Rùng mình với cuộc chơi ở ‘hồ ma ám’ của giới trẻ
Hàng chục bạn trẻ khoái trí nhảy từ vách đá xuống dưới phía dưới “ hồ ma ám” khiến những người chứng kiến không khỏi sợ hãi.
Hồ đá nằm giữa làng đại học Thủ Đức (ấp Tân Lập, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương), với độ sâu hơn 20m và những vách đá cao. Từ khi thành lập cho đến nay, hồ đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người khi đến chơi và tắm tại đây. Nạn nhân chủ yếu là sinh viên, công nhân và học sinh trong vùng.
Khi rượu đã ngà ngà thìnhững cú nhảy từ vách đá cao xuống hồ, giống như phim hành động.
Theo thống kê của Công an xã Đông Hòa, có những vụ chết 3, 4 người cùng một thời điểm và cùng một địa điểm tại khu vực hồ Đá.
Cuối tháng 3/2009, trong lúc dùng ca nô dạo chơi trên hồ, bỗng dưng chiếc ca nô lật úp, hất văng ba thanh niên xuống hồ. Không biết bơi cộng với hồ sâu, nước lạnh ba thanh niên nhanh chóng chìm sâu trong lòng hồ và mãi mãi nằm lại với sự bất lực của nhiều người.
Cảnh vớt xác một sinh viên tại hồ đá.
Rồi vụ 4 công nhân làm việc quê ở Nghĩa Thuận, Nghĩa Đàn, Nghệ An rủ nhau ra hồ Đá chụp ảnh làm kỷ niệm trước ngày lên xe về quê bị nhấn chìm vào lòng hồ khi tuổi đời còn quá trẻ.
Và còn rất rất nhiều trường hợp sinh viên làng Đại học mãi mãi nằm lại nơi đáy hồ lạnh lẽo, bỏ lại niềm thương tiếc gia đình, bạn bè, thầy cô.
Video đang HOT
Đã có hàng rào dây thép và biển báo cấm thế nhưng nhiều bạn trẻ.
Đứng trước thực trạng đó, chính quyền địa phương phối hợp ban quản lý Đại học Quốc Gia TPHCM tổ chức rào dây thép gai và đặt biển cấm xung quanh tất cả các hồ trong khu vực để cảnh báo và nghiêm cấm tất cả mọi người vào khu vực lòng hồ dạo chơi và tắm.
Thế nhưng, nhiều người bất chấp, phá bỏ hàng rào và ngang nhiên vào tắm. Hằng ngày nhà chức trách tổ chức lực lượng tuần tra nhắc nhở, xử phạt tất cả những ai vào hồ nhưng đâu vẫn hoàn đó.
Ông Đặng Văn Nhu, ngụ xã Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai đã hơn chục lần lặn xuống lòng hồ Đá để vớt xác ái ngại: “Hồ đá cực kỳ nguy hiểm, nước đọng không có oxi, hồ sâu với bốn tầng nước. Càng xuống dưới nước càng lạnh buốt đó là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều người bị trượt rút và chết khi bơi trên hồ”.
Ông Nhu nói Hồ đá là nơi bản thân sợ nhất trong tất cả các hồ đã từng lặn
Với 15 năm trong nghề thợ lặn vớt xác người ông Nhu nói Hồ đá là nơi bản thân sợ nhất trong tất cả các hồ đã từng lặn. Và cũng chính ở hồ Đá là nơi ông vớt xác người nhiều nhất.
Ông khuyến cáo mọi người không nên bơi trên mặt hồ, hay chơi bên mép hồ vì đá ở đây rất trơn dễ bị trượt chân. Đặc biệt không nhảy từ trên vách đá cao xuống hồ vì không may đập đầu vào đá thì cơ hội sống xót không còn.
Nhiều bạn trẻ khác còn khoái trí tổ chức nhảy từ độ cao vách đá xuống dưới nước rất nguy hiểm.
Tổ chức ăn nhậu ngay bên mép hồ.
Nhảy từ trên vách đá cao xuống hồ vì không may đập đầu vào đá thì cơ hội sống xót không còn.
