. chia sẻ và cho biết, sau một năm bôi nhiều loại kem trị nám có nguồn gốc nguyên liệu thảo dược, chị Kh. đành tìm đến bác sĩ da liễu để thăm khám.
Khác với chị Kh., chị Trần Hương M. (Đống Đa, Hà Nội) sau khi dùng khá nhiều loại kem trị nám kể cả hàng "xịn" xách tay từ Pháp về nhưng không hiệu quả, lại quyết định chữa nám bằng laser tại một cơ sở thẩm mỹ viện. Chị M. chia sẻ, những ngày đầu đốm nám giảm màu hẳn, chị mừng khôn xiết. Thế nhưng, "niềm vui ngắn chẳng tày gang", chỉ thời gian ngắn sau đó, những đốm nám lại sậm màu mà tệ hơn là xen kẽ còn có nhiều đốm sẹo trắng như "hoa cà, hoa cải" do đốt laser để lại.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, Ths. BS. Đặng Bích Diệp, BV Da liễu T.Ư cho biết: "Những ca bệnh như trên rất thường gặp ở BV Da liễu T.Ư. Nhiều trường hợp điều trị tại cơ sở ngoài bằng các sản phẩm bôi không rõ nguồn gốc, hoặc laser không phù hợp gây ra tình trạng tăng sắc tố sau viêm, làm mặt sậm màu nặng nề hơn, một số để lại sẹo trắng, mất sắc tố loang lổ khắp mặt".
Như với bệnh nhân đắp lá trầu không, với hi vọng mờ nám, sáng da, nhưng không ngờ lại làm da tăng sắc tố sau viêm, gây loang lổ khắp vùng má. Bệnh nhân này được bác sĩ chỉ định điều trị kéo dài, tiến triển chậm, cần kiên trì.
Tại đây cũng tiếp nhận không ít bệnh nhân dùng kem trộn nhằm chữa nám nhưng để lại hậu quả như nám mảng sậm màu, da đỏ, phù nề, giãn mạch, nóng rát... "Hầu hết các loại kem trộn đều không rõ nguồn gốc vì khi bệnh nhân đến khám có mang mẫu thuốc bôi đến thì không có bao bì, hoặc có nhãn mác nhưng không ghi rõ thành phần...", BS. Diệp cho biết.
Nám da khó chữa dứt điểm
Theo BS. Diệp, cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây nám má mới có được giải pháp điều trị. Vì mỗi loại nám cần 1 phương án xử trí, điều trị khác nhau.
Nám là bệnh da tăng sắc tố mắc phải với biểu hiện là các dát hoặc mảng màu nâu đen đối xứng ở vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như: Hai má, môi trên, cằm, trán. Bệnh lành tính nhưng ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ của người bệnh. Thông thường có 3 thể: Rám má thượng bì với dát màu nâu, vàng nâu; Rám má trung bì với dấu hiệu dát màu xanh, kích thước nhỏ và rám má hỗn hợp: Tổn thương khu trú cả ở thượng bì và trung bì, dát màu không đồng đều, chỗ nâu, đen, xanh đen xen kẽ.
"Nám má thường gặp ở phụ nữ, nước da sáng màu có tỷ lệ cao hơn, 30% có tiền sử gia đình bị rám má. Nguyên nhân thì có nhiều, có thể do ánh sáng mặt trời; hormone: phụ nữ có thai, uống thuốc tránh thai, nội tiết tố; tiếp xúc với một số hóa chất như công nhân ở nhà máy hóa dầu, sản xuất mỹ phẩm...", BS. Diệp cho biết.
Việc điều trị cũng được chỉ định với từng loại nám, thông thường điều trị nguyên nhân nếu có, điều trị bằng kết hợp phòng tái phát, phối hợp điều trị nội khoa kết hợp với điện di, peel hoặc laser...
"Tùy độ nặng - nhẹ có thể điều trị đơn thuần 1 loại thuốc bôi hoặc kết hợp. Có thể gặp tác dụng phụ cần tư vấn của bác sĩ. Ngay với việc dùng laser để điều trị nám thì việc dùng loại laser nào, bước sóng, tần số ra sao để đạt hiệu quả rất quan trọng và cần được quyết định của bác sĩ có chuyên môn cao. Không phải các loại nám đều xử lý bằng 1 loại máy laser. Nếu không dễ "tiền mất, tật mang" như trường hợp bệnh nhân đã nêu trên", BS. Diệp khuyến cáo.
Theo cảnh báo của các bác sĩ da liễu, với các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng, có thể gây biến chứng như viêm da tiếp xúc, tăng sắc tố sau viêm, da loang lổ... mất thẩm mỹ.
"Nám là bệnh khó điều trị, dễ tái phát. Ngoài việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ, liên quan như bệnh lý tuyến giáp, tránh thai, viêm nhiễm phần phụ..., tránh nắng tốt để hạn chế tiến triển của bệnh, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và tư vấn cụ thể, có thể điều trị bằng nhiều biện pháp như thuốc làm trắng sáng, peel, laser...", BS. Diệp khẳng định.
Vũ Uyên
Theo baogiaothong.vn
6 bước chữa trị tàn nhang và thâm nám đơn giản Từ kem dưỡng và mỹ phẩm tại gia, cho đến các liệu pháp tại clinic thẩm mỹ, sau đây là 6 bước để loại bỏ tàn nhang, đốm nâu và vết thâm nám trên da mặt bạn. Ảnh: Instagram @angelmoret Năm 2019, gương mặt rám nắng nhẹ với nhiều đốm tàn nhang đang là phong cách làm đẹp hot. Từ khi nào tàn...