Rùng mình tục lệ uống máu bò tươi ở châu Phi
Cư dân bộ tộc này cho rằng, uống máu tươi là cách tăng cường sinh lực cho các chiến binh.
Cũng như người Mursi ở Ethiopia, người Surma cũng là một trong những bộ tộc nguyên thủy nhất trên thế giới bởi họ vẫn giữ một số tập quán truyền thống, trong đó có một tập tục đặc biệt như đeo đĩa môi, căng tai đeo đĩa… Điều đặc biệt là tộc người này có một sở thích kinh hoàng – uống máu bò tươi.
Người Surma hay còn gọi là Suri, sinh sống bên bờ Tây sông Omo, Ethiopia. Bộ tộc này vẫn duy trì chế độ phụ hệ đã nhiều năm qua, đàn ông làm chủ gia đình và cai quản mọi việc.
Người Surma sống du mục, không ở cố định một nơi bao giờ. Cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
Những người đàn ông Surma dành phần lớn thời gian để chăm sóc đàn gia súc của họ. Bò là con vật quan trọng nhất trong đàn gia súc, là biểu tượng cho xã hội Surma. Người đàn ông Surma thể hiện quyền lực của mình qua số lượng bò mà họ sở hữu.
Từ khi 8 tuổi, nam giới trong bộ tộc sẽ được sở hữu những con bò của riêng mình và chăm sóc nó. Khi đã sở hữu một đàn bò ít nhất là 60 con, họ sẽ được lấy vợ và số bò đó sẽ thuộc về nhà vợ.
Người Surma được mệnh danh là một bộ tộc hiếu chiến. Để bảo vệ đàn bò của mình, những người đàn ông sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù bất cứ lúc nào. Họ luôn mang sẵn giáo mác, cung tên theo người.
Mặc dù sống khép kín và tránh xa thế giới con người nhưng những người Surma cũng kịp học cách sử dụng súng để bảo vệ cuộc sống của mình và đàn bò.
Người Surma có một sở thích đặc biệt và vô cùng quái dị đó là uống máu tươi được lấy trực tiếp từ bò.
Video đang HOT
Họ giải thích rằng, uống máu tươi là sở thích, là cách tăng cường sinh lực, sức mạnh cho các chiến binh. Theo họ, tục lệ này cũng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Xưa kia, mỗi khi giao chiến với kẻ thù, đàn ông trong bộ tộc lại tổ chức các buổi tiệc uống máu để lấy dũng khí và cũng là nghi lễ cầu mong chiến thắng.
Con bò là biểu tượng của người Surma và mang ý nghĩa tâm linh quan trọng. Vậy nên, nếu không phải là dịp đặc biệt như hiến tế, lễ hội… họ sẽ không bao giờ giết bò.
Mục đích chính của việc nuôi bò không phải để lấy thịt hay lấy sữa, mà là để lấy máu. Nam giới trong bộ tộc thường dành vài tuần, thậm chí vài tháng để đi theo đàn bò của mình, có những thời điểm họ chỉ uống sữa trộn máu tươi của bò.
Nghi lễ uống máu tươi được tiến hành vào lúc sáng sớm. Người đàn ông trong bộ tộc sẽ chọn một con bò khỏe mạnh, dũng mãnh để lấy máu. Họ dùng cung tên để bắn vào phần cổ bò, trúng tĩnh mạch, máu sẽ chảy ra xối xả, thành tia.
Chiếc bát để hứng máu bò sẽ được rửa bằng nước đái bò, người Surma luôn cho rằng, không có loại nước nào tinh khiết và sạch sẽ bằng nước đái của loài bò.
Mỗi lần lấy máu họ thường lấy khoảng 2 lít máu từ một con bò, sau đó dùng đất nhão bịt vết thương lại để giữ tính mạng cho những con bò.
Bát máu tươi sẽ được dâng lên cho tộc trưởng uống đầu tiên, sau đó đến những người lớn tuổi, người trưởng thành và thanh niên trai tráng trong bộ tộc. Máu bò tươi trở thành thứ nước giải khát mà người Surma thích thú và coi trọng.
Tục uống máu bò tươi vẫn được thực hiện cho đến ngày nay, mặc dù bị coi là tục lệ khủng khiếp và sở thích quái dị, song người Surma vẫn vô cùng thích thú với thức uống “ nóng hổi” này.
Theo Xzone
Bộ tộc bảo vệ dương vật khác biệt
Bên cạnh đó, bộ tộc này không chỉ dừng lại ở việc ăn thịt người mà còn xay xương kẻ thù rải khắp thung lũng...
Ở vùng đất Irian Jaya thuộc Papua New Guinea, bộ tộc Yali (Yalis) sinh sống trên những dãy núi cheo leo, có độ cao trên 2.500 - 4.000m so với mặt nước biển. Yali được mệnh danh là bộ tộc ăn thịt người đáng sợ nhất phía Tây đảo New Guinea.