Tuy nhiên, trong mấy ngày nghỉ lễ vừa qua, chúng tôi vẫn chứng kiến nhiều bạn trẻ kéo về khu vực hồ Đá tổ chức ăn nhậu ngay trên mép hồ. Nhiều bạn trẻ khác còn khoái trí tổ chức nhảy từ độ cao vách đá xuống dưới nước rất nguy hiểm.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Giới trẻ kéo nhau câu cá ở 'hồ ma ám'
Không chỉ nổi tiếng là "hồ ma ám", nay những khu vực hồ Đá, hồ Loang, hồ Lạnh còn được xem là nơi lý tưởng để bạn trẻ câu cá giải trí vào mỗi buổi chiều.
Cứ vào 16h đến 18h chiều các ngày thứ 7, chủ nhật, khu hồ đá giáp ranh làng Đại học (ấp Tân Lập, xã Đông Hòa, Huyện Dĩ An, Bình Dương) lại trở nên nhộn nhịp với trào lưu câu cá giải trí.
Từng tốp sinh viên buông cần câu cá ở "hồ ma ám"
Không ngại đứng trên dốc đá trơn...
Về chiều, mặt hồ phẳng lặng là nơi rất lý tưởng để bạn trẻ tìm đến giải nhiệt, hẹn hò, tâm sự. Gần đây, phong trào ra hồ đá câu cá giải trí bỗng nở rộ thu hút rất đông các bạn sinh viên tìm đến.
Bỏ mặc những chỏm đá trơn trượt, nhiều bạn vẫn liều lĩnh "phóng" xuống hồ ngâm mình để thả câu. Thấy vậy, các bạn nữ cũng hăng hái theo chân các bạn nam để được tận mắt thấy cá cắn câu.
Các bạn nữ cùng tò mò xem câu cá tại các khu vực hồ đá
Phan Văn Hòa (năm 2, Đại học Thể Dục thể thao TPHCM) vừa đưa tay thả câu vừa phân trần: "Cuối tuần rảnh rỗi, mấy đứa rủ ra câu cá vừa để giải trí để thư giãn đầu óc sau những ngày học tập căng thẳng.
Dọc những con dốc trơn, từng cặp đôi ngồi trên xe vừa ăn hàng, tán dóc, vừa tò mò nhìn những lưỡi câu giăng dưới hồ. Các bạn đến đây hầu như là sinh viên sống quanh làng đại học Quốc Gia hẹn nhau "giải nhiệt" ngày cuối tuần.
Một bạn liều lĩnh ra giữa hồ để có thể câu được cá
Bạn Nguyễn Thị Hương (năm 1, đại học Khoa học Tự Nhiên TPHCM) nói: "Dù biết ở đây nguy hiểm nhưng bọn mình chỉ đứng trên bờ chứ không xuống dưới. Ở đây yên tĩnh, ít người qua lại và không khí rất trong lành nên tuần nào mình và bạn cũng ra đây dạo chơi".
Từng tốp sinh viên đứng tán dóc và tò mò theo dõi những "tay" câu dưới hồ
Những chiếc xe không người trông giữ và đây là cơ hội để bọn "đạo chích" nhòm ngó
Chính quyền địa phương đã cho rào lại hồ và gắn biển báo "Nguy hiểm" nhưng nhiều người vẫn vạch rào để vào
Chính quyền địa phương đã cho rào lại hồ và gắn biển báo "Nguy hiểm" nhưng nhiều người vẫn vạch rào để vào, các bạn sinh viên phớt lờ những cảnh báo để hùa theo trào lưu câu cá ở "hồ ma ám".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vén màn bí mật hồ "ma ám" ở làng đại học Bất cứ ai một lần tìm đến hồ Đá, hồ Hoang, hồ Lạnh, buổi xế chiều đều có cảm nhận về khung cảnh đẹp thơ mộng nơi đây, nhưng cũng ở các hồ này, mọi người còn biết đến bởi cái tên rợn tóc gáy: Hồ "ma ám". Thực hư những câu chuyện "ma quỷ" chỉ là lời đồn đại, truyền tai nhau...