Rùng mình những truyền thuyết về ma cà rồng
Ma cà rồng có cơ thể mềm, không xương, đôi mắt phát sáng. Nếu nó có thể sống sót sau 40 ngày ma cà rồng sẽ phát triển và rất khó bị tiêu diệt.
Ma cà rồng nổi tiếng nhất mọi thời đại là Bá tước Dracula và nữ bá tước Elizabeth Bathory (1560-1614).
Nữ bá tước Bathory bị buộc tội tra tấn và tắm trong máu của các trinh nữ trẻ tuổi để giữ mãi sắc đẹp thanh xuân.
Một trong những tài liệu đầu tiên mô tả về ma cà rồng được tìm thấy ở khu vực người Sumer cổ xưa và huyền thoại Babylon có niên đại 4.000 năm trước Công nguyên.
Theo đó, người chết không được chôn cất đúng cách sẽ quay trở về báo thù.
Ma cà rồng phiên bản Trung Quốc được gọi là Chiang-Shih (cương thi), nổi bật với đôi mắt màu đỏ và móng vuốt cong.
Video đang HOT
Ma cà rồng này chuyên tấn công phụ nữ. Khi khả năng ngày càng mạnh, chúng có thể bay lượn thậm chí có thể biến thành loài sói.
Theo truyền thuyết, nếu ai đó bị ma cà rồng cắn và không muốn trở thành quái vật hút máu người thì phải uống nước làm từ tro tàn từ xác của ma cà rồng bị thiêu.
Vào thời xa xưa, người Ai Cập, La Mã cổ đại… đã sử dụng tỏi để xua đuổi tà ma, trong đó có cả ma cà rồng nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân và cho họ lòng dũng cảm. Bởi lẽ, ma cà rồng rất sợ mùi tỏi.
Trong văn hóa dân gian, ma cà rồng được miêu tả có cơ thể mềm và không có xương, đôi mắt phát sáng. Nếu nó có thể sống sót sau 40 ngày thì xương của ma cà rồng sẽ phát triển và rất khó bị người khác tiêu diệt.
Trong một số nền văn hóa, ma cà rồng uống máu nạn nhân nhằm hấp thu sức mạnh của người đó.
Theo một số câu chuyện dân gian, ma cà rồng có thể kết hôn và đến một thành phố khác sinh sống và tìm được việc phù hợp với bản chất của nó đó là thợ mổ động vật – nơi gắn liền với sự giết chóc, máu me.
Một số khu vực tại Balkan tin rằng, một số loại trái cây như bí ngô hay dưa hấu sẽ biến thành ma cà rồng khi bị bỏ lại hơn 10 ngày hoặc không được sử dụng trong dịp Giáng sinh.
Tuy nhiên, ma cà rồng xuất thân từ bí ngô hay dưa hấu thường không đe dọa cuộc sống của người dân địa phương vì chúng không có răng.
Theo truyền thuyết, ma cà rồng không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên chúng thường ở trong quan tài đến đêm tối rồi mới xuất hiện. Nếu đi lại dưới ánh nắng mặt trời thì ma cà rồng sẽ bị thiêu đốt và tan biến thành cát bụi.
Tại sao tuyết trên dãy Alps có màu hồng?
Hình ảnh đáng chú ý cho thấy tuyết trên nhiều khu vực ở dãy Alps có màu hồng.
Tuyết trắng trên dãy Alps bỗng chuyển sang màu hồng lạ mắt
Băng tuyết vốn dĩ đã lạnh giá nhưng tuyết màu hồng càng khiến cho người ta rùng mình hơn vì liên tưởng đến màu máu.
Dãy Alps là một trong những dãy núi lớn nhất, dài nhất châu Âu trải dài qua 8 quốc gia lần lượt là Pháp, Thụy Sĩ, Ý, Monaco, Liechtenstein, Áo, Đức và Slovenia.
Thời gian gần đây, hình ảnh ghi lại cho thấy nhiều vùng ở dãy Alps tuyết trắng bỗng biến thành màu hồng kỳ lạ, nhất là khu vực sông băng gần Pellizano.
Một số báo cáo cho biết sở dĩ tuyến trắng hóa màu hồng nhạt vì sự phát triển lan rộng của một loại tảo có tên Ancylonela nordenskioeldii, thường được tìm thấy ở Greenland.
Tuy nhiên, Biagio Di Mauro, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học ở Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia của Ý cho biết nguyên nhân khiến tuyết biến thành màu hồng là do một lại tảo tuyết có tên Chlamydomonas nivalis,
Thủ phạm khiến tuyết trắng chuyển sang màu hồng ở dãy Alps là tảo Chlamydomonas nivalis
Tuy tảo tuyết thực sự có màu xanh nhưng đồng thời có chứa sắc tố carotenoid đỏ tươi, có tác dụng bảo vệ các loài tảo khỏi bức xạ tia cực tím của Mặt trời.
Không giống như phần lớn các loài tảo nước ngọt, Chlamydomonas nivalis phát triển mạnh ở vùng nước lạnh và đóng băng.
Sắc tố đỏ có tác dụng bảo vệ các loài tảo khỏi bức xạ tia cực tím của Mặt trời. Nó cũng giúp hấp thụ ánh sáng mặt trời làm khu vực xung quanh nóng hơn, khiến các tảng băng tan nhanh hơn.
Vào những tháng mùa Đông, khi tuyết bao phủ, tảo gần như không hoạt động. Đến mùa Xuân và mùa Hè, khi nhiệt độ tăng, tuyết tan, nhiều chất dinh dưỡng thúc đẩy quá trình nảy mầm, tảo mọc trên các bề mặt tuyết làm xuất hiện những mảng màu hồng.
Tháng 3/2020, các nhà khoa học Ukraine cũng phát hiện hiện tượng tuyết chuyển màu hồng gần một trạm nghiên cứu cũ tại Nam Cực.
Nhà leo núi, nhà thám hiểm Aristotle là người đầu tiên ghi nhận về hiện tượng tuyết máu từ nhiều thế kỷ trước. Ban đầu ông không rõ về nguyên nhân gây ra hiện tượng lạ.
Thậm chí, nhiều người cho rằng màu đỏ của tuyết là do yếu tố địa chất từ một mỏ khoáng sản trên tuyết hoặc hóa chất rửa trôi từ các loại đá.
Mãi về sau khoa học mới tìm ra được thủ phạm là một loài tảo. Không chỉ ở Nam cực, hiện tượng tuyết máu từng xuất hiện ở Bắc Cực, dãy Alps, và các khu vực miền núi khác.
Top 10 con tàu ma bí ẩn và những câu chuyện rùng mình Bí ẩn, sợ hãi, sự đố kị bao trùm lên những con tàu ma đi biển đã được truyền qua nhiều thế kỷ. Những con tàu bí ẩn như những bóng ma xuất hiện ở giữa biển và biến mất nhanh chóng như một điềm xấu. Caleuche Tàu Caleuche là một truyền thuyết về thần thoại Chilota, nó được mô tả như một...