Người Yali có cách sống tương tự như các bộ tộc Dani, Lani ở Papua New Guinea nhưng điểm đặc biệt nhất để phân biệt họ với những người khác chính là hình dáng bên ngoài thấp bé, với chiều cao trung bình không quá 1,5m.
Người Yali sinh sống thành từng nhóm nhỏ và không qua lại với nhau, kết quả là ở mỗi nhóm Yali lại có sự phát triển ngôn ngữ khác nhau. Họ sống trong những túp lều bằng gỗ với mái nhà làm bằng vỏ cây hoặc lá cọ.
Công cụ lao động của người Yali không thay đổi nhiều kể từ thời đồ đá - rìu đá với cung và mũi tên được chạm khắc tỉ mỉ. Người Yali ít chịu ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài, họ sống khép kín trong khu rừng Irian Jaya hoang vu, sâu thẳm.
Trang phục của người Yali hết sức độc đáo. Ở cổ người đàn ông thường đeo một chiếc vòng có miếng ốc lớn được mài cẩn thận và có giá trị, tai phải xiên một khúc cây rừng to bằng ngón tay cái.
Đàn ông ở trần và mặc một chiếc váy truyền thống được tạo thành từ những vòng mây rừng, đeo từ ngực xuống đầu gối theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, cuốn quanh cơ thể.
Ngoài việc mặc chiếc váy, giống như người Lani, họ còn có thêm một dụng cụ bảo vệ dương vật là koteka - được làm từ quả bầu. Người Yali cho rằng, ngoài tác dụng che thân, những chiếc váy làm từ mây rừng còn là chiếc áo giáp chắc chắn để tự vệ mỗi khi tham gia vào các trận chiến chống kẻ thù. Chúng sẽ giúp ngăn được những mũi giáo và cung tên gây sát thương.
Đối với phụ nữ Yali, họ thường ở trần và mặc những chiếc váy ngắn, nhỏ. Chúng được làm từ cỏ ở khu vực núi cao, dẻo dai và to bản, quấn quanh phần dưới cơ thể, bên cạnh hông là một túi dệt bằng những sợi phong lan.
Chiếc váy của phụ nữ Yali bao gồm 4 lớp, khi những bé gái 4 tuổi, chúng sẽ được mặc chiếc váy chỉ có 1 lớp cỏ. Cứ sau 4 năm, họ sẽ được mặc chiếc váy có thêm một lớp cỏ mới. Cứ như vậy cho đến khi được mặc chiếc váy đủ 4 lớp cỏ, họ sẽ được công nhận là những cô gái trưởng thành và đủ tuổi kết hôn.
Trong phong tục cưới xin của người Yali, khi có một chàng trai chàng trai muốn cưới một cô gái, anh ta sẽ mang cây thuốc lá còn tươi đến cho gia đình cô gái.
Khi ấy họ sẽ hiểu rằng, chàng trai cần một người để hong khô lá thuốc lá và nếu chấp nhận, họ sẽ giữ lại cây thuốc lá, chờ khi cô gái lớn lên sẽ gả cho chàng trai kia.
Người Yali tuy nhỏ bé nhất trong các bộ tộc ở thung lũng Baliem nhưng rất kiên cường trong chiến đấu. Họ không hề có khái niệm thua cuộc mỗi khi ra trận. Khi có chiến tranh xảy ra giữa các bộ tộc, chiến binh Yali chia ra thành ba lớp trong một đội quân.
Lớp đầu tiên là những người nhỏ và gan dạ nhất. Những người to nhất và sẵn sàng hy sinh chiến đấu đến cùng ở lớp thứ ba. Lối đánh lăn xả và gan dạ của những chiến binh Yali khiến những bộ tộc khác quanh đảo New Guinea phải kính nể.
Cũng giống như các bộ tộc hùng mạnh Samo, Dani... quanh đảo Papua New Guinea, Yali cũng từng là một bộ tộc hiếu chiến và có tục săn đầu người, ăn thịt kẻ thù.
Từ xa xưa, khi chiến đấu và tiêu diệt được kẻ thù, người Yali không chỉ dừng lại ở việc ăn thịt người mà còn xay xương kẻ thù rải khắp thung lũng. Việc này khiến tất cả các bộ tộc ở Irian Jaya đều tỏ ra nể sợ người Yali.
Mãi đến năm 1970, tập tục man rợ của người Yali mới được từ bỏ do sức ép từ sự phản đối của các bộ tộc khác và chính quyền nghiêm cấm.
Theo Xzone
Bộ tộc xăm mình săn đầu người Người Dayak xưa có tục săn đầu người, đó là cách để khẳng định sức mạnh của những chiến binh và bộ tộc với nhau. Họ là những thổ dân sống trên đảo Borneo (thuộc chủ quyền ba quốc gia Brunei, Malaysia và Indonesia ), gồm hơn 200 nhóm bộ tộc nhỏ như Dayak Ngaju, Dayak Iban, Dayak Baritos, Dayak Kayan... Người Dayak